Vấn đề không phải là 1 ngày có 24h hay 48h. Vấn đề là ở bản thân cậu thôi.
Mình biết có rất nhiều người than vãn về cuộc sống của họ. Họ nói rằng không đủ thời gian để làm hết mọi việc. Họ nói rằng nếu 1 ngày...
Mình biết có rất nhiều người than vãn về cuộc sống của họ. Họ nói rằng không đủ thời gian để làm hết mọi việc. Họ nói rằng nếu 1 ngày có 48 tiếng thì mọi thứ đã dễ dàng hơn.
Thực ra lí do bạn không tạo ra kết quả, không phải vì thời gian quá ngắn, mà vì bạn chưa biết cách sử dụng thời gian hiệu quả. Một khi chưa biết cách quản lý thời gian, thì 24h hay 48h cũng sẽ đều trôi qua lãng phí như nhau. Cũng giống như những người trúng số xố, khi có nhiều tiền, họ lập tức nghĩ đến chuyện chi tiêu phung phí vào những nhu cầu đắt đỏ, không cần thiết của bản thân. Cuối cùng, họ quay trở về cái mốc ban đầu, thậm chí còn nghèo hơn cả trước khi trúng sổ xố.
Quản lý thời gian cũng giống như quản lý tài chính cá nhân: Nếu bạn không biết tiết kiệm thời gian, thì có bao nhiêu thời gian rảnh bạn cũng chả thể làm việc hiệu quả. Để tránh việc “tiêu xài” thời gian lãng phí, Phương xin chia sẻ với các bạn một số kỹ năng quản lý thời gian mình học được.
1. Tìm xem bạn đang lãng phí thời gian vào đâu
Khi một công ty muốn hoạt động hiệu quả, họ luôn kiểm tra sổ sách xem họ đang lãng phí tiền bạc vào những khoản nào. Tương tự, khi bạn muốn sử dụng thời gian hiệu quả, việc đầu tiên bạn cần làm là xác định cắt giảm những khoảng thời gian “chết”.
Thời gian chết là khoảng thời gian bạn có nhưng không được sử dụng để giải quyết cộng việc bạn đáng lẽ phải làm. Ví dụ: Đếm like trên facebook cứ 15ph một lần; thức đến 2h sáng để ngủ đến 12h trưa; ngủ gật trên xe bus; lang thang ở trung tâm mua sắm, cày 3 tập phim Hàn Quốc 1 đêm, cày 5 trận Dota 1 ngày, :v
Xác định khoảng thời gian chết sẽ giúp bạn nhận ra rằng: Sau khi dành những khoảng thời gian phải dành cố định vào việc ngủ nghỉ, ăn uống, đi lại, thì thời gian còn lại của bạn sẽ còn rất it. Điều này sẽ giúp bạn trân trọng thời gian quý giá của mình hơn.
2. Cắt bỏ thời gian chết
Để điều hành tốt một công ty, những CEO giỏi luôn cân nhắc cắt giảm chi phí trước khi đẩy doanh thu. Tương tự, để sử dụng thời gian hiệu quả, việc bạn cần làm đó là cắt bỏ thời gian chết để tăng lượng thời gian bạn có thể sử dụng giải quyết cộng việc.
Mẹo để mình giết thời gian chết đó là:
- Xác định rõ mục tiêu: Đâu là việc phải làm, đâu là việc cần làm, đâu là việc thích làm nhưng bạn không cần làm. Khi bạn biết rõ đâu là việc quan trọng, bạn sẽ làm chủ được thời gian và không để thời gian trôi đi một cách lãng phí.
- Quy định khoảng thời gian lướt web không quá 2 tiếng mỗi ngày
- Sử dụng các sách điện tử, hoặc mang theo mình một cuốn sách nhỏ để đọc trong lúc chờ đợi ai đó hay chờ đợi tàu xe. Mình dùng Audible để nghe đọc sách khi ngồi trên xe.
- Để điện thoại cách xa bàn làm việc tối thiểu 5 mét. Tắt thông báo ở tất cả các ứng dụng (trừ email và calendar app)
3. Ngủ đủ giấc, nhưng vẫn có thể hy sinh thời gian ngủ vào những đợt quan trọng trong năm
Bạn nghe thấy lối sống “ngủ lúc 10h tối, dậy lúc 6h sáng” như một lối sống khỏe mạnh đáng ngưỡng mộ. Nhưng mấy ai làm được? Vậy nên, mình sẽ mách bạn cách đối phó với giấc ngủ mà dễ áp dụng hơn như sau:
Vào những tuần thi học kỳ hoặc làm nghiên cứu căng thẳng, mình chấp nhận chỉ ngủ 5-6 tiếng/ ngày để có nhiều thời gian học hơn bình thường. Còn lại, mình luôn cố gắng ngủ lúc 12h đêm và dậy lúc 8h sáng. Ngủ đủ giấc cũng sẽ khiến bộ não tỉnh táo làm việc khi đã được nghỉ ngơi vừa đủ, và do đó giúp bạn làm việc hiệu quả hơn trong ngày. Việc bạn thức khuya đến 2-3h sáng không đồng nghĩa với việc bạn chăm chỉ đâu nha.
4. Lên lịch việc cần làm mỗi ngày và mỗi tuần
Ở hầu hết các công ty, hoặc những trường đại học ở Mỹ, gần như ai cũng sử dụng một Calendar App hoặc Daily planner nào đó. Mình dùng sổ tay Daily Planner vì nó giúp hạn chế việc mình động tay vào điện thoại, dễ ghi nhớ hơn, và tạo động lực cho mình.
Mỗi buổi sáng, mình sẽ lên danh sách và sắp xếp top 10 việc mình cần làm trước khi cắm đầu làm việc. Việc lên kế hoạch trước sẽ khiến bạn không quên việc, không đình trệ và đạt được kết quả như ý trong công việc. Đừng ngại ghi cả những việc nhỏ, vì những thành tựu lớn luôn xuất phát từ những công việc nhỏ mà ❤
5. Tính kỷ luật
Mình để “kỷ luật” cuối cùng là bởi, nếu không có kỷ luật, cả 5 cách làm bên trên đều vô dụng. Nếu bạn quy định số giờ xem điện thoại, nhưng rồi vẫn lướt facebook trên lớp, bạn down thật nhiều app về nhưng bạn phớt lờ mọi lời nhắc nhở, bạn lười liệt kê những việc cần làm v.v thì bạn sẽ chẳng đạt được kết quả nào cả.
Khi mình đọc “Good to Great”, cuốn sách cho thấy công thức của vĩ đại của các công ty nằm ở “kỷ luật” – một người Leader tốt là người duy trì được kỷ luật ở bản thân và tổ chức của mình. Và trước khi “lead” một cái gì đó, hãy “lead” bản thân mình trước.
Đó là cách quản lý thời gian của mình, nếu cảm thấy hay các bạn cứ chia sẻ và tag bạn bè cùng đọc nhé.
Năm 2020 rồi, không còn nhiều thời gian đâu.Chúc các bạn sớm thành công!
Yêu thương,
Phương Clark ❤️
Phương Clark ❤️
Nhận tiện, Chủ nhật ngày 9/2 này lúc 10h tối mình sẽ có buổi livestream chia sẻ kinh nghiệm How to get A in Every Class trên facebook cá nhân của mình, trong đó sẽ chia sẻ cách quản lý thời gian vừa hoạt động ngoại khóa năng nổ, vừa được điểm A hết các môn trên lớp. Các bạn có câu hỏi gì liên quan, hoặc muốn nhận email nhắc lịch livestream, cứ gửi vào đây để mình trả lời nha: https://scholarshipez.typeform.com/to/fsTa37
Thinking Out Loud
/thinking-out-loud
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất