Kinh điển mà Đức Thích Ca để lại chỉ vỏn vẹn trong bộ Tam Tạng. Kinh điển của Đức Khổng Tử cũng chỉ có lục kinh(sau thời đốt sách chôn nho Tần Thủy Hoàng thì kinh nhạc bị mất), tứ thư. Nhưng hậu thế luận lại các thuyết ấy, phát phá ra thêm mà đã thành một kho tàng kinh viện.
Nhưng vậy trước đó, điều gì đã giúp đức Phật ngộ ra chân lý dưới gốc bồ đề? Kinh điển nào đã đưa vô hạn người trước đức Thích Ca đắc độ lên phật ở vô hạn thế giới? Kinh luận là sáng tạo hay bản thân nó đã là quý luật của sáng tạo?...
Vô tự kinh - vô tự niệm - vô vi -.... Đạo của chữ vô xuất hiện từ hư không - từ chữ vô đầu tiên. Song song cùng vô là hữu. Không sắc sắc không - quy luật căn bản đó của Phật pháp ngàn năm qua vẫn là kinh điển cho nhân loại.
Khoa học đã bất ngờ trước sự phát hiện bức xạ Hawking và bất ngờ hơn khi biết chân không mang năng lượng âm(!). Chân không vật lý có thể sinh ra vật chất - năng lượng từ sự hư không của nó. Tức là vô - hữu. Nhưng tổng thể, khi xét toàn bộ thù hữu đó lại là vô.
"Suy tư là nguồn gốc của phiền não". Nhưng không tư duy sao đạt được trí để thấu tỏ nhân gian? Vậy suy tư ta cần đưa nó về vô - không hay vẫn giữ nguyên là có - hữu? Hay ta phải đi một vòng từ hữu đến vô, từ vô đến hữu để đạt được chân trí tuệ?
Thiền là gì? thiền đi với định. Vô ưu, vô sầu, vô khổ... Nhưng nếu tuyệt đối hóa chữ vô vậy họa ra thiền chỉ là "quay mặt vào vách bàng quang thế sự". Lại sự hữu - vô xuất hiện.
Trong tương quan vật chất - ý thức của chủ nghĩa xã hội khoa học, ta cũng thấy cái hữu, cái vô. Ý thức "vô hóa" vật chất, biến chúng thành các biểu tượng tinh thần, rồi từ cái thực thể tinh thần đó biến thành vật chất - hữu. Như cái cách ta lưu trữ cả thế giới qua thị giác rồi từ thị giác, liên tưởng ra mà sinh ra tranh vẽ. Trường phái hiện thực- trường phái ấn tượng - trường phái lập thể... Cái thế giới hữu ban đầu vào tư duy thành phi vật chất rồi từ cái phi vật chất đó hiện thành vật chất.
Giờ, chúng ta quay lại với vô tự kinh. Như cái tên của nó: không có chữ. Nhưng liệu có phải vô tự là hoàn toàn vô? Chắc chắn không. Nếu thế sự chỉ toàn chữ vô, không có chữ hữu, ta không thể đưa được bất cứ thứ gì từ tâm, từ đạo ra đời. Nếu toàn chữ hữu, vậy đâu là cái chân bản, đâu là cái bóng vô hình trùm lên vạn vật? Vô tự kinh không luận lý nhưng lại có luận lý, không chữ mà sinh vạn chữ, không mà có. Kinh điển ta đọc là hữu, nhưng nếu chỉ nhìn thấy cái hữu hình đó mà không biết trút bỏ hết loạn ngữ để thấy cái thực của kinh điển đọc sách cũng chỉ là vô trí.
Toán học - đó là công cụ phổ biến nhất hiện tại của con người để nghiên cứu thế giới. Nhưng Gödel lại chứng minh nó là bất toàn. Sau đó là sự xuất hiện của số omega. Tất cả hóa ra đã cho thấy cái vô thường, vô hữu của toán học.
Nhưng cuối cùng, vậy vô hữu có phải là tất yếu? Vô hữu có phải là luật chung của vạn giới? Vô hay hữu hữu hay vô?
Nguồn: Mystown Area 3.