Đâu mới là một ý tưởng truyền thông sáng tạo? - Gợi ý bạn nên nhìn vào Bác!
--------------------------
Giản dị nhưng súc tích, ngắn gọn nhưng truyền cảm, đấy là Bác Hồ. Trước khi nhớ được những tay bậc thầy quảng cáo dạy viết ra sao, ở Việt Nam ta tất cả học sinh đã phải thuộc nằm lòng cách viết của Bác trong những giờ Ngữ Văn rồi.
Ấy thế nên, trong những tay viết vĩ đại nghĩ ai làm nghề viết cũng phải học tập thì phải kể tên Bác hàng đầu.
Hãy thử nghĩ mà xem, đề bài (brief) mà Bác nhận được phải nói là quá khó: Truyền cảm hứng cho hàng triệu người nông dân Việt nghèo và đặc biệt là đến 95% mù chữ. Phải đoàn kết họ lại để chống hai kẻ thù Tây phương hùng mạnh trong cuộc chiến vài chục năm ròng. Với một vấn đề tưởng chừng như bất khả thi như thế này, bạn sẽ làm như thế nào?
Trước khi viết thì ta phải luôn tự hỏi: "Viết cho ai, viết cái gì, viết để làm gì, và viết như thế nào?" trước đã, Bác dặn dò tới những cán bộ tuyên truyền Cách mạng.

Làm content ngày nay cũng vậy, đầu tiên phải trả lời được hết mục đích là gì, đối tượng là ai rồi sau đó mới chọn xem lối viết hay giọng điệu nào cho phù hợp. Viết cho tầng lớp bình dân thì phải dễ hiểu dễ nhớ, viết cho giới tinh hoa thì phải biết dùng mỹ từ lay động lòng người. Đơn giản phải không nào?
Trong năm 1945, nước ta cần phải nhanh chóng xóa nạn mù chữ trong một xã hội nông dân nghèo. Nếu muốn nói về các lợi ích của việc biết chữ hay vấn nạn một dân tộc mù chữ thì là một điều không thể. Đơn giản vì người dân mù chữ đâu thể tiếp thu nhanh chóng những ý tưởng đó được!
Vậy thì tuyên truyền đến họ: phải diệt thêm một thứ giặc nữa chính là "Giặc dốt", cái dốt cũng là một kẻ thù nguy hiểm như giặc ngoại xâm vậy.
Ai ai cũng đang sôi sục căm ghét "giặc", ai ai cũng nhanh chóng hiểu được hình ảnh này. Giải thích với người nông dân thì cần phải hình tượng hóa họ mới hiểu được chứ không cần quá hoa mỹ.
Rồi sau đó ta mới mở các lớp "Bình dân học vụ" ở khắp mọi miền đất nước. Ai còn nhớ bài thơ này không? Khi các câu văn mô tả chữ cái còn được trình bày theo thể thơ lục bát ca dao để người học dễ thuộc dễ nhớ:
"i, t (tờ), có móc cả hai.
i ngắn có chấm, t (tờ) dài có ngang;
e, ê, l (lờ) cũng một loài.
ê đội nón chóp, l (lờ) dài thân hơn;
o tròn như quả trứng gà.
ô thì đội mũ, ơ thời thêm râu."
Mọi thứ trong thời chiến chỉ cần giản dị vậy thôi. Con người thời ấy sống thật nên truyền thông cũng phải "thật" chứ không thể lạm dụng hoa mỹ.
Quay về thời nay, thời đại của chúng ta lại tràn ngập những khẩu hiệu sử dụng từ ngữ quá xa xỉ mà không hề hiệu quả.
Nhiều lúc ta lại thấy thèm một ý tưởng giản dị nhưng thấu hiểu được nỗi lòng của con người, nghe tưởng đơn giản thôi nhưng không hề dễ dàng đâu bạn nhé.
Nguồn: Sưu tầm
Bạn nào còn loay hoay không biết cách ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng hoặc không biết những bí kíp để "sóng sót" nơi công sở thì có thể follow page này nhé.