Disclaimer: Bài viết không mang tính chất dạy đời, mà chỉ nêu lên quan điểm cá nhân và những chiêm nghiệm của bản thân trong quá trình đọc sách. 
Hơn một năm trở lại đây, mình dần cởi mở hơn với những cuốn sách self-help. Trước đó, mình cho rằng việc đọc những cuốn sách self-help thật tốn thời gian, vì nó cho mình động lực kiểu "mì ăn liền": đọc xong thì hứng khởi bắt tay ngay vào việc, nhưng sau đó thì nhanh chóng tuột dốc, và mình lại trở lại là con người như-mình-vẫn-vậy. Thế là mình hầu như say no với sách self-help trong một khoảng thời gian khá dài, dù mình có cách nghĩ khá nông cạn về nó. Kiểu như, mấy cuốn cứ hô hào phải bắt tay vào việc đi, phải trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình mỗi ngày, phải trở thành người giao tiếp tốt, phải thành công, .... thì được gọi chung là self-help hết. 
Trước khi nói về sách self-help, mình thiết nghĩ nên bỏ chút thời gian để hiểu sách self-help thực sự là gì. 
A self-help book is one that is written with the intention to instruct its readers on solving personal problems.
Wikipedia
Theo như định nghĩa của Wikipedia, thì sách self-help là những cuốn "được viết với mục đích hướng dẫn người đọc giải quyết những vấn đề cá nhân". Thế thì tại sao mọi người, bao gồm cả mình, lại có cái nhìn khá là tiêu cực và đôi khi là gay gắt với self-help nhỉ? Ai sống trên đời mà không có những vấn đề cần giải quyết chứ? 
Self-improvement and personal development are crucial factors to self-accomplishment  that goes together in the purs… | Self improvement, Self improvement tips,  Life

Ảnh: Pinterest
Mình tin rằng, mỗi cuốn sách được viết ra bằng những tinh hoa của trí tuệ, kinh nghiệm tích luỹ nhiều năm của người viết. Viết được một cuốn sách không hề dễ dàng, mà là công việc đòi hỏi rất nhiều chất xám. Đúng, sách chính là sản phẩm của chất xám, sản phẩm của tư duy của những người xuất chúng, hoặc chí ít cũng là những người có điều gì đó cho chúng ta học hỏi. 
Vậy thì mình tin rằng, vấn đề của chúng ta không nằm ở self-help, mà ở chính bản thân chúng ta. 
Tại sao động lực của mình lại được thổi bùng nhanh chóng nhờ những cuốn self-help nhưng lại "xụi lơ" ngay sau đó? Đó là bởi vì những điều tác giả muốn mình làm nhưng không hẳn là điều mà mình thực-sự-muốn-làm tại thời điểm đó.
Vấn đề ở chỗ, mình không biết bản thân muốn gì. Mình chưa thực sự hiểu về bản thân đến thế. 
Mình nhớ một đoạn rất hay trong bộ phim hoạt hình "Alice in Wonderland" (Alice ở Xứ sở Thần tiên). Nguyên văn đoạn ấy như này: 
lewis carroll quote – Rainy Day's Books, Video Games and Other Writings

Ảnh: rainyday.blog
"Một ngày nọ, Alice tới một ngã ba đường và thấy chú mèo Cheshire vắt vẻo trên một cành cây. Alice cất tiếng hỏi:
-Tôi nên rẽ lối nào bây giờ? 
Chú mèo trả lời: 
-Cô muốn đi đâu? 
-Tôi không biết nữa - Alice đáp
-Vậy thì, cô đi đường nào cũng chẳng quan trọng"
Thế nghĩa là sao? Mình không biết mình mình muốn đi đâu thì không ai chỉ cho mình đi thế nào được cả. Mình chưa trả lời được câu hỏi "Where" thì đừng nên vội hỏi người khác câu hỏi "How".
Việc đọc self-help bừa phứa, đọc rất nhiều self-help giống như mình đi nhặt nhạnh cho mình thật nhiều, thật nhiều lời khuyên, nhưng bản thân mình chẳng biết dùng đống lời khuyên đó vào việc gì hết. Mình đã chẳng biết mình phải đi tới đâu, nhưng trước mặt mình không chỉ có hai lối rẽ, mà có đến bốn, năm, sáu, bảy lối rẽ. Chẳng để làm gì cả. 
Trước khi đọc bất cứ một cuốn self-help nào, mình nghĩ cũng nên đặt ra cho mình những câu hỏi: 
Chủ đề cuốn sách CÓ LIÊN QUAN TỚI NHỮNG GÌ MÌNH THỰC SỰ MUỐN LÀM hay không? Mình có SẴN SÀNG HÀNH ĐỘNG theo những lời khuyên của tác giả hay không? 
Ví dụ, mình thật sự muốn có những thói quen tốt, điển hình là tập thể dục nè. Mình rất muốn biết cách làm sao để xây dựng thói quen tốt cho mình. Mình nhận thức được việc không tập thể dục sẽ đem đến những hệ luỵ gì và đã trải qua những hệ luỵ đó: sức khoẻ yếu đi rõ rệt, mình dễ bị mệt, mình không có sức bền để làm bất kì việc gì đòi hỏi sức lực dù chỉ một xíu, mình dễ ốm, ....etc. Nếu có ai cho mình những lời khuyên về cách hình thành thói quen thì mình chắc chắn sẽ thử áp dụng. Chắc chắn đó là điều mình muốn làm vì nó TỐT cho mình, chứ không phải vì mình thấy đứa bên cạnh tập tành sao mà trông ngầu thế. Mình cũng muốn được như vậy. 
Đấy. Mình chỉ làm được khi mình thực sự muốn làm và mình cảm nhận được điều đấy trong cốt tuỷ, chứ không phải vì bố mẹ bảo, xã hội bảo, bạn bè bảo mình nên làm :D 
Vậy nghĩa là không phải sách self-help không tốt, chỉ là nó chưa phù hợp với mình, tại thời điểm này thôi. 
Ảnh: Pinterest
Tất nhiên, bên cạnh đó cần để ý tới một vài yếu tố khác để không lãng phí thời gian với những cuốn sách không phù hợp: Tác giả có phải chuyên gia về lĩnh vực này không? Có bằng chứng cho thấy chuyên môn của tác giả hay không? Giọng điệu của tác giả có phù hợp với mình không? Giọng văn thế nào phù hợp với mình và khiến mình thoải mái nhất? 
Dù sao thì mình vẫn tin rằng đọc sách là cách học rẻ nhất, hiệu quả nhất rồi. Chúc các bạn tìm ra những cuốn sách của cuộc đời mình. :D 
Have fun reading! 
Sincerely, 
Abbey