Thời gian gần đây, Vitamin K2 được nhắc đến nhiều hơn nhưng vẫn còn nhiều quan điểm trái chiều về việc bổ sung vitamin K2 - nên hay không nên. Bài này mình viết sâu về K2 chút nhé!

1. Vitamin K2 là gì?

Có 2 dạng vitamin K trong tự nhiên là K1 và K2
Vitamin K1: phân phối chủ yếu trong gan, có vài trò quan trọng để tạo ra yếu tố đông máu. Vitamin K1 có nhiều trong thực phẩm như rau lá xanh và trái cây (kale, broccoli, xúp lơ, bắp cải, chuối, lê…)
Vitamin K2 được phân phối khắp cơ thể, có vai trò định hướng canxi vào xương, duy trì sức khoẻ tim mạch, giúp trị tiểu đường và nhiều bệnh tật khác. Dạng MK7 - dạng vượt trội nhất của vitamin K2 chỉ có trong 1 số thực phẩm lên men như đậu natto Nhật Bản và phô mai nguyên chất.

2. Vitamin K2 và vai trò đặc biệt đối với xương

Canxi là nguyên liệu cơ bản để xây dựng xương và phát triển chiều cao. Chu trình bình thường canxi được đưa vào cơ thể qua thức ăn, hấp thụ qua ruột vào máu và từ máu được phân phối đến xương. Tuy nhiên canxi không có “chân tay” để có thể tự đi đến và bám vào mô xương được.
Vitamin D3 hoạt động như một hormone, giúp chuyên chở canxi từ ruột vào máu. Ở trong mạch máu, vitamin K2 lại là nhân vật chính. Với sự giúp sức của vitamin D, vitamin K2 kích hoạt osteocalcin, một protein cực kỳ quan trọng để đưa canxi vào trong mô xương, tăng mật độ khoáng của xương, giúp xương chắc khoẻ hơn. Nó cũng kích hoạt các protein giúp giảm lắng đọng canxi ở thành mạch (mà có thể gây ra nhiều bệnh tim mạch nguy hiểm sau này).
Một nghiên cứu chiều dọc, theo dõi 307 trẻ em tại Hà Lan từ 8 - 14 tuổi trong 2 năm cho thấy, nồng độ osteocalcin kích hoạt (chỉ tình trạng vitamin K2 tốt trong cơ thể) có liên hệ mật thiết với sự gia tăng hàm lượng khoáng trong xương của trẻ [1].
Nghiên cứu cắt ngang trên nhóm 225 bé gái Đan Mạch (từ 10 – 12 tuổi) cũng cho thấy sự liên quan tốt giữa nồng độ vitamin K trong máu và hàm lượng khoáng trong xương toàn cơ thể và xương sống [2].
Vitamin K2 cũng rất quan trọng đối với người lớn tuổi, ngừa nguy cơ loãng xương, gãy xương vì nó giúp ức chế quá trình huỷ xương và giúp hình thành thương. Một nghiên cứu của Đại học Harvard tiến hành trên hơn 73.000 phụ nữ từ 38 - 63 tuổi trong 10 năm cho thấy, dùng vitamin K lượng 109 mcg hàng ngày giúp giảm 30% tỉ lệ gãy xương hông [3].

3. Những đối tượng nào dễ bị thiếu vitamin K2?

TS. Theuwissen (Hà Lan) đo lượng vitamin K trong máu của 896 đối tượng khoẻ mạnh, kết quả cho thấy, tuy các protein giúp đông máu vẫn ở trạng thái bình thường, nhưng lượng osteocalcin không được kích hoạt rất cao, điều này cho thấy đa phần người khoẻ mạnh không bổ sung đủ vitamin K. Đặc biệt với người lớn tuổi và trẻ em.
Vì sự thay đổi thói quen ăn uống của chúng ta, lượng vitamin K hàng ngày bị giảm nhiều [4]. Ngoài ra, ở trẻ em quá trình phát triển xương diễn ra mạnh mẽ và lượng Osteocalcin được tạo ra cao gấp 8-10 lần so với người lớn. Do đó cần nhiều vitamin K2 để kích hoạt Osteocalcin giúp quá trình chuyển hoá canxi diễn ra tốt hơn.

4. Bổ sung vitamin K2 như thế nào để tốt cho xương giúp trẻ tăng chiều cao?

Khác với K1 có nhiều trong thực phẩm, nguy cơ chúng ta thiếu vitamin K2 cao hơn nhiều, bổ sung thêm vitamin K2 từ các nguồn bên ngoài là cần thiết.
Như đã nói ở trên, vitamin K2 hoạt động tốt nhất khi có sự kết hợp của Vitamin D3. K2 cần thiết cho kích hoạt osteocalcin thông qua hoạt động của các enzyme, và chính D3 hỗ trợ tạo ra enzyme kích hoạt đó.
Nên lựa chọn sản phẩm chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng, dễ sử dụng, dễ hấp thu và đáp ứng liều dự phòng cần thiết.

Tài liệu tham khảo