Các bạn có thường hay đọc cuốn sách nào đó, rồi một thời gian sau khi kể về cuốn sách với bạn bè, không nhớ được những chi tiết để kể lại nữa?
Mình hay từng bị tình trạng vậy. Để bộ não nhớ được điều gì đó và trở thành kiến thức, thông tin phải được lặp lại nhiều lần.
Nên gần đây mình đang tạo ra hệ thống để ghi nhớ những gì mình đọc tốt hơn.
Mình chia sẻ 1 vài tips ngắn gọn dưới đây mà mình đã áp dụng và thấy hiệu quả:
Xây dựng bộ não thứ hai (a second brain)
  1. Lưu trữ mọi thứ bằng notetaking app - coi nó như là bộ não thứ hai. Như mình hay dùng OneNote. Mỗi lần đọc được gì thú vị trên mạng mình đều cho vào OneNote để lưu trữ.
  2. Lưu trữ xong, dành 1 thời gian cố định trong tuần để review lại các ghi chú đó. Đọc lại và đánh dấu, in đậm những dòng mình thấy quan trọng.
Ví dụ dưới đây là một đoạn mình đưa vào OneNote rồi review lại.
     3. Tóm tắt lại nếu có thể bằng ngôn ngữ của bạn.
Lưu ý: lúc đầu bạn sẽ không quen với quá trình này. Sẽ mất một thời gian để bạn tập thói quen lưu trữ.

Dùng flashcards

Nếu thực sự muốn nhớ những gì đã lưu trữ trong ghi chú, bạn có thể dùng flashcards.
Gần đây mình đang học một khóa học về marketing và có rất nhiều kiến thức phải ghi nhớ. Những kiến thức rất quan trọng, mình tạo flashcards cho nó dùng Mochi hoặc Anki từ ghi chú ở OneNote.
Ví dụ dưới đây mình dùng app Mochi để ghi nhớ những khái niệm đã học.

Dùng Readwise để giữ lưu trữ trong sách

Readwise giúp bạn dùng điện thoại để chụp lại các đoạn highlight trên sách giấy, và lưu lại những highlights trên Kindle hoặc các app tương tự. Mỗi ngày mình dùng nó để đọc lại tầm 15 highlights của mình trong các cuốn sách đã đọc.
Dưới đây là giao diện Readwise mình review hàng ngày những cuốn sách đã đọc.


Khai thác 3 phương thức này giúp mình nhớ những cuốn sách/bài viết hơn rất nhiều so với trước kia. Mình mong cách thức này cũng sẽ hữu ích cho các bạn.
P/s: Bài được đăng đầu tiên trên blog của mình và qua Hội thích đọc sách mình quản lí trên Goodreads.
Bạn có thể kết bạn hoặc trò chuyện với mình qua Facebook :)