VƯỢT QUA NỖI SỢ RA QUYẾT ĐỊNH NGHỀ NGHIỆP
Trong cuộc sống, chúng ta thường xuyên phải đối mặt với các lựa chọn và phải tự mình ra phần các quyết định. Đôi khi có những việc...
Trong cuộc sống, chúng ta thường xuyên phải đối mặt với các lựa chọn và phải tự mình ra phần các quyết định. Đôi khi có những việc tưởng như đơn giản như hôm nay ăn gì hay có nên mua đôi giày này, cái váy kia hay không cũng khiến ta loay hoay một hồi. Nói chi là những quyết định quan trọng như lựa chọn nghề nghiệp.
Tôi biết có nhiều người không cảm thấy hạnh phúc với công việc hiện tại của họ nhưng họ không dám dứt ra vì nhiều lý do khác nhau. Lý do phổ biến nhất là họ sợ. Có những người cơ hội ở ngay trước mặt, thậm chí được đặt cơ hội vào tay nhưng không dám nhận cũng vì sợ. Nỗi sợ khi phải ra quyết định quan trọng là điều hết sức bình thường. Vấn đề là bạn sẽ biến nỗi sợ ấy thành động lực hành động hay để nó trở thành rào cản trên con đường của bạn.
Theo Dale Carnegie, tác giả cuốn “Đắc nhân tâm” và “Quẳng gánh lo đi mà vui sống”, để chiến thắng nỗi sợ, cách duy nhất là dám nhìn thẳng vào nó. Nếu bạn thấy mình đang do dự trước một quyết định nghề nghiệp, bạn hãy thử nhìn thẳng vào vấn đề để xác định bạn sợ điều gì. Theo Jordan Hanks (Đại học Brigham Young), các chuyên gia tham vấn nghề nghiệp nhận định có hai nỗi sợ phổ biến khiến chúng ta khó dứt khoát trong việc ra quyết định nghề nghiệp, đó là sợ thất bại (fear of failure), và sợ cam kết (fear of commitment).
Với mỗi người, “thất bại” có thể được hiểu theo các nghĩa khác nhau. Hai nhà nghiên cứu Conroy & Elliot (2007) xác định có 5 nỗi sợ cụ thể liên quan đến nỗi sợ thất bại.
Sợ cam kết thường xảy ra khi một người chưa cảm thấy chắc chắn về một lựa chọn. Sự cam kết hay sợ gắn bó với một nghề mà mình chưa hiểu rõ về nghề đó, chưa thấy mình đủ thích và không biết tương lai nghề đó thế nào cũng giống như việc một người sợ gắn kết trong hôn nhân vì lo sợ mình chưa tìm được đúng một nửa mình mong muốn. Có nhiều yếu tố dẫn tới việc sợ cam kết. Đó có thể là nỗi sợ thất bại cũng như sợ mất đi các lựa chọn, sợ mất tự do, sợ không đươc là chính mình, sợ ra quyết định sai, thậm chí là sợ thành công (theo tác giả Serling & Betz, Đại học Ohio State).
Nỗi sợ khi ở quá lâu trong chúng ta, nó không chỉ làm giảm khả năng ra những quyết định quan trọng mà còn ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe tinh thần và đời sống cá nhân.
Nếu bạn đã nhận diện được nỗi sợ của mình nhưng vẫn chưa thể vượt qua để ra một quyết định nghề nghiệp dứt khoát thì có lẽ bạn nên cân nhắc tới gặp một chuyên gia tham vấn nghề nghiệp.
Lê Hằng
Career Coach
Facebook: Fb.com/thamvannghenghiep
-------------------------------------------------------
Nguồn ảnh:
Photo by Kelly Sikkema on Unsplash
Photo by Luis Villasmil on Unsplash
Photo by Caleb Woods on Unsplash
Photo by Troy williams on Unsplash
Photo by Markus Spiske on Unsplash
Truyền cảm hứng
/truyen-cam-hung
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất