Dạo gần đây tôi đọc Người tình Sputink của Murakami. Đọc xong đầu óc lâng lâng suy nghĩ. ( 2 blogs phân tích khá hay về truyện này )

Tôi thấy mình có hứng viết ra suy nghĩ của mình. Bởi vì tôi để ý những suy nghĩ của mình nếu mình k viết ra thì 1 thời gian sau nó sẽ tan biến. Mình chẳng nhớ mình đã nghĩ gì nữa. Thực ra thế cũng k phải xấu khi nghề nghiệp của tôi là kĩ sư công nghê luôn phải học cái mới. Quên đi 1 chút cũng k có gì tai hại. 
Ngày trước tôi sợ đọc truyện nhiều ko thực dụng. sau đó tôi xem video này https://www.facebook.com/tramdoc.vn/videos/2208626272487922
và đã thấy an lòng hơn. Văn chương không phải phí thời gian. 1- Đó là cách học những trải nghiệm 1 cách hiệu quả.

Hôm nay đi trên đường tôi nhẩm lại những suy nghĩ rút ra về truyện đọc. Cảm giác lối suy nghĩ của mình đang diễn ra theo giọng điệu của nhà văn vừa đọc. Có nghĩa là mình bị ảnh hưởng bởi ông nhà văn mình đọc.  Và bị ảnh hưởng cả quan điểm, tư duy, cách nghĩ của họ.
Hóa ra là vậy. 
Văn chương k chỉ đơn giản mang đến nội dung câu chuyện hay ý nghĩa câu chuyện. Nó còn mang đến giá trị vô hình là 2 -giá trị của tác giả vào mình. 
Vì vậy mình muốn con người mình vĩ đại hay tình cảm hay trở thành một ai đấy. Thì nên đọc rộng ra các tác phẩm của những nhà văn. Đọc nhiều truyện tư tưởng họ sẽ thấm vào con người mình. 
Tất nhiên. 
Lại là tất nhiên. Cách đó không đảm bảo việc đọc sách biến mình trở thành ai đó. Nó còn do kha năng thấm cua mỗi người. Cỏ tưới bao nhiêu nước cũng k thể thành cổ thụ.
3 - văn chương hay nhưng nó là niềm vui khó chia sẻ. Đặc thù của văn chương, thơ ca hay âm nhạc nghệ thuật nói chung.. là bạn không dễ dàng chia sẻ cho những người k hứng thú với nó. Tương tự như câu chuyện triết học về "Hạnh phúc giữa đọc shakepear hay xem phim hoạt hình thì cái nào sướng hơn". 
Thứ hay k dễ cảm nhận. 
Rõ là bạn k có niềm chung vui - như khi người ta đi đá bóng, nhậu, phê cần. Tuy vậy cũng cần SUY NGHĨ NGƯỜI LỚN. Podcast 2 wingman có nói về vấn đề nên hoà đồng vs mọi người để tránh rơi vào việc oán trách người khác .