1.
Trong cuốn sách nào đó của cụ Nguyễn Duy Cần có câu:
"Chân hạnh phúc
là có một cơ thể khỏe mạnh và
một tinh thần không loạn".
Hồi trước mình đọc câu này thấy cũng bình thường, nhưng sau khi nghe nhiều chuyện và đọc nhiều thứ mới nhận ra để thực hiện được câu trên không dễ chút nào.
Cơ thể khỏe mạnh thì dễ hiểu rồi. Ăn uống điều độ, tập thể dục, lối sống lành mạnh. Nhưng để có một thần không loạn thì không đơn giản chút nào. Thế nào là một tinh thần không loạn?
Mình điều quan trọng để của một tinh thần không loạn là sự tự do. Tự do ở đây không phải phức tạp và phân tích theo Kant hay Marx gì đó, mà cũng không phải là tự do muốn làm điều gì thì làm. Tự do ở đây là tự do khỏi những tác động của ngoại cảnh, tự do khỏi sự ích kỷ và ham muốn cá nhân, tự do khỏi những định kiến của bản thân cũng như của xã hội. Và từ sự tự do đó, chúng ta có một sự bình tĩnh và điềm đạm để đối diện với mọi chuyện trong cuộc sống. Mấy ai làm được như thế?
2.
Trong cuốn Dịch Kinh tường giải của cụ Nguyễn Duy Cần có đoạn thế này:
"Sách Dịch đã biến thành sách bói chỉ còn dành cho bọn Hạ Ngu; Kinh Phật chỉ dành cho bọn thầy sãi chuyên việc tụng Kinh để cầu phúc báo nào đâu còn để tìm Huệ nghiệp; Thánh Kinh Cựu Ước lẫn Tân Ước đã mất từ lâu phần Hình nhi thượng học, chỉ còn lại phần Hình nhi hạ học, tu cầu phúc báo như các tôn giáo khác. Thiền học ngày xưa, nay cũng đã biến thành một thứ giáo quyền có một tổ chức chu đáo và cứng rắn mà Chùa, Miếu, Nhà thờ đã trở thành những nơi “buôn Thần, bán Thánh”, cầu cạnh Thần quyền một cách vô cùng trắng trợn."
Mình lại băn khoăn là liệu chúng ta có thật sự hiểu những cuốn sách lâu đời có nhiều giá trị về bồi dưỡng tinh thần và tâm hồn như Kinh Dịch, Kinh Thánh, Kinh Phật,... không? Kinh Dịch được dùng vào bói toán, xem đất, cầu phúc chả khác gì môn thần số học hay bài Tarot. Kinh Thánh thì được tầm ngôn trích cú để tranh luận những thứ dù có vẻ học thức và hiểu biết nhưng rất .... và không để làm gì như Chúa có toàn năng và toàn thiện sao vẫn có điều tội ác? . Kinh Phật thì được dùng để tụng kinh cầu an và phước lành và dùng cho các đám ma cho có hình thức.
Làm thế nào để đọc, học và hiểu đúng những tác phẩm này? Những tác phẩm trên ra đời có mục đích gì? Liệu những tác phẩm trên là phương tiện giúp chúng ta có một tâm hồn tự do và bình an?
3.
Mình cảm thấy bây giờ có quá nhiều triết lý, đúng hơn là bây giờ mọi người đang lạc lối giữa cả rừng triết lý, và triết lý nào cũng có vẻ hợp lý nhưng nhỏ nhặt và tủn mủn. Nào là yêu bản thân, các thể loại triết lý kinh doanh, triết lý lột củ hành tây, .... Tức là, mỗi khi gặp vấn đề ở lĩnh vực nào đó, chúng ta lại phải mất công học một triết lý khác???
Bạn hãy thử nghĩ mà xem, từ 2 vạch của Kinh Dịch mà bao quát hết mọi vấn đề của cuộc sống từ cách xử thế, gia đình, trị nước cho đến có nghề như Y, Bốc, Tinh Tướng,... Chỉ trong một cuốn Kinh Thánh, mà chúng ta có thể học được cách kể chuyện, học được những tấm gương về cuộc sống, biết được thế nào là sống khôn ngoan,... Thế mà, bây giờ chúng ta phải sống với 101 triết lý khác nhau dông dài và nhiều chữ. Có cái gì đó sai sai ở đây!!!
Góc nhìn thời sự
/goc-nhin-thoi-su
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất