Van Gogh - CÔ ĐƠN và đâu là cái giá của sự vĩ đại
Van Gogh có lẽ là một trong những cái tên mà các bạn sẽ nghĩ đến đầu tiên khi được hỏi về những danh họa nổi tiếng nhất thế giới cùng...
Van Gogh có lẽ là một trong những cái tên mà các bạn sẽ nghĩ đến đầu tiên khi được hỏi về những danh họa nổi tiếng nhất thế giới cùng với Leonardo Da Vinci và Picasso. Những kiệt tác của ông vừa thể hiện vẻ đẹp thiên nhiên kì diệu, vừa phản ánh cuộc sống con người, cũng như mang trong đó nỗi đau nơi sâu thẳm nội tâm của chính người nghệ sĩ vẽ nên nó.
Cuộc đời của Van Gogh có lẽ sẽ vẫn luôn là một chủ đề được bình luận xuyên suốt mọi thời đại. Một sự cống hiến vĩ đại mà cô đơn, thầm lặng, một cuộc hành trình kiên trì theo đuổi đam mê đầy sóng gió và gian truân, một con người không ai biết đến khi còn sống, nó quả là một tấm bi kịch.
Đối với những bạn nào chưa biết, mình xin phép được tóm tắt như sau về cuộc đời của Van Gogh ( khá dài nên các bạn có thể skip qua nếu đã biết rồi) :
Vincent Van Gogh là người Hà Lan, ông sinh ra trong một gia đình có bố là mục sư. Thời thơ ấu của Van Gogh cũng khá là bình thường, ông đặc biệt cực thân thiết với em trai mình-người sau này đã giúp đỡ ông rất nhiều trong quá trình theo đuổi nghiệp vẽ.. Ông đã có sở thích vẽ tranh từ nhỏ nhưng tài năng bấy giờ cũng chỉ như là một sở thích.
Sau này khi học xong phổ thông, ông đi bán tranh cho các triển lãm, trong khoảng thời gian này, ông đã 'crush' một cô gái nhưng không được đáp trả khiến cho tinh thần ông suy sụp, làm việc chán chường, thậm chí là nổi cáu với khách hàng nên đã bị đuổi việc. Bán tranh không được, ông đi học để trở thành một muc sư nhưng sau đó vì học không được, ông quyết định trở thành một nhà truyền đạo, được tiếp xúc với bao mành đời khốn khổ trong khoảng thời gian này đã tạo nên nguồn cảm hứng cho các tác phẩm của ông sau này về tầng lớp lao động nghèo trong xã hội, điển hình là tác phẩm 'Những người ăn khoai '. Tuy nhiên, do đã vô tình làm phật ý người quản lý, ông bị sa thải một lần nữa. Và cũng thật may mắn khi một vị cha sứ vô tình xem một bức tranh vẽ đường phố của ông, vị cha sứ đã thốt lên trông nó thật chân thật và sinh động , chính điều đó đã giúp Van Gogh nhận ra sự nghiệp cần theo đuổi của bản thân và đã quyết định đi trên con đường này.
Ông đăng ký học tại một trung tâm mỹ thuật, thời đó con người ta cực kỳ coi trọng sự hoàn hảo, tỉ lệ vàng là một thước đo cực kì căn bản của hội họa và sự sáng tạo phá vỡ quy tắc, thể hiện cái tôi của bản thân thường không được xem trọng và hay bị chế nhạo. Van Gogh vì thế đã bỏ họcvà tự mình theo đuổi đam mê, ông được truyền cảm hứng từ một loại hình hội họa của Nhật Bản thời đó, thứ thường xuất hiện trong các kiệt tác hội họa của ông. Nhờ được em trai giới thiệu, ông đã gặp gỡ và làm quen được với một nhóm 4 họa sĩ theo đuổi lối hội họa khác với đương thời, trong số đó có một danh họa người Pháp tên Paul Gauguin mà ông rất thân. Trái với tính cách trầm tĩnh và nhạy cảm của Van Gogh, người bạn Pháp này tính tình cực sôi nổi và hoạt bát, chính tính cách này lại làm cho Van Gogh bị thu hút. Sau này cũng chính vị họa sĩ người Pháp này đồng ý lời đề nghị về vùng nông thôn Arles vẽ tranh cùng Van Gogh.
Van Gogh cực kì yêu thích không khí yên tĩnh, trong lành của vùng quê. Nơi đây cũng giúp Van Gogh cho ra lò bao kiệt tác để đời như bộ sưu tập về Hoa hướng dương cực đình đám. Ông tận hưởng cuộc sống ở vùng quê, mong muốn những họa sĩ khác cũng được trải nghiệm giống mình, nhưng không phải ai cũng có cảm nhận giống ông, bản thân chính Paul cũng bày tỏ sự chán ghét khi suốt ngày thấy ông vẽ hoa hướng dương và sự nhạt nhẽo của Arles. Vì là một người khá nhạy cảm, Van Gogh đã vô cùng bực tức, đỉnh điểm về những cuộc tranh cãi là khi ông đã tự cắt tai chính mình (cũng có dị bản cho rằng ông đã cắt tại mình sau khi nhận được thư thông báo kết hôn từ em trai). Sau đó, ông phải quấn băng quanh đầu và bị dân làng xa lánh vì tưởng là ông bị điên. Van Gogh cũng từ đó mà bị suy nhược thần kinh, phải đi điều trị trong trại thương điên. Trong khoảng thời gian này cũng là lần đầu tiên và duy nhất trong cuộc đời ông bán được tranh. Nhưng đến cuối cùng, niềm hạnh phúc ấy cũng không kéo dài được bao lâu, căn bệnh tâm lý khó thể vượt qua đã khiến ông dùng súng tự kết liễu đời mình giữa cánh đồng hoa hướng dương.
Đám tang của Van Gogh được tổ chức đơn giản với sự tham dự của vài người bạn. Em trai ông sau đó cũng ra đi vì quá đau buồn. Vợ của người em trai đã đem những bức thư mà hai người họ đã viết cho nhau đến nhà xuất bản. Chỉ vài năm sau cái chết của Van Gogh, cuốn sách viết về cuộc đời và những bức họa của ông bỗng dưng nổi như cồn. Những bức tranh của ông được đấu giá lên tới hàng triệu đô đưa tên tuổi ông đứng lên trên sánh vai với những nghệ sĩ hàng đầu thế giới. Những địa điểm xuất hiện trong các tác phẩm của ông giờ đây trở thành những nơi thu hút khách du lịch, được gìn giữ và bảo tồn như một chứng nhân lịch sử trường tồn với thời gian.
Van Gogh đã phải dánh đổi cả một cuộc đời đầy cô dơn và đau buồn để cống hiến cho nghệ thuật. Tự hỏi liệu ai có đủ dũng khí, đủ bản lĩnh, đủ niềm tin hay đủ lòng nhiệt huyết và đam mê để theo đuổi những gì mình cho là đúng ? Câu trả lời chắc chắn là rất ít.
Cả một đời Van Gogh sống qua ngày nhờ vào sự chu cấp tài chính từ em trai. Ông tin tưởng và theo đuổi cái nghệ thuật mà bị cả thời đại giễu cợt. Đức tin của con người ta cũng thật lớn lao, nó định hướng những ý niệm trong ta, khiến ta sẵn sàng hành động đi ngược lại với tiêu chuẩn của xã hội. Không những thế, đến một mức độ mạnh mẽ nào đó, đức tin ấy có thể chạm đến người khác, ảnh hưởng bao trùm lên cả xã hội, thay đổi lịch sử nhân loại.
Đối với bản thân mình, mỗi khi cảm thấy nản khi vừa mới bắt đầu làm một việc gì đó, mình lại nghĩ tới câu truyện về cuộc đời Van Gogh, về niềm tin và ý chí của một con người vĩ đại như là một sự tự tạo động lực cho bản thân để bước tiếp. Nó cũng làm mình cảm thấy khá khó hiểu về những bạn làm một tí là bỏ cuộc, động một tí là nản. Các bạn không kiên trì thì cũng đừng hỏi tại sao mà các bạn mãi vẫn nghèo, mãi vẫn giậm chân tại chỗ. Các bạn có tài năng nhưng thiếu đi một phẩm chất quan trọng để thành công thì nó cũng giống như việc các bạn đang thất bại, sự thất bại bản thân.
Quay trơ lại vấn đề chính, thời đại mà chúng ta đang sống cách xa và tiến bộ hơn thời đại mà Van Gogh sinh sống. Hiện tại là tương lai của quá khứ. Những gì ta có được như hôm nay đều nhờ vào những con người vĩ đại đi tiên phong, định hướng và họ cũng đã hy sinh rất nhiều cho thế giới. Vậy họ đã hy sinh những gì hay đâu là cái giá cho sự ví đại ấy ?
Mỗi người mỗi khác.Với Van Gogh, đó là sự thiếu thốn về tiền bạc và vật chất, là nỗi buồn và sự cô đọc vô hạn, là sự ghét bỏ của những con người nơi mình đã gắn bó, là sự ngờ vực về chính niềm tin của mình, là sự sung túc, sự nổi tiếng hay niềm hạnh phúc ông đáng lẽ phải được hưởng sau khi chết.
Để ý xung quanh, ta có thể thấy có rất nhiều người họ cũng luôn cố gắng, nỗ lực hết mình và đạt được sự vĩ đại nhưng chí ít họ cũng được vinh danh, được người đời tán dương khi họ còn sống. Nghe có vẻ hơi trái với quy luật nhân quả nhưng Van Gogh dù cống hiến không ngừng nghĩ thâu đêm suốt sáng nhưng ông vẫn không được cảm nhận sự hạnh phúc ấy về cả vật chất và tinh thần.
Lật lại vấn đề, chúng ta không thể biết được Van Gogh thực sự đã có gì trong suốt sự nghiệp hội hoạ vất vả đó của mình. Nếu ông không tự tin vào bản thân, cảm thấy hổ thẹn khi phải phụ thuộc hoàn toàn vào em trai về tài chính hay kêu than sao tôi cô đơn quá thì Van Gogh có lẽ đã bỏ cuộc từ lâu rồi. Phải có một cái gì đó thôi thúc, kéo ông ra khỏi những suy nghĩ ấy, khiến ông tập trung hoàn toàn vào nó thì đó chính là niềm hạnh phúc được thoả sức sáng tạo, vẽ vời.
Có một chi tiết khá thú vị trong câu truyện về cuộc đời ông kể rằng cuộc sống thành phố ngột ngạt, thiếu thiên nhiên của Paris đã làm ông đổ bệnh, ông than thở với em trai rằng ông muốn đến Arles, miền quê nhiều cây cối sẽ khiến tâm trạng ông tốt hơn. Nghe được lời đồng ý của người em, ông đã vui mừng khôn xiết đến mức nói muốn đi luôn bây giờ và ông thật ra chả bị làm sao cả.
Có lẽ, niềm hạnh phúc khi có một người em trai sẵn sàng giúp đỡ mình và được sống với niềm đam mê hội hoạ ấy to lớn đến nỗi Van Gogh có thể quên đi hết những mối lo và vướng bận . Ông tin tưởng vào lý tưởng của mình đến nỗi không thể chấp nhận được những lời lẽ của Paul về quan điểm nghệ thuật của ông. Mặc dù đến cuối đời những áp lực trong cuộc sống đã đè nén quá lâu vẫn giết chết ông. Chúng ta không thể biết được niềm hạnh phúc đấy của Van Gogh lớn tới cỡ nào nhưng ta có thể khẳng định rằng nó hẳn phải rất lớn lắm mới khiến người nghệ sĩ ấy đắm chìm, say sưa trong cái thế giới riêng đó của mình.
Nói chung, để đạt được sự vĩ đại trong những lĩnh vực nghệ thụật cần một cái giá khác hơn hay thậm chí là lớn hơn thế. Đức tin, sự kiên trì và bản lĩnh trước sau gì đều quan trọng, cho ta dám hy sinh, dám đánh đổi để đạt được ước mơ hay kể cả là đạt được sự vĩ đại.
Bonus thêm mấy tác phẩm khác của Van Gogh
Lịch sử
/lich-su
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất