Vài điều về FOMO - nỗi sợ bỏ lỡ, về cách mình đầu tư sự chú ý, và cách mình gây chú ý với người khác.

1. Tôi chưa sẵn sàng xoá vĩnh viễn các email đó vì suy nghĩ: Nhỡ đâu mình mình cần search lại thì sao 🤔. Thế là tôi để tạm trong Thùng rác, và sẽ có 30 ngày cho việc "nhỡ đâu" ấy. Dù tôi cũng không tin rằng mình sẽ có gì đó cần search. Đúng là FOMO! 🤷🏻‍♂️
36k emails nằm trong thùng rác
36k emails nằm trong thùng rác
2. Dẫu biết rằng khi mở email sẽ thấy nội dung có chiều sâu hơn là mở Facebook, nhưng tôi vẫn đối xử với email như bài post Facebook: đó là lướt trong 3-10s, khi chọn một bài để đọc thi cũng sốt ruột khi 30s chưa đọc xong. Lại một biểu hiện nữa của FOMO! 🤦🏻‍♂️
3. Đa số các công ty làm nội dung email không hiệu quả. Tôi là người làm về email, một người đề cao email, dành thời gian nhiều cho email mà còn không chú ý đến email của họ, nói gì đến những người khác thường tảng lờ email.
Một số bên làm email tốt trong hòm thư của tôi như: các life coach nước ngoài, LinkedIn, Twitter, HubSpot, Vietnamworks, Alpha Books, Recruitery. Tuy nhiên, không phải email nào tôi cũng đọc. Cuộc chiến gây chú ý trên email chưa bao giờ kém khốc liệt hơn social media.
4. Email cũng như Social Media đều là kênh marketing chủ động. Chúng ta đập vào mặt người lướt dạo những nội dung “trời ơi đất hỡi” với hy vọng người ta thấy nó liên quan và khơi gợi trong lòng họ một thôi thúc hành động nào đó, ví dụ như click vô Xem thêm.
Tôi thấy quan trọng nhất vẫn là nội dung phải searchable. Càng là nội dung tri thức thì càng phải “có thể tìm thấy”. Người chủ động tìm kiếm sẽ luôn đầu tư thời gian đọc và nghiền ngẫm hơn người lướt dạo.
Và tính năng tìm kiếm của các mạng xã hội cơ bản đều không thể bằng các sản phẩm của Google. Facebook, Instagram, Tik Tok có thể nhanh chóng tạo ra views nhưng người ta sẽ chóng quên, những nội dung trên website index với Google và YouTube thì sẽ trường tồn hơn.
Nếu bạn làm nội dung tri thức, đừng quên tìm cách tối ưu SEO để được xuất hiện trên các sản phẩm của Google.