Vì sao những võ sĩ đến từ Đông Á đều thi đấu tàn bạo nhanh chóng trong khi những võ sĩ đến từ Trung Á lại có phần lạnh lùng lì lợm? Vì sao võ sĩ Mỹ thì tiểu xảo, đa dạng và võ sĩ Châu Âu lại chơi Boxing rất tốt?

 Theo như sinh học, có 2 vấn đề lớn ảnh hưởng đến sự phát triển của một cá thể hoặc một nhóm các cá thể đó chính là khả năng thích nghi và sự di truyền về gen trội. Loài người thông minh (Homosapien) là giống loài có khả năng thích nghi rất cao trong gần như mọi môi trường tự nhiên. Từ những nơi lạnh lẽo như Bắc Cực (người Eskimo), cho đến những nơi nóng nực như Phi Châu, từ những vùng núi cao ngất cho đến cả những vùng đồng bằng thấp nhất, nơi nơi đều có con người phân bổ.

Người Eskimo phân bổ ở những vùng băng giá phía Bắc
(Ảnh:  Wikipedia)

Do môi trường sinh sống khác nhau, cư dân của các vùng đất khác nhau cũng sẽ có những đặc tính cơ thể, truyền thống văn hóa khác nhau. Sự đa dạng về môi trường sống cũng gây ảnh hưởng rất nhiều đến việc định hình cho các võ sĩ trong hiện tại.
1. Sự tàn bạo trầm lặng của những người Trung Á
Những võ sĩ Trung Bắc Á gần như rất hiếm những cái tên siêu sao bởi nhiều yếu tố như chính trị, sắc tộc, tôn giáo... Tuy nhiên, họ luôn là những đối thủ khó chịu nhất mà chẳng nhà vô địch nào muốn đối đầu với họ. Các võ sĩ ở vùng Trung Á có thể không phải là những võ sĩ nổi tiếng, nhưng chắc chắn họ là những võ sĩ giỏi, lì lợm và đủ sức để thi đấu một 9 một 10 với những nhà vô địch đương thời.
Gennady Golovkin là một trong số rất ít những võ sĩ Kazakhstan nổi tiếng thế giới, anh cũng là mẫu võ sĩ Trung Á điển hình.
Nền tảng thể chất tuyệt vời của người Trung Á đến từ việc đa phần các võ sĩ đều có gốc gác là nông dân ở các vùng ngoại ô vùng rừng núi khắc nghiệt đông lạnh và hè nóng. Chính vì ở trong môi trường ngặt nghèo như thế, người Trung Á từ lâu đã phải phát triển một nền thể chất tuyệt vời để có thể chống chọi với thiên nhiên và thú dữ.
Những "công việc" truyền thống như chiến đấu với gấu dữ, gánh củi, đốn cây hay lội bộ dưới nền tuyết dày vô tình tạo nên những chiến binh thiện chiến không biết sợ hãi. Một điều nữa định hình cá tính của người Trung Á chính là: Ở những nơi mật độ dân số thấp, con người ở đây trở nên trầm lặng và "làm nhiều hơn nói", những kẻ mồm mép cũng thường bị liệt vào dạng "cá biệt". Đó cũng chính là bản tính lầm lì lạnh lùng đặc trưng của những võ sĩ gốc Trung Á.
Qua thời gian, lối sống này hình thành nên các gien trội riêng biệt để thế hệ con cháu những người Trung Á đầu tiên có thể tiếp tục sinh sống tại vùng lãnh thổ khắc nghiệt này. Và sự di truyền này kéo dài qua nhiều thế hệ.
Những võ sĩ Trung Á tiêu biểu: Gennady Golovkin, Khabib Nurmagomedov, 
2. Võ sĩ Âu và khả năng Boxing tuyệt vời
Các võ sĩ từ châu Âu dù thi đấu theo lối tỉa điểm hay càn lướt đều thể hiện một kỹ năng Boxing xuất sắc. Từ những bộ môn như MMA, Kickboxing hay thậm chí là Muay Thai, các võ sĩ châu Âu luôn thể hiện khả năng Boxing khá tốt. Tại sao boxing hiện diện trong mọi môn đối kháng mà người châu Âu tham gia?
Người châu Âu cố đem Boxing vào mọi môn võ khác nhau.
Từ xa xưa, châu Âu đã tổ chức những giải đấu Boxing mang tính chất hệt như những sự kiện võ thuật hiện nay. Boxing tay trần của châu Âu cũng cực kỳ phát triển, chúng xuất hiện ở mọi con hẻm, mọi võ đài sơ khai. Dù vậy, đến thế kỷ thứ V Pugilism (tên gọi khác của Boxing) bị cấm ở châu Âu bởi Theodoric Đại Đế của Đế Chế La Mã vì quá bạo lực.
Lệnh cấm này đã kéo dài gần 1200 năm cho đến thế kỷ XVII, khi Anh Quốc vực dậy môn thể thao này. Từ đó, Pugilism lại khởi sắc trở lại. Quyền Anh tay trần lại một lần nữa xuất hiện ở mọi ngóc ngách của nước Anh. Từ những quán rượu đến những con hẻm, đâu đâu cũng có những người đàn ông sẵn sàng so tài bằng nắm đấm. Boxing là một môn võ đặc biệt mà thậm chí, người châu Âu ngày xưa còn phân định rạch ròi ra lối Boxing quý tộc và lối Boxing bình dân. Sự phân định này đã cho thấy Boxing ảnh hưởng lớn như thế nào trong văn hóa người châu Âu.
Pugilism | Dirty, Sexy History
Boxing trong văn hóa Châu Âu cổ
Trong thời kỳ hiện đại, khi khoa học thể thao được đưa vào phát triển võ thuật, Boxing lại càng phát huy được tính hữu dụng của nó. Môn võ nào cũng cần phải có đòn đấm mà người châu Âu lại là những kẻ thích vung nắm đấm hơn là tung cước. Vô tình, giới võ sĩ châu Âu trở thành những boxer lai chất lượng nhất thế giới.
Những võ sĩ châu Âu tiêu biểu: Conor McGregor, Lennox Lewis, Tyson Fury, Wladimir Klitschko, Giorgio Petrosyan, Nieky Holzken, Darren Till...
3. Võ sĩ Đông, Đông Nam Á với tinh thần quyết tử 
Vùng Đông và Đông Nam Á là một trong những khu vực có nền văn hóa võ thuật đa dạng nhất thế giới. Tại nơi này, võ thuật không chỉ là một kỹ năng chiến đấu mà nó còn là một nét văn hóa riêng biệt được người dân tôn trọng.
Bên cạnh nền văn hóa võ thuật đa dạng, đây cũng là khu vực chịu ảnh hưởng mạnh từ các tôn giáo như Nho Giáo, Phật Giáo, Đạo Giáo... các tôn giáo có nét tương tự nhau về cái "dũng" của con người. Vừa tôn trọng võ thuật, lại đề cao cái dũng khí, tư tưởng của những võ sĩ có xuất thân tại Đông, Đông Nam Á cũng bị ảnh hưởng rất nhiều.
Người Đông Á và Đông Nam Á xem võ thuật là một nét văn hóa.
Dù hiện tại các tôn giáo cổ không còn phổ biến hay mang tính chất quan trọng như thời kỳ trước, những tư tưởng coi trọng dũng khí, trọng nghĩa, không đầu hàng vẫn nằm trong phần lớn văn hóa võ thuật khu vực này. Các võ sĩ Đông, Đông Nam Á cũng theo đó mà thi đấu có phần liều lĩnh hơn và cống hiến hơn so với châu Âu.
Võ sĩ Đông, Đông Nam Á tiêu biểu: Kazushi Sakuraba, Masato Kobayashi, Naoya Inoue, Eduard Folayang, Buakaw, Rodtang...