Con người vẫn luôn tìm kiếm thứ gì đó, nhưng chưa bao giờ tôi thấy con người ta thực sự dừng lại. Dù là người nghèo khổ, đói rách đến người giàu có, thượng lưu, dù là người Việt Nam, máu đỏ da vàng tới Âu Mỹ hoặc Phi Châu, từ danh ca nghệ sĩ cho tới anh công nhân làm ở xưởng,  tôi chưa từng thấy một thời điểm nào đó mà người ta thực sự dừng lại việc truy cầu cái kín đáo khó nhận dạng này. Tôi vẫn luôn băn khoăn tại làm sao Bill Gates vẫn cứ làm việc, thậm chí ông còn làm chăm chỉ hơn hầu hết chúng ta với đống tài sản như vậy? Cái gì đang đứng sau thúc đẩy ổng ấy? Ông ấy còn làm, làm cật lực như vậy thì chắc chắn phải một động lực nào đó, vi tế, có thể là tinh thần "muốn làm đẹp cho đời". Nhưng có chắc là khi thỏa mãn được cái nhu cầu đó, thì tâm hồn tôi được nghỉ ngơi hay không? Khi thỏa mãn nhu cầu đó điều gì đảm bảo tôi sẽ không nghĩ ra tiếp những nhu cầu tiếp theo và cái nhu cầu đó lại tiếp tục thiêu đốt tâm can tôi với những đầu ra về thế giới mà trí óc tôi muốn nó. Có cái nhu cầu nào mà khi nào thỏa mãn xong tâm trí thôi thực sự được nghỉ ngơi, thực sự được thoát khỏi trạng thái trống rỗng, nhạt nhẽo như khi vừa thỏa mãn được các ước muốn thầm kín bình thường không? Có bao giờ chúng ta ngừng việc muốn biến thế giới theo hướng trí óc chúng ta muốn hay không? Có khi chính vì cái động cơ muốn thay đổi thế giới theo hướng ta muốn đã là gốc rễ của các tình trạng xung đột trong tâm thức của chúng ta. Trong tâm thức chúng ta là một khối bùn hỗn độn rất mâu thuẫn và khó hiểu của phần lớn tham lam, chủ yếu ích kỷ, chút sân hận, ít si mê và một tình yêu thương vô điều kiện và một đống thành kiến tích lũy thụ động lẫn chủ động. Vì vậy mà cuộc sống của chúng ta tràn ngập mâu thuẫn vì chính nội tâm chúng ta là một bãi chiến trường, mâu thuẫn về cái gì là đúng cái gì là sai, quan điểm nào, tri kiến nào là hợp thời, là phải lẽ.
Chúng ta đi vào đời với tâm thế của một chiến binh nên chúng ta  coi cuộc sống như một chiến trường, phải tranh đấu để có thể tồn tại. Điều này thực tế không hẳn không phải nhưng nếu chỉ để sống với đủ cơm ăn áo mặc thì chúng ta không cần thiết phải nâng mức độ tranh đua lên điên cuồng hiện tại. Chúng ta quen đeo cái kính râm đen của mâu thuẫn nên rốt ráo nhìn đâu trong xã hội hiện tại cũng chỉ là những mâu thuẫn ở dưới vô số hình thức. Trạng thái xã hội suy cho cùng là phóng chiếu của trạng thái tâm thức của mỗi cá nhân trong nó. Một xã hội mà nền tảng xây dựng từ mâu thuẫn thì làm sao có thể yên bình, hạnh phúc toàn bộ được cho kham? Cái chân đế cứ lung lay thì sao nhà có thể trụ vững?. Có khi dạng này, có khi dạng khác, lúc thì chỉ đơn thuần là cuộc tranh luận tri thức cho tới thổi bùng lên những cuộc chiến tranh quân sự giữa các quốc gia, giữa các ý thức hệ, giữa các tôn giáo-tín ngưỡng. Này các bạn có khi chúng ta đau khổ, căng thẳng, tâm trạng ta luôn trong tình trạng chiến đấu, mong cầu giành giật với thế giới thì làm sao đầu ra chúng ta mong cầu về thế giới với đầu ra tốt đẹp cho được. Này bạn, tại sao bạn ưa đeo kính râm mà cứ thích bắt mặt trời phải màu hồng?
Tâm trí chúng ta là một thực thể thực sự buồn cười, nó rất ghét bị môi trường bên ngoài áp chế nhưng lại rất dễ bị sai khiến, khuôn ép bởi chính thành kiến mà nó đã tích lũy cả thụ động lẫn chủ động. Thực tại cuộc sống có phải chỉ là một mảnh tri kiến tích lũy của các bạn không? Cho dù mỗi người có thể hiểu rất rõ về một môn khoa học hoặc có một kinh nghiệm sống sâu sắc về một vấn đề trong cuộc sống đi chăng nữa đi nữa nhưng bạn có  ngộ được điều gì của toàn bộ mặt còn lại của cuộc sống? Chúng ta quen cái phản ứng chấp chặt vào quan điểm, thành kiến của mình, rồi cho rằng cái đó là đúng và điên cuồng đấu tranh, bảo vệ với động cơ vi tế là để bảo vệ "cái tôi" đang đứng giữa chiến trường tạo ra của cái tâm mâu thuẫn. Cho dù chúng ta có thực sự dùng một tinh thần khoa học vô tư, trọng sự thật vào nhận thức sự việc đi nữa nhưng này chúng ta chỉ nhìn được 1 hoặc vài mặt của một thực tại mà chúng ta gọi là cuộc sống. Ví như chúng ta nhìn một mặt của con xúc xắc là số 1 nhưng rất tiếc người khác với góc nhìn khác lại nhìn con xúc xắc là số 6. Bạn nói cuộc sống này là 1 thì cũng không hẳn là sai nhưng chắc chắn không đúng, người số thấy mặt 6 cũng vậy. Nhưng nếu cả 2 chỉ cần bình tâm lại một chút thì sẽ quan điểm của cả 2 bên về con xúc xắc đều cần thiết và cả 2 mặt sẽ cùng cấu thành lên con xúc xắc là một thực tại toàn vẹn. Giữa chúng với nhau tưởng như có mâu thuẫn nhưng thực ra chẳng mâu thuẫn vì nếu thiếu nhau thì con xúc xắc sẽ thành con xúc xắc khuyết tật vì không toàn vẹn.
Vậy tại sao phải cãi nhau khi quan điểm khác nhau? hỡi các bạn? Tại sao phải chấp chặt vào quan điểm của mình để không thể biết được những mặt khác của cuộc sống? Tại sao phải bắt con xúc xắc thành 6 mặt đều là 1, tại sao lại bắt thế giới phải làm theo ý kiến của mình để được hạnh phúc ? Tại sao lại cay đắng khi cuộc sống này xảy đến điều bất hạnh là mặt 6 mà tại sao lại vui điên dại khi mặt 1 may mắn nhảy tới? Tại sao chúng ta chỉ thích khoái nghe tiếng nhẹ nhàng thánh thót mà lại chạy trốn tiếng của bi ai, khổ cực? Nếu tất cả chúng tựu chung đều là "cuộc sống", không thể tách rời  thì tại sao bạn cứ thích nghe riêng thứ âm mà tai bạn muốn nghe?
Thực tập mà phần lớn chúng ta hay làm là vô thức tự đặt cho mình 1 giới hạn bởi thành kiến tích lũy trong quá khứ và ép thế giới phải thay đổi theo mặt thành kiến của chúng ta. Khi chúng ta có thể thay đổi thì chúng ta được khoái lạc, khi không thì chúng ta cay đắng.
Nhưng có thứ mà chúng ta không thể có
Đó là Tự do
Sự Tự do vượt lên sự hiểu biết.

"Tự do thực sự chưa bao giờ là làm thế nào để chinh phục thế giới bên ngoài, mà phải quay đầu lại, tự đi vào chinh phục những giới hạn bên trong"

Phóng tác.