Muốn công nghệ phát triển và lan tỏa vào cuộc sống nhanh chóng và hiệu quả thì việc thành lập và phát triển các trung tâm công nghệ trong nước là vô cùng quan trọng.
Các trung tâm công nhệ là nơi nghiên cứu và phát triển công nghệ mới, hoàn thiện công nghệ cụ nhằm tạo ra sự thay đổi trong năng suất lao động. Chúng ta nhìn vào các cuộc cách mạng tôn giáo thay đổi niềm tin tín ngưỡng:

"Cải cách Kháng nghị (Protestant Reformation) hay Cải cách Tin Lành là cuộc cải cách tôn giáo khởi xướng bởi Martin Luther và được tiếp nối bởi Jean Calvin, Huldrych Zwingli, Jacobus Arminius và những người khác tại châu Âu thế kỷ 16. Với ý định ban đầu là nhằm cải cách Giáo hội Công giáo Rôma, phong trào thường được coi là bắt đầu với 95 luận đề của Martin Luther và kết thúc với Hòa ước Westphalia năm 1648.[1] Khi ấy, nhiều người ở châu Âu bất bình về những điều họ cho là các giáo lý giả mạo và những lạm dụng phổ biến trong giáo hội, nhất là việc mua bán phép ân xá (indulgence). Một hiện tượng khác gây bất mãn không kém là việc buôn bán chức thánh, cũng như tình trạng thối nát trong giới tăng lữ. Đối với nhiều người, sự băng hoại này là cố tật của cả hệ thống, ngay cả ở vị trí các Giáo hoàng." - Wikipedia
Căn phòng trong Lâu đài Wartburg, nơi Luther dịch Tân Ước sang tiếng Đức. Ấn bản đầu tiên của bản dịch được đặt trong ngăn kéo của bàn viết.
Hay tiếp theo là cuộc cách mạng công nghiệp lần đầu tiên tại Anh
Mô hình động cơ hơi nước của James Watt. Sự phát triển máy hơi nước khơi mào cho cuộc cách mạng công nghiệp Anh.
"Cách mạng công nghiệp hay còn gọi là Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất là cuộc cách mạng trong lĩnh vực sản xuất; là sự thay đổi cơ bản các điều kiện kinh tế xã hội, văn hóa và kỹ thuật, xuất phát từ nước Anh sau đó lan tỏa ra toàn thế giới.[1] Trong thời kỳ này, nền kinh tế giản đơn, quy mô nhỏ, dựa trên lao động chân tay được thay thế bằng công nghiệp và chế tạo máy móc quy mô lớn. Tên gọi "Cách mạng công nghiệp" thường dùng để chỉ giai đoạn thứ nhất của nó diễn ra ở cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19. Giai đoạn hai hay còn gọi là Cách mạng công nghiệp lần thứ hai tiếp tục ngay sau đó từ nửa sau thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20. Ảnh hưởng của nó diễn ra ở Tây Âu và Bắc Mỹ trong suốt thế kỷ 19 và sau đó là toàn thế giới." - Wipipedia
Các cuộc cách mạng này đều diễn ra khi sự phát triển của một lĩnh vực đạt đến giới hạn và nó cần một phương thức mới để diễn đạt thực tế. Các trung tâm công nghệ hay trung tâm khoa học được thành lập nhằm thúc đẩy sự phát triển của khoa học - công nghệ một cách thực tiễn sẽ giúp Việt Nam hòa nhập vào dòng phát triển công nghệ trên thế giới.
Việc hòa nhập vào dòng phát triển này có 2 lợi thế quan trọng:
1. Giúp Việt Nam nhanh chóng tiếp cận với các xu hướng, trường phát công nghệ đang phát triển.
2. Giúp Việt Nam hấp thu thành quả khoa học - kỹ thuật nhanh chóng và tốn kém ít chi phí hơn.
Tại Việt Nam, cần có 3 trung tâm công nghệ lớn cần thành lập và có sự kết nối toàn diện với nhau nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp:
1. Hà Nội
Hà Nội có lợi thế gần các trung tâm công nghệ lớn như Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản. Việc hấp thu và hòa nhập vào dòng hải lưu này có lợi thế cực lớn cho việc phát triển.
2. TP. Hồ Chí Minh
Thành phố lớn nhất cả nước có lợi thế trở thành trung tâm phát triển phía Nam và Đông Nam Á.
3. Đà Nẵng
Định hướng trở thành trung tâm công nghệ kết nối trục Bắc Nam và hòa nhập vào dòng phát triển công nghệ toàn thế giới qua đó thúc đẩy 2 cực Bắc Nam trở thành sức mạnh tổng hợp cho Việt Nam
Việc các trung tâm công nghệ này nhanh chóng thành lập và mở rộng sẽ giúp công nghệ Việt Nam có một sự liên kế và đột phá quan trọng trở thành đầu tàu mũi nhọn hỗ trợ các nghành công nghiệp và giải các bài toàn về năng suất lao động tại Việt Nam.