VIẾT ĐỂ LÀM CHI? KHAI VẤN CHÍNH MÌNH!
Khi viết, bạn TỰ VẤN để KHAI PHÓNG CHÍNH MÌNH, tách bản thân ra khỏi “nỗi đau", thỏa sức nhìn ngắm, suy ngẫm và mân mê “nỗi đau"để tìm ra nguyên do cốt lõi của vấn đề.
Cuộc sống vốn khó khăn, nhỉ!? Ai trong chúng ta cũng phải nỗ lực mỗi ngày để hoàn thành hàng tá trách nhiệm đến từ "quá trời" vai trò khác nhau. Mình nghĩ, không ít lần, chúng ta đều phải trải qua những ngày tồi tệ, những khoảnh khắc khốn cùng như muốn nhấn chìm tấm thân nhỏ bé. Lúc ấy, chúng ta cảm tưởng mình bị vây chặt giữa màn đêm đen kịt của sự tiêu cực, là một nạn nhân phải gánh chịu những tổn thương không tài nào vượt qua nổi.
Khi cảm thấy bất lực, chúng ta buông xuôi để cuộc đời lạc trôi, theo dòng xoáy vô định.
Cớ sao, con người ngày càng đối diện nhiều hơn với các vấn đề tâm lý với mức độ nghiêm trọng tăng dần? Phần nhiều lý do đến từ những áp lực chồng chất từ công việc, gia đình, xã hội khiến tinh thần vốn đã mỏng manh lại căng phồng như những quả bóng chực chờ vỡ tung. Chứa thì nhiều nhưng chúng ta lại không "xả" được, không biết trút bầu tâm sự cùng ai mà cứ khóa chặt những hoang mang, bất an, mệt mỏi đến khi vụn vỡ, một cách âm thầm và mãi mãi.
Mình may mắn chưa từng đi đến mức độ đó, nhưng mình cũng từng trải qua những thời điểm không biết giãi bày cùng ai những khó khăn của riêng mình. Dần dà, con người mình trở nên căng thẳng, bực dọc và tự ti, sợ điều mình làm không được lòng người khác, dần mất đi niềm tin vào chính mình. Nghiêm trọng hơn nữa, khi sống quá lâu trong tình trạng bị dày vò, bế tắc và không biết phải làm gì, chúng ta dần hành xử không còn "tỉnh thức" và có lý trí nữa. Thay vào đó, chúng ta như con thú bị dắt mũi bởi sự mê mờ của nỗi sợ hãi bị thua thiệt, bị đánh giá thấp; cơn tức giận khi không được lắng nghe và coi thường; sự tham muốn để giành lấy mọi thứ bản thân có thể chạm đến.
Mình may mắn chưa từng đi đến mức độ đó, nhưng mình cũng từng trải qua những thời điểm không biết giãi bày cùng ai những khó khăn của riêng mình. Dần dà, con người mình trở nên căng thẳng, bực dọc và tự ti, sợ điều mình làm không được lòng người khác, dần mất đi niềm tin vào chính mình. Nghiêm trọng hơn nữa, khi sống quá lâu trong tình trạng bị dày vò, bế tắc và không biết phải làm gì, chúng ta dần hành xử không còn "tỉnh thức" và có lý trí nữa. Thay vào đó, chúng ta như con thú bị dắt mũi bởi sự mê mờ của nỗi sợ hãi bị thua thiệt, bị đánh giá thấp; cơn tức giận khi không được lắng nghe và coi thường; sự tham muốn để giành lấy mọi thứ bản thân có thể chạm đến.
Từng chút một, chúng ta rơi xuống, chậm rãi, trôi tuột vào màn đêm đen của "vô minh", để thấy cuộc đời mình chỉ toàn nỗi bất hạnh.
Thế nhưng, chặng hành trình ấy có thể dừng lại nếu chúng ta có thể trải lòng cùng Ai Đó.
Người ấy là ai? Ai có đủ kiên nhẫn để nghe mình than thở? Ai có đủ cảm thông để không phán xét điều mình nói? Ai có đủ sáng suốt để chỉ cho mình hướng đi về phía ánh sáng, về một cuộc đời an yên và tỉnh thức? Ai đó là ai? Là MÌNH! Con người là một sinh vật xã hội, sống theo tập thể. Với thiết kế tự nhiên đó, ai cũng mong cầu được lắng nghe. Vậy nên, trước hết, hãy lắng nghe chính mình, trước tiên.
Chỉ có mình mới đủ kiên nhẫn để ngồi lại lắng nghe những mệt mỏi của chính mình, qua mỗi ngày sống.
Chỉ có mình mới đủ thấu hiểu và cảm thông để đón nhận mọi điều mình chia sẻ, không quy chụp hay định kiến.
Chỉ có mình mới có thể chỉ ra một hướng đi phù hợp để giúp bản thân quay đầu và hướng thượng, về phía ánh sáng của hạnh phúc.
Khi đứng trước những thời điểm khốn cùng trong cuộc sống, mình đã bắt đầu viết. Một phần vì viết là một điều phù hợp với người khá hướng nội và cũng không được thoải mái khi chia sẻ vấn đề cùng ai, như mình. Dần dà, viết giúp mình nhận ra nhiều bài học để tu dưỡng và xây dựng cuộc đời bình an hơn.
Viết giúp mình tuôn chảy những suy nghĩ ngổn ngang ra mặt giấy, để mình đối diện trực tiếp những vấn đề đang dày vò tâm can. Một cách tự nhiên, đối diện một cách "vật lý" với những trăn trở giúp mình tách bản thân ra khỏi “nỗi đau", thỏa sức nhìn ngắm, suy ngẫm và mân mê “nỗi đau"để tìm ra nguyên do cốt lõi của vấn đề.
Và khi viết, mình được ở trong một không gian riêng tư, không bị phán xét, không sợ hãi ánh nhìn và phải nỗ lực làm hài lòng ai khác. Mình được là mình, tự do làm điều mình muốn và cho bản thân cơ hội "lấy hơi" để tìm cách "bơi" qua vũng lầy đang dần nuốt chửng chính mình.
Có câu chuyện nhỏ mà giá trị mình từng thu hoạch được sau khi viết nhật ký và quan sát diễn biến tâm hàng ngày. Đã có quãng thời gian, mình rất khó chịu vì người nhà mình không gọn gàng trong việc sinh hoạt. Hồi đầu, mình phản ứng theo bản năng tự nhiên là khó chịu, càu nhàu rồi nói qua nói lại với lý do là muốn tốt cho gia đình. Cơ mà, kết quả chẳng như ý khi mối quan hệ dần căng thẳng, rồi mình lại càng cáu gắt, bực dọc và không hài lòng với nhiều cái hơn.
Sau này nhìn lại với sự hiểu biết chút ít về cảm xúc và tâm thức, mình nhận thấy bản thân khó chịu với người khác không phải vì ai đó làm gì sai, mà vì tâm mình đang nảy sinh khó chịu vì bị tổn thương và lấy người khác làm lý do. Trong câu chuyện gia đình, mình khó chịu không phải vì người nhà mình không sắp xếp đồ đạc mà thực ra là vì mình cảm thấy lời nói không được lắng nghe và bực bội khi phải bỏ thời gian xử lý. Chung quy lại là tại mình chứ chẳng phải do ai. Và mình luôn là NHÂN cho mọi QUẢ trong cuộc đời. Qua đó, cũng là câu chuyện xây dựng nếp sống gia đình nhưng mình chọn lựa cách nói khác, thời điểm góp ý khác và thái độ trao đổi khác để thuận người, được ta, cả nhà vui vẻ.
Với trải nghiệm của riêng bản thân, mình nhận thấy, viết giống như một cách để khai vấn chính mình. "Khai vấn là thông qua những câu hỏi để tự vấn mình để từ đó mở ra những nhận thức mới cho bản thân. Trong quá trình khai vấn, các chuyên gia sẽ là người bạn lắng nghe, đặt câu hỏi và phản hồi cho học viên để giúp họ tự tìm ra câu trả lời cho chính mình". Chỉ khác là, khi viết, bạn vừa vào vai chuyên gia và vào vai người cần được lắng nghe.
Khi viết, bạn TỰ VẤN để KHAI PHÓNG CHÍNH MÌNH.
Khi viết, bạn thoải mái giãi bày những suy nghĩ với chuyên gia, là chính mình, mà không sợ bị phán xét. Với ước muốn tự nhiên là được sống cuộc đời tự do và tỉnh thức, tự bạn sẽ nhìn lại điều đang cản trở bản thân đạt đến những điều khao khát. Quá trình này cho bạn niềm tin mình có thể thay đổi và có một cuộc sống tốt hơn, thay vì định hình hàng chục năm sống bằng chuỗi ngày vô vọng, vô phương, vô hướng.
Khi đã biết điều gì cản trở chính mình, việc cần làm là tập đứng lên bằng chính đôi chân của mình, để dấn bước trên hành trình hiện thực hóa cuộc đời, đẹp nhất, ý nghĩa nhất và xứng đáng nhất, của riêng mình.
Đức Phật từng nói, đời là bể khổ. Nghe bi quan nhỉ? Nhưng con người chúng ta được sinh ra là để hoàn thành bài học và sứ mệnh của mình. Mà không khổ thì việc gì phải học?
Như câu chuyện mình được nghe từ podcast của kênh của Anh Hiếu TV về một bộ lạc thổ dân ở Úc. Khi chính phủ Úc thiết lập chính quyền đã tự thấy có trách nhiệm với bộ lạc bị mình chiếm đất đai nên chủ động đề ra phương án viện trợ từ lương thực, đến giáo dục và việc làm. Những tưởng những hành động thiết thực đó sẽ giúp họ hòa nhập và tự lực trong bối cảnh xã hội mới. Nhưng ngược lại, họ trở nên phụ thuộc, sống lay lắt và mất đi động lực để vươn lên trong cuộc sống.
Có Khổ, chúng ta mới đi tìm nguyên nhân của Khổ (Tập), hướng đến mục tiêu hết Khổ (Diệt) và tìm kiếm con đường để giải thoát cuộc đời khỏi Khổ Đau (Đạo). Đấy là ý nghĩa của một kiếp người.
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất