Tối ngày 8/9 trong khung giờ đặc biệt của VTV vừa qua, bộ phim tài liệu "Ranh giới" của đạo diễn Tạ Quỳnh Tư đã được lên sóng. Những giây phút tiếp theo sau khi bộ phim được lan truyền, tất cả người con Việt Nam như nghẹn ngào trong khoảnh khắc. Và mình, mình chậm lại khi ngộ ra một điều: thở, chưa bao giờ là một việc dễ dàng.
Nguồn: VTV
Nguồn: VTV
Bộ phim "Ranh giới" chính là một trong hai sản phẩm của đạo diễn và đồng nghiệp sau chuyến tác nghiệp vào TP Hồ Chí Minh 7/2021 được lên sóng đầu tiên. Dự kiến bộ phim còn lại - "Ngày con chào đời" sẽ được chiếu vào ngày 22/9 sắp tới. Và bối cảnh cụ thể của bộ phim "Ranh giới" chính là ở khu K1 theo sự chỉ dẫn Sở Y tế TP Hồ Chí Minh đã tiến hành phân tầng điều trị theo biểu đồ hình tháp, từ tầng 1 đến tầng 5. Bệnh viện Hùng Vương nằm trong tháp 4 tầng này. Nhận được chỉ thị, bệnh viện ngay lập tức chuyển đổi công năng, trở thành nơi điều trị sản phụ F0 lớn nhất thành phố với quy mô 120 giường.
Khác với những bộ phim khác, "Ranh giới" không có nhạc nền, không lời bình và bản thân ai cũng hiểu rằng điều đó cũng không cần thiết. Vì vốn dĩ những phút giây bệnh nhân kêu lên rằng "Không, không thở được", những dấu hiệu báo động đỏ khi có bệnh nhân đang cần cấp cứu hay khi chứng kiến cảnh người nhà không được gặp những bệnh nhân lần cuối trước khi đưa đi hỏa táng theo quy định của nhà nước, đã đủ khiến người xem thấu hiểu tường tận cái khốc liệt nhường nào của cuộc chiến đấu "duy trì hơi thở" này.
Bối cảnh của bộ phim diễn ra ở khu K1 thuộc bệnh viện sản phụ Hùng Vương trong thành phố - khu điều trị lớn nhất được hoán cải từ một toà nhà của bệnh viện để dành cho việc điều trị các thai phụ bị nhiễm COVID-19. Ở đây các bác sĩ, đội ngũ y tế đã và đang chịu đựng, chiến đấu, đối mặt, giành giật sự sống cho bệnh nhân từ ranh giới sống chết mong manh, chấp nhận rằng việc thở chưa bao giờ là một việc dễ dàng. Như trong bài của Chu Anh trên V-ZINE có ghi: "Điều các bác sĩ phải giành giật đầu tiên trong khu điều trị này là đó chính là sự thở. Họ phải tìm mọi cách để làm sao bệnh nhân có thể thở được. Những sản phụ nằm thoi thóp trên giường, trên mặt lúc nào cũng phải giữ mặt nạ hay ống thở để duy trì cung cấp Oxy cho phổi. Khi thấy chỉ số SPO2 tụt xuống, các bác sĩ cần thay ngay một thiết bị hỗ trợ thở khác cho bệnh nhân. Nhưng trong quãng thời gian chuyển đổi đó, các thai phụ phải tập thích ứng và đó lại là lúc họ cảm thấy khó thở nhất." Còn đối với các bác sĩ và đội ngũ y tế, họ khó thở không chỉ do bộ đồ bảo hộ, mà họ còn khó thở khi đưa ra lựa chọn từ bỏ điều gì đó, khó thở khi đối mặt với bệnh nhân đang trong tình trạng cấp cứu khẩn cấp và khó thở khi nghe tiếng "tít" kéo dài phát ra từ máy monitor...
Nguồn: VTV
Nguồn: VTV
Hãy nhìn vào những nét bút ghi nghuệch ngoạc sau lưng đội ngũ y tế, bạn có cảm nhận rằng đối với họ, tên tuổi, danh tính và cuộc đời của họ đã bị họ bỏ lại phía sau không? Họ đã bỏ quên tất cả những điều gì thuộc về mình và chữ lưu lại tên gọi và chức danh chỉ để phục vụ cho mục đích đơn thuần của nó là để gọi tên và cho mọi người biết nhiệm vụ của họ là gì trong cuộc chiến đấu này: BS Tâm (Bác sĩ Tâm), HS Lệ Quyên (Hộ sinh Lệ Quyên),... hay khi vào trong phòng phẫu thuật cái tên lúc này không còn nữa. Tất cả giờ đây không còn quan trọng nữa, họ quên đi mình là một người mẹ, một người bố, một người vợ, một người chồng, một người con. Mà bây giờ họ chỉ còn một nhiệm vụ và chức năng duy nhất trên đời, chỉ một, và đó chính là: "người giữ hơi thở".
Nguồn: VTV
Nguồn: VTV
Nguồn: VTV
Nguồn: VTV
Nguồn: VTV
Nguồn: VTV
Nguồn: VTV
Nguồn: VTV
Ở khu K1, bệnh nhân là những sản phụ. Một cơ thể mang hai sinh mệnh là như thế nên áp lực mà họ phải chịu đựng là rất lớn. Họ vốn đã là những đối tượng yếu đuối và dễ tổn thương nhưng nay lại phải chống chọi với virus nguy hiểm. Nếu như một bệnh nhân nhiễm Covid-19 bình thường thì hô hấp của họ đã rất khó khăn do phổi bị tổn thương nhiều, nhưng đặc biệt với sản phụ họ phải thở cho cả đứa con trong bụng. Áp lực đó không chỉ có bác sĩ và đội ngũ y tế đang cố gắng, chịu đựng rất nhiều mà các bệnh nhân mới là người đang trực tiếp và chống chọi với căn bệnh. Chịu đựng đau đớn thể xác mà căn bệnh gây ra là một, còn việc họ phải chịu đựng nó khi không có người thân ở bên thì nỗi đau đó đau lên gấp mười.
Bản thân là một người mẹ, một người mẹ đang mang thai thì đối với họ đứa con là duy nhất. Theo lẽ thường tình, nếu phải lựa chọn giữa mình và con, họ sẵn sàng hy sinh mạng sống của mình để giữ lại đứa con. Nhưng những gì đang xảy đến với họ đây tệ như thế nào mà lại khiến họ chấp nhận buông xuôi và từ bỏ, bỏ cả đứa con này. Nếu thử xem xét, các bạn nghĩ điều này đáng thương hay đáng trách? Không, chúng mình không thể nào biết được.
Nguồn: VTV
Nguồn: VTV
Trong cuộc sống ngày nay, "thở" chưa bao giờ là một điều dễ dàng cả. Tất cả mọi người trên cuộc đời này hằng ngày đều phải chịu những áp lực, thất bại trong cuộc sống cố chèn ép, khiến chúng ta đôi lúc đã từng nghĩ đến việc từ bỏ mạng sống này. "Khó thở" vì gánh nặng tài chính gia đình quá lớn, "khó thở" vì cảm thấy bản thân vô dụng và cả khó thở khi mất sự hứng thú, niềm tin, hy vọng về cuộc sống. Theo thống kê mới nhất của WHO vào năm 2021 thì trên thế thế giới ước tính có hơn 703 000 người chết do tự tử mỗi năm và 58% trong số đó là những người dưới 50 tuổi.
"Ranh giới giữa sự sống và cái chết thật quá mỏng manh, khiến mọi người cần sống tử tế và mạnh mẽ hơn."
Vậy mới thấy cuộc sống chưa bao giờ và sẽ không bao giờ là dễ dàng với ai cả, đặc biệt là trong thời điểm dịch bệnh như bây giờ. Cụ thể là ở các quốc gia điển hình như Mỹ, Nhật, số người chết trong mùa dịch do tự tử còn cao hơn số người chết do COVID-19. Và nhận thấy được điều đó, đạo diễn Tạ Quỳnh Tư đã thông qua bộ phim này để muốn cho mọi người hiểu thêm rằng COVID-19 cũng như quá trình các bác sĩ, bệnh nhân, các đội ngũ y tế phải trải qua khắc nghiệt như thế nào. Để từ đó mọi người nhìn thấy và nâng cao ý thức phòng chống dịch bệnh. Thông điệp thứ hai mà đạo diễn muốn lan tỏa chính là hãy biết quý trọng mạng sống của mình, hãy cảm thấy may mắn khi bạn vẫn đang an toàn ở nhà. Vì có những người giữa cái chết hay sự sống, họ còn không được tự lựa chọn.
Thở chưa bao giờ là một việc dễ dàng, nhưng nếu bạn cố giữ được nó thì bạn đã là một anh hùng rồi.
Xem lại video của VTV Đặc biệt - Ranh giới ở đây nhé!