Những suy nghĩ của bản thân về thiết lập, hiện thực mục tiêu. Sau khi ngẫm những quyển sách và nhìn lại những thứ đã qua...
1. Viết đi viết lại mục tiêu
Mục tiêu, chiến lược hay kế hoạch thực hiện phải liên tục được viết đi viết lại, điều chỉnh cho sát với thực tế...
Lúc trước mình có một sai lầm lớn là khi đặt mục tiêu mà không làm được thì mình thường từ bỏ, hoặc qua tuần sau/ lần sau bắt đầu lại.
Đây có lẽ là nguyên nhân phổ biến khiến mọi người không thực hiện được mục tiêu của mình.
Ví dụ: đầu tuần bạn đặt mục tiêu học 10 bài, nhưng vì lí do nào đó thứ hai thứ ba bạn chưa học một chữ... hay muốn bắt đầu lại lối sống lành mạnh nhưng lỡ “xé nháp” tới thứ ba... thường bạn sẽ lờ mục tiêu luôn hoặc bỏ thôi không học nữa, qua tuần sau bắt đầu lại...
nhưng bây giờ... khoan đã... hãy quay lại cuốn sổ cầm cây bút và điều chỉnh mục tiêu- kế hoạch cho phù hợp tình hình.
Giống những chiếc máy bay ít khi đi đúng i xì lộ trình đặt ra ban đầu, người phi công phải luôn thay đổi để phù hợp với các điều kiện thời tiết, điểm đến không đổi.
Khi hiểu ý nghĩa của viết đi viết lại mục tiêu và kỉ luật thực hiện. Mình lờ mờ cảm nhận, lúc nào đó, việc này sẽ như tiên tri hay thuật giả kim...
những điều viết xuống giấy sẽ đều trở thành hiện thực...
* rút ra sau khi đọc Why sell tasco in Africa của Paul Oberschneider (ở VN xuất bản với tựa 16 chiến lược kinh doanh thay đổi cuộc đời, thích tên gốc hơn)
2. Ta có thể vươn xa trong một ngày nào đó nhưng hiện tại hãy nhìn nhận đúng những gì mình có
Nên đặt mục tiêu cao hơn bản thân hiện tại nhưng đừng đặt cao quá, điều chỉnh khi cần thiết.
Đây cũng là một sai lầm hay gặp của mình, ngày xưa khi có ý định “làm lại cuộc đời” như tập thể thao hay học bài đi cho dễ ví dụ.
Mình sẽ cố đặt mục tiêu thật hoành tráng, nào là mua một đống sách về xong bảo mình sẽ cày hết đống ngày trong 2 tuần :v
Hay nếu là chạy bộ mình sẽ nói: ngày chạy 2 lần, mỗi lần 1h :v
Vỡ mộng hết các bạn ạ :))) như mình có để trên tiêu đề ấy, có lẽ một ngày đẹp trời nào đó bạn có thể là siêu nhân đứng đầu một lớp học hay một lĩnh vực... nhưng bây giờ bạn chỉ mới bắt đầu hành trình thôi.
Mục tiêu phải thử thách một xíu (như từ nước tới chân mới nhảy thành mỗi ngày học 1-2h, từ lười vận động sang đi dạo mỗi ngày 20 phút). Đừng quá viễn tưởng là ok.
Rồi cứ mỗi tuần, ngồi lại kaizen (cải tiến). Viết đi viết lại mục tiêu, ngày bạn chạy bộ 1h đồng hồ liên tục không còn xa đâu (nếu muốn).
Quan trọng, mục tiêu phải là thứ mong muốn thực sư. Chứ không phải là ai đó muốn bạn làm.
Đích đến khác, mục tiêu khác, lộ trình khác.
Nguồn lực là có hạn, khó có thể có tất cả mọi thứ một lúc.
Biết mong muốn thực sự. Tập trung vào những thứ ưu tiên (luật 80/20).
* từ những trải nghiệm bản thân
3. Tập trung vào các hệ thống (thói quen) hơn là kết quả (đích đến)
Mình theo dõi sự tiến bộ bằng các KPI (chỉ số)
ví dụ: KPI tuần X
A/ Học tập
1. Học 9 bài quan trọng
2. Học 10 từ vựng tiếng anh mỗi ngày
B/ Sức khoẻ
1. Uống đủ 3 lít nước mỗi ngày
2. Trên 5 ngày dậy sớm trước 6 giờ
3. Đi bộ 100 phút (5 buổi x 20’/b)
C/....
Hệ thống hay thói quen là những thứ như trên.
Còn kết quả như thi qua môn, IELTS 6.5,  giảm 10 kg cân nặng,... Là những thứ khó kiểm soát hoàn toàn trong 1 thời điểm nhất định được.
Hệ thống là thứ có thể kiểm soát, kết quả thì phụ thuộc nhiều yếu tố.
Tập trung vào hệ thống bạn vừa có thể tận hưởng được quá trình mà còn đạt được kết quả.
Nếu chưa có kết quả như mong muốn, cần cải tiến lại hệ thống, thay đổi những thói quen. Kết quả sẽ tương xứng với hệ thống.
Ví dụ bây giờ mình học bài chỉ cần học đúng số bài, ôn đúng số lần mình đặt là Ok. Còn kết quả sao cũng được ^^ , những việc còn lại cũng vậy. Và mình biết cái nào quan trọng, mình sẽ đầu tư vào nó nhiều hơn.
* rút ra từ cuốn Real Focus (có review trên blog), bạn có thể dọc để hiểu thêm ý nghĩa của "hệ thống" mà mình muốn nói...
Còn tiếp...
Lnk gốc trên blog của mình: 
Lê Phạm Phương Duy