#13 Update script jmeter spiderum - Làm sao để có thể chuẩn bị data cho cả triệu CCUs
Trước đó mình đã đi dạo một vòng các api tìm kiếm người dùng khi thực hiện kiểm thử api. Từ đó mình thấy có thể lợi dụng chức năng...
Trước đó mình đã đi dạo một vòng các api tìm kiếm người dùng khi thực hiện kiểm thử api. Từ đó mình thấy có thể lợi dụng chức năng tìm kiếm để có thể tạo dữ liệu đầu vào cho chiến dịch kiểm thử lần này.
Bài viết trước mình có giới thiệu cho các bạn mấy cách để Extract data(bóc tách dữ liệu) trong jmeter, bạn có thể đọc lại tại đây
#12 Update script jmeter spiderum – Script Performance Test không phải chỉ record là xong! Còn nhiều thứ hay ho lắm
Bài viết trước mình đã tổ chức cấu trúc script test spiderum sau khi record xong với Thread Groups và Controller. Tuy nhiên script test không chỉ dừng ở đó, nó còn phải update nhiều để có thể bắt đầu thực hiện kiểm thử. Sau đâu là những thành phần giúp bạn có thể đưa đầu vào động cho script thay vì chỉ có 1 đầu vào duy nhất. Đầu tiên phải kể đến properties (thuộc tính), variables (biến) và functions (hàm) JMeter Variables do người dùng được định nghĩa, nó cho phép bạn có thể gán giá trị đầu vào hay trong quá trình thực thi. JMeter Variables chỉ được hiểu trong một TestPlan. Điều quan trọng là khi các luồng được khởi tạo chạy, thì biến đó sẽ được copy cho mọi luồng và bắt đầu chạy nó. Với mọi ThreadGroup giá trị biến là duy nhất vậy nên nếu có một luồng nào update biến đó thì giá trị tất cả các luống khác sẽ bị ảnh hưởng. Bạn nên cẩn thận vấn đề này Để gán giá trị vào biến thì có nhiều cách bạn có thể đọc phần dưới để có thể hiểu thêm, nhưng nhìn chung sẽ có 2 cách set ở phần khởi tạo trước khi chạy thông qua User Defined Variable hoặc set trong phần Extraction sampler theo dạng runtime khi đang thực hiện chạy.Ví dụ: vars.put(“getFolderId”, folderid.toString()); JMeter Properties là các biến nằm trên tất cả các Thread Group và có sẵn cho tất cả các luồng. Do đó, các JMeter Properties có thể được sử dụng để chia sẻ dữ liệu giữa các luồng và thậm chí trên các Thread Group. Nếu thread-1 tạo và đặt Properties thì thread-2 (ngay cả khi nó là một phần của ThreadGroup khác) có thể truy cập Properties và giá trị của nó (và thậm chí thay đổi giá trị của Thuộc tính). Nếu bạn để ý thì thuộc tính giống như một biến toàn cục dùng chung cho tất các các TestPlan.Tương tự như biến thì thuộc tính cũng có thể gán khi khởi tạo hoặc trong quá trình thực thiVí dụ: props.put(“StringInteger”, MyIntegerValue.toString()); JMeter Function là một hàm thực hiện một nghiệp vụ hay chức năng nào đó, nó nhận đầu vào hoặc không, thực thi chức năng trong hàm và trả ra một giá trị nào đó hoặc không.Khi gọi các hàm thì theo dạng ${__functionName(var1,var2,var3)} Hàm thì có thể có hàm mà JMeter hỗ trợ, hàm từ plugin mà bạn import hay bạn có thể tự viết cho mình những hàm riêng để có thể sử dụng theo mục đích riêng của bạn. Mình thường chỉ sử dụng biến là đủ, mình tránh sử dụng thuộc tính (property) do nó có phạm vi quá rộng khiến mình khó control được các giá trị bên trong nó khi nào thay đổi Đầu tiên mình khởi tạo các biến cơ bản trong User Defined Variables như host (cái này thường lập trình viên sẽ có nhiều môi trường nên cần phải tạo biến để có thể thay đổi nếu đổi môi trường test mà không cần phải sửa trong kịch bản), scheme (giao thức http hay https), các giá trị timer được set vào các biến cũng nhằm mục đích điều chỉnh cho mỗi kịch bản dễ dàng hơn. Tiếp đó là mình sẽ tổ chức các scenario lấy các request từ phần record và sửa lại chúng (đặt tên, đánh số và gán biến động). Để có được biến động của step trước thì mình sẽ dùng PostProcessor (cái này mình đã nhắc đến trong bài viết trước, lý do là PostProcessor thực thi sau khi nhận được phản hồi của một sampler (request) khi đó bạn sẽ bóc tách data và đưa vào biến. Có rất nhiều cách để bóc tách data qua PostProcessor Đầu tiên phải kể đến Json Extractor và JSON Path PostProcessor. Trong JMeter cung cấp tính năng dùng để trích xuất dữ liệu từ Response Data với dạng JSON format, sử dụng cấu trúc JSON Path để trích xuất. Nó cũng là 1 trong những component của PostProcessor (xử lý dữ liệu sau khi request đã được thực thi), và cách config của nó cũng khá giống với Regular Expression Extractor. Chính vì vậy, JSON Path PostProcessor thường (nếu không muốn nói là bắt buộc) phải nằm bên dưới 1 Sampler (Request) nào đó. JSON Path PostProcessor cho phép người dùng trích xuất data một cách rất dễ dàng theo cách mà data được hiển thị. Mọi người có thể tham khảo thêm về JSON Path Syntax ở đây: http://goessner.net/articles/JsonPath/ Các thuộc tính tương ứng bao gồm: - Extract Single Value: Cách lấy chính xác một value nào đó bằng 1 đường dẫn JSON cụ thể, đây có thể nói là JSON Path căn bản nhất- Handle Multi-Match Number: Cùng một JSON Path, nhưng sẽ trích xuất được rất nhiều value cùng loại, và cách để có thể lấy được chính xác value mà mình muốn từ nhiều value đó.- Extract with a Condition: Một dạng nâng cao của JSON Path, nhưng nó lại rất quan trọng và được sử dụng khá phổ biến, đó là việc lấy một value A nhưng phải kèm theo điều kiện là value B, v.v...- Extract Multiple values with one PostProcessor: Thay vì với mỗi JOSN Path PostProcessor chỉ extract được một value mong muốn, thì với phiên bản 3.0, JMeter đã nâng cấp và áp dụng tính năng này cho JSON Path PostProcessor, bạn chỉ cần 1 component duy nhất và có thể trích xuất bao nhiêu data mà bạn muốn.- Compute concatenation var: đây là 1 parameter mới trong loạt các component của PostProcessor, và trong bài viết mục này mình dùng để giới thiệu nó là gì. Ví dụ mình muốn lấy id của bài post sau khi đã gọi request tạo nháp để sử dụng trong request lưu nháp thì mình Add Json Extractor và seting như bên dưới Khi chạy bạn sẽ thấy Id được gán vào biến draftPostId với giá trị động. Sau đó thì mình dùng biến đó cho step lưu nháp ngay phía bên dưới với tên biến tương ứng Bạn chú ý là các Extractor này chỉ sử dụng cho dạng response là json thôi nhé. Để dùng cho những dạng khác thì bạn sử dụng đến anh em cùng mẹ khác ông nội của nó là Regular Expression ExtractorĐối với Regular thì bộ quy tắc để có thể lọc giá trị chắc hẳn sẽ có một bài viết riêng vì nó một hai dòng không thể nói hết. Tuy nhiên bạn có thể hiểu là nó đưa ra một quy tắc lọc (pattern) để có thể lấy được giá trị tương ứng và gán cho biến của mình đặt tương tự như Json Extractor mà mình mô tả ở trên. Cách thứ hai để bóc tách giá trị và đưa vào biến đó là thông qua plugin. Plugin là những thư viên bên ngoài được cộng đồng xây dựng theo hình thức mã nguồn mở và bạn có thể import vào Jmeter để có thể đáp ứng nhu cầu có của bạn. (Bạn có thể đọc lại bài viết trước để hiểu hơn về Plugin)Để có thể cái được plugin thì bạn phải cái Plugin Manager trước đã. Cách cài thì đơn giản bạn chỉ việc vào đây https://jmeter-plugins.org/wiki/PluginsManager/ . Sau đó tải file jar về và nhét nó vào thư mục lib/ext trong thư mục Jmeter cài đặt của bạn và restart lại Jmeter là xong. Sau khi cài xong Plugin Manager rồi thì bạn vào và tìm plugin tương ứng rồi cài nó vào thôi! Được rồi quay về vấn đề chính là bóc dữ liệu của response data với plugin thì mình hãy cài plugin này nhé! https://jmeter-plugins.org/wiki/JSONPathExtractor/ Sau khi cài thì mình gán biến tương tự như JsonExtractor Cách thứ 3 là mình sử dụng JSR223 PostProcessor, cái này là bạn có thể nhúng script code hoặc code trực tiếp được với một số ngôn ngư mà Jmeter hỗ trợ. Ở dưới mình code bằng ngôn ngữ Groovy để lấy được dữ liệu và log ra bên ngoài. Cách thứ 4 mà mình thích và hay sử dụng nhất do mình muốn control bằng code có lẽ là tốt hơn đó là BeanShell PostProcessor. Với code java bạn có thể làm việc được mọi thứ. Nhúng những thuật toán tính toán phức tạp vào đây cũng được. Beashell PostProcessors được sử dụng để xử lý phản hồi. Giả sử bạn muốn giải mã một giá trị từ phản hồi, trích xuất giá trị (sử dụng trình trích xuất biểu thức chính quy) và giải mã bằng tập lệnh beanshell. Nếu bạn muốn thực hiện tính toán giữa các yêu cầu, Beanshell sẽ giúp bạn đạt được nó trong jmeter. Chúng ta có Beanshell Sampler , Beashell Pre Processor và Beanshell Post Processor. Beashell Pre Processor được sử dụng để thực hiện tính toán và gửi các giá trị cùng với yêu cầu. Giả sử nếu bạn muốn mã hóa tên người dùng và mật khẩu trước khi được gửi. Bạn có thể cung cấp thông tin đăng nhập, mã hóa nó bằng các phương thức beanshell/Java và đặt nó làm các biến trong tập lệnh beanshell (vars.put(variablename,variablevalue)). Bạn có thể thêm biến để yêu cầu dưới dạng http://test.com?parameter=${variablename}. Ngoài ra còn một thứ hay ho nữa là Debug PostProcessor, khi bạn code bạn muốn biết các giá trị bạn lấy có chính xác hay không thì bạn có 2 cách, một là log thông tin đó ra và nhìn vào màn hình output console khi chạy và cách thứ 2 là đặt Debug PostProcessor giúp bạn có thể ghi toàn bộ thông tin của request đó. Tổng kết lại thì mình có dùng Debug PostProcessor để ghi ra cả 4 cách trên mà dùng để bóc tách dữ liệu và gán vào biến. Quên mất mình không nhắc. Nếu bạn có tạo bài viết từ tool Jmeter như mình thì nhớ có một bước là xóa dữ liệu test nhé! Bài viết này nhằm mục đích giúp bạn hiểu được mình update script Jmeter Spiderum là update những gì, tuy nhiên bài viết hơn dài nên mình chỉ sơ lược được cách sử dụng biến và cách boc tách dữ liệu từ response data mà sau mỗi lần request từ sampler có được sau đó gán vào biến nhằm mục đích sử dụng lại một cách linh hoạt hơn. Đồng thời mình cũng có đề cập đến việc nhúng code java để có thể xử lý những logic phức tạp ví dụ như sắp xếp, phân loại dữ liệu, export dữ liệu, tổng hợp, phân tích dữ liệu chẳng hạn. Điều cuối cùng mình muốn nhấn mạnh khi bạn nhúng code java hay thư viện plugin bên ngoài vào đó là performance tốc độ parser dữ liệu đó cũng làm ảnh hưởng đến quá trình đo đạc kiểm thử. Nhớ lưu ý vấn đề này và code cũng như chọn thư viện cho phù hợp Đến đây mình có thể chứng minh script của mình chạy đúng cho 1 CCU rồi nhé! Bài viết sau mình sẽ dùng CSV Data Set Config để có thể tạo script chạy đồng thời nhiều CCUs cùng một lúc Chốt lại bằng kết quả report 1 CCUs với 1 kịch bản gồm Đăng nhập => Tìm kiếm => Viết bài => Xóa bài => Đăng xuấtblog.ntechdevelopers.com
Bài viết trước mình đã tổ chức cấu trúc script test spiderum sau khi record xong với Thread Groups và Controller. Tuy nhiên script test không chỉ dừng ở đó, nó còn phải update nhiều để có thể bắt đầu thực hiện kiểm thử. Sau đâu là những thành phần giúp bạn có thể đưa đầu vào động cho script thay vì chỉ có 1 đầu vào duy nhất. Đầu tiên phải kể đến properties (thuộc tính), variables (biến) và functions (hàm) JMeter Variables do người dùng được định nghĩa, nó cho phép bạn có thể gán giá trị đầu vào hay trong quá trình thực thi. JMeter Variables chỉ được hiểu trong một TestPlan. Điều quan trọng là khi các luồng được khởi tạo chạy, thì biến đó sẽ được copy cho mọi luồng và bắt đầu chạy nó. Với mọi ThreadGroup giá trị biến là duy nhất vậy nên nếu có một luồng nào update biến đó thì giá trị tất cả các luống khác sẽ bị ảnh hưởng. Bạn nên cẩn thận vấn đề này Để gán giá trị vào biến thì có nhiều cách bạn có thể đọc phần dưới để có thể hiểu thêm, nhưng nhìn chung sẽ có 2 cách set ở phần khởi tạo trước khi chạy thông qua User Defined Variable hoặc set trong phần Extraction sampler theo dạng runtime khi đang thực hiện chạy.Ví dụ: vars.put(“getFolderId”, folderid.toString()); JMeter Properties là các biến nằm trên tất cả các Thread Group và có sẵn cho tất cả các luồng. Do đó, các JMeter Properties có thể được sử dụng để chia sẻ dữ liệu giữa các luồng và thậm chí trên các Thread Group. Nếu thread-1 tạo và đặt Properties thì thread-2 (ngay cả khi nó là một phần của ThreadGroup khác) có thể truy cập Properties và giá trị của nó (và thậm chí thay đổi giá trị của Thuộc tính). Nếu bạn để ý thì thuộc tính giống như một biến toàn cục dùng chung cho tất các các TestPlan.Tương tự như biến thì thuộc tính cũng có thể gán khi khởi tạo hoặc trong quá trình thực thiVí dụ: props.put(“StringInteger”, MyIntegerValue.toString()); JMeter Function là một hàm thực hiện một nghiệp vụ hay chức năng nào đó, nó nhận đầu vào hoặc không, thực thi chức năng trong hàm và trả ra một giá trị nào đó hoặc không.Khi gọi các hàm thì theo dạng ${__functionName(var1,var2,var3)} Hàm thì có thể có hàm mà JMeter hỗ trợ, hàm từ plugin mà bạn import hay bạn có thể tự viết cho mình những hàm riêng để có thể sử dụng theo mục đích riêng của bạn. Mình thường chỉ sử dụng biến là đủ, mình tránh sử dụng thuộc tính (property) do nó có phạm vi quá rộng khiến mình khó control được các giá trị bên trong nó khi nào thay đổi Đầu tiên mình khởi tạo các biến cơ bản trong User Defined Variables như host (cái này thường lập trình viên sẽ có nhiều môi trường nên cần phải tạo biến để có thể thay đổi nếu đổi môi trường test mà không cần phải sửa trong kịch bản), scheme (giao thức http hay https), các giá trị timer được set vào các biến cũng nhằm mục đích điều chỉnh cho mỗi kịch bản dễ dàng hơn. Tiếp đó là mình sẽ tổ chức các scenario lấy các request từ phần record và sửa lại chúng (đặt tên, đánh số và gán biến động). Để có được biến động của step trước thì mình sẽ dùng PostProcessor (cái này mình đã nhắc đến trong bài viết trước, lý do là PostProcessor thực thi sau khi nhận được phản hồi của một sampler (request) khi đó bạn sẽ bóc tách data và đưa vào biến. Có rất nhiều cách để bóc tách data qua PostProcessor Đầu tiên phải kể đến Json Extractor và JSON Path PostProcessor. Trong JMeter cung cấp tính năng dùng để trích xuất dữ liệu từ Response Data với dạng JSON format, sử dụng cấu trúc JSON Path để trích xuất. Nó cũng là 1 trong những component của PostProcessor (xử lý dữ liệu sau khi request đã được thực thi), và cách config của nó cũng khá giống với Regular Expression Extractor. Chính vì vậy, JSON Path PostProcessor thường (nếu không muốn nói là bắt buộc) phải nằm bên dưới 1 Sampler (Request) nào đó. JSON Path PostProcessor cho phép người dùng trích xuất data một cách rất dễ dàng theo cách mà data được hiển thị. Mọi người có thể tham khảo thêm về JSON Path Syntax ở đây: http://goessner.net/articles/JsonPath/ Các thuộc tính tương ứng bao gồm: - Extract Single Value: Cách lấy chính xác một value nào đó bằng 1 đường dẫn JSON cụ thể, đây có thể nói là JSON Path căn bản nhất- Handle Multi-Match Number: Cùng một JSON Path, nhưng sẽ trích xuất được rất nhiều value cùng loại, và cách để có thể lấy được chính xác value mà mình muốn từ nhiều value đó.- Extract with a Condition: Một dạng nâng cao của JSON Path, nhưng nó lại rất quan trọng và được sử dụng khá phổ biến, đó là việc lấy một value A nhưng phải kèm theo điều kiện là value B, v.v...- Extract Multiple values with one PostProcessor: Thay vì với mỗi JOSN Path PostProcessor chỉ extract được một value mong muốn, thì với phiên bản 3.0, JMeter đã nâng cấp và áp dụng tính năng này cho JSON Path PostProcessor, bạn chỉ cần 1 component duy nhất và có thể trích xuất bao nhiêu data mà bạn muốn.- Compute concatenation var: đây là 1 parameter mới trong loạt các component của PostProcessor, và trong bài viết mục này mình dùng để giới thiệu nó là gì. Ví dụ mình muốn lấy id của bài post sau khi đã gọi request tạo nháp để sử dụng trong request lưu nháp thì mình Add Json Extractor và seting như bên dưới Khi chạy bạn sẽ thấy Id được gán vào biến draftPostId với giá trị động. Sau đó thì mình dùng biến đó cho step lưu nháp ngay phía bên dưới với tên biến tương ứng Bạn chú ý là các Extractor này chỉ sử dụng cho dạng response là json thôi nhé. Để dùng cho những dạng khác thì bạn sử dụng đến anh em cùng mẹ khác ông nội của nó là Regular Expression ExtractorĐối với Regular thì bộ quy tắc để có thể lọc giá trị chắc hẳn sẽ có một bài viết riêng vì nó một hai dòng không thể nói hết. Tuy nhiên bạn có thể hiểu là nó đưa ra một quy tắc lọc (pattern) để có thể lấy được giá trị tương ứng và gán cho biến của mình đặt tương tự như Json Extractor mà mình mô tả ở trên. Cách thứ hai để bóc tách giá trị và đưa vào biến đó là thông qua plugin. Plugin là những thư viên bên ngoài được cộng đồng xây dựng theo hình thức mã nguồn mở và bạn có thể import vào Jmeter để có thể đáp ứng nhu cầu có của bạn. (Bạn có thể đọc lại bài viết trước để hiểu hơn về Plugin)Để có thể cái được plugin thì bạn phải cái Plugin Manager trước đã. Cách cài thì đơn giản bạn chỉ việc vào đây https://jmeter-plugins.org/wiki/PluginsManager/ . Sau đó tải file jar về và nhét nó vào thư mục lib/ext trong thư mục Jmeter cài đặt của bạn và restart lại Jmeter là xong. Sau khi cài xong Plugin Manager rồi thì bạn vào và tìm plugin tương ứng rồi cài nó vào thôi! Được rồi quay về vấn đề chính là bóc dữ liệu của response data với plugin thì mình hãy cài plugin này nhé! https://jmeter-plugins.org/wiki/JSONPathExtractor/ Sau khi cài thì mình gán biến tương tự như JsonExtractor Cách thứ 3 là mình sử dụng JSR223 PostProcessor, cái này là bạn có thể nhúng script code hoặc code trực tiếp được với một số ngôn ngư mà Jmeter hỗ trợ. Ở dưới mình code bằng ngôn ngữ Groovy để lấy được dữ liệu và log ra bên ngoài. Cách thứ 4 mà mình thích và hay sử dụng nhất do mình muốn control bằng code có lẽ là tốt hơn đó là BeanShell PostProcessor. Với code java bạn có thể làm việc được mọi thứ. Nhúng những thuật toán tính toán phức tạp vào đây cũng được. Beashell PostProcessors được sử dụng để xử lý phản hồi. Giả sử bạn muốn giải mã một giá trị từ phản hồi, trích xuất giá trị (sử dụng trình trích xuất biểu thức chính quy) và giải mã bằng tập lệnh beanshell. Nếu bạn muốn thực hiện tính toán giữa các yêu cầu, Beanshell sẽ giúp bạn đạt được nó trong jmeter. Chúng ta có Beanshell Sampler , Beashell Pre Processor và Beanshell Post Processor. Beashell Pre Processor được sử dụng để thực hiện tính toán và gửi các giá trị cùng với yêu cầu. Giả sử nếu bạn muốn mã hóa tên người dùng và mật khẩu trước khi được gửi. Bạn có thể cung cấp thông tin đăng nhập, mã hóa nó bằng các phương thức beanshell/Java và đặt nó làm các biến trong tập lệnh beanshell (vars.put(variablename,variablevalue)). Bạn có thể thêm biến để yêu cầu dưới dạng http://test.com?parameter=${variablename}. Ngoài ra còn một thứ hay ho nữa là Debug PostProcessor, khi bạn code bạn muốn biết các giá trị bạn lấy có chính xác hay không thì bạn có 2 cách, một là log thông tin đó ra và nhìn vào màn hình output console khi chạy và cách thứ 2 là đặt Debug PostProcessor giúp bạn có thể ghi toàn bộ thông tin của request đó. Tổng kết lại thì mình có dùng Debug PostProcessor để ghi ra cả 4 cách trên mà dùng để bóc tách dữ liệu và gán vào biến. Quên mất mình không nhắc. Nếu bạn có tạo bài viết từ tool Jmeter như mình thì nhớ có một bước là xóa dữ liệu test nhé! Bài viết này nhằm mục đích giúp bạn hiểu được mình update script Jmeter Spiderum là update những gì, tuy nhiên bài viết hơn dài nên mình chỉ sơ lược được cách sử dụng biến và cách boc tách dữ liệu từ response data mà sau mỗi lần request từ sampler có được sau đó gán vào biến nhằm mục đích sử dụng lại một cách linh hoạt hơn. Đồng thời mình cũng có đề cập đến việc nhúng code java để có thể xử lý những logic phức tạp ví dụ như sắp xếp, phân loại dữ liệu, export dữ liệu, tổng hợp, phân tích dữ liệu chẳng hạn. Điều cuối cùng mình muốn nhấn mạnh khi bạn nhúng code java hay thư viện plugin bên ngoài vào đó là performance tốc độ parser dữ liệu đó cũng làm ảnh hưởng đến quá trình đo đạc kiểm thử. Nhớ lưu ý vấn đề này và code cũng như chọn thư viện cho phù hợp Đến đây mình có thể chứng minh script của mình chạy đúng cho 1 CCU rồi nhé! Bài viết sau mình sẽ dùng CSV Data Set Config để có thể tạo script chạy đồng thời nhiều CCUs cùng một lúc Chốt lại bằng kết quả report 1 CCUs với 1 kịch bản gồm Đăng nhập => Tìm kiếm => Viết bài => Xóa bài => Đăng xuấtblog.ntechdevelopers.com
Ở bài viết này mình sẽ giới thiệu cách lấy lượng lớn dữ liệu thông qua Loop Thread Group và Loop Controller (While, Foreach, If)
Được rồi bắt đầu nhé!
Điều đầu tiên mình tìm hiểu được thành viên trong spiderum chia thành 2 dạng: topUser (những thành viên trong danh mục thành viên nổi bật) và nguoi-dung (những thành viên thông thường khác)
Mỗi thành viên trong danh sách topUser được cấp một domain (tên miền) riêng, ví dụ vietanhtran.spiderum.com, cái này gọi là phân biệt chủng tộc, phân biệt giai cấp. Cũng phải thôi vì sub-domain (tên miền từ domain mua ban đầu) sẽ có số lượng có hạn nên chỉ dành cho team nội bộ spiderum thôi.
2020-11-20 18:02:57,842 INFO o.a.j.u.BeanShellTestElement: Log domain: http://huskywannafly.spiderum.com
2020-11-20 18:02:57,848 INFO o.a.j.u.BeanShellTestElement: Log domain: http://vietanhtran.spiderum.com
2020-11-20 18:02:57,855 INFO o.a.j.u.BeanShellTestElement: Log domain: http://adreamer.spiderum.com
2020-11-20 18:02:57,861 INFO o.a.j.u.BeanShellTestElement: Log domain: http://hexpion.spiderum.com
2020-11-20 18:02:57,867 INFO o.a.j.u.BeanShellTestElement: Log domain: http://wasabi.spiderum.com
2020-11-20 18:02:57,878 INFO o.a.j.u.BeanShellTestElement: Log domain: http://elbe040.spiderum.com
2020-11-20 18:02:57,884 INFO o.a.j.u.BeanShellTestElement: Log domain: http://samurice.spiderum.com
2020-11-20 18:02:57,890 INFO o.a.j.u.BeanShellTestElement: Log domain: http://cherishvu.spiderum.com
2020-11-20 18:02:57,903 INFO o.a.j.u.BeanShellTestElement: Log domain: http://ngalevi.spiderum.com
2020-11-20 18:02:57,909 INFO o.a.j.u.BeanShellTestElement: Log domain: http://nguyenbaotrung.spiderum.com
2020-11-20 18:02:57,915 INFO o.a.j.u.BeanShellTestElement: Log domain: http://loveless.spiderum.com
2020-11-20 18:02:57,921 INFO o.a.j.u.BeanShellTestElement: Log domain: http://quoravn.spiderum.com
2020-11-20 18:02:57,933 INFO o.a.j.u.BeanShellTestElement: Log domain: http://alexvu.spiderum.com
2020-11-20 18:02:57,940 INFO o.a.j.u.BeanShellTestElement: Log domain: http://hainguyen.spiderum.com
2020-11-20 18:02:57,946 INFO o.a.j.u.BeanShellTestElement: Log domain: http://vvesper.spiderum.com
2020-11-20 18:02:57,966 INFO o.a.j.u.BeanShellTestElement: Log domain: http://nhatbaovn.spiderum.com
2020-11-20 18:02:57,979 INFO o.a.j.u.BeanShellTestElement: Log domain: http://limitless.spiderum.com
2020-11-20 18:02:57,985 INFO o.a.j.u.BeanShellTestElement: Log domain: http://tornad.spiderum.com
2020-11-20 18:02:57,991 INFO o.a.j.u.BeanShellTestElement: Log domain: http://hientrang.spiderum.com
Vấn đề chia domain khiến mình cũng gặp khó khăn trong việc lấy dữ liệu những thành viên đó, vì cơ bản thì nó không theo quy tắc và mỗi trang trong sub-domain trên lại có bố cục và cách tổ chức trang khác nhau (Customization)
Do đó mình sẽ chia thành 2 ThreadGroup scan data đó là "Scan Top User" và "Scan User". Hiện tại TopUser chỉ có 20 thành viên trong cùng một trang nên rất dễ dạng có thể lấy được thông tin, chỉ cần gọi tới end-point "/api/v2/user/getTopUsers" và bóc tách dữ liệu từ response trả về thôi, không cần loop gì nhiều.
Vấn đề phát sinh đầu tiên là nếu mình dựa vào chức năng tìm kiếm (search) người dùng để tìm những thành viên khác của spiderum thì mỗi lần search theo một ký tự cố định nào đó thì mình chỉ có thể có được những thành viên có chứa ký tự search đó mà thôi.
Vậy là mình nẩy ra ý tưởng mình có 1 chuỗi tất cả các ký tự search_string="abcdefghijklmnopqrstuvwxyz0123456789" thì nếu mình băm nhỏ các ký tự từ a đến z và từ 0 tới 9 sau đó lấy ký tự đó để tìm kiếm thì số lượng người dùng mình có được sẽ gần như hết tất cả các thành viên trên spiderum.
Triển khai ý tưởng này mình có đoạn code bên dưới được viết bằng ngôn ngữ java thông qua BeanShell Sampler (cái này là gì thì bạn có thể đọc lại bài viết trước nhé!
log.info("Begin scan user...");
String searchString = vars.get("search_string");
ArrayList searchChars = new ArrayList();
for(int i = 0, n = searchString.length() ; i < n ; i++) {
char c = searchString.charAt(i);
searchChars.add(c);
}
int searchSize = searchChars.size();
vars.put("searchIndex", 0 + "");
vars.put("searchSize", searchSize + "");
vars.put("searchChars", searchChars + "");
Bạn thấy đó, chỉ cần một đoạn code nhỏ mình đã cắt nhỏ chuỗi trên thành các ký tự để tìm kiếm. Sau đó mình đẩy thông tin trên vào biết tương ứng để sử dụng vòng lặp tìm kiếm phía sau.
Vấn đề phát sinh tiếp theo đó là phân trang, một vòng lặp hiện tại thì mình chỉ tìm kiếm một ký tự a chẳng hạn, khi đó nó ra 6 trang chứa 105 thành viên có chứa chữ a tại thời điểm hiện tại. Vậy làm sao mình có thể biết có bao nhiêu trang và có bao nhiêu thành viên trong một trang, khi đó phải lặp bao nhiêu lần để có được dữ liệu data chỉ cho mỗi ký tự a.
Vấn đề được giải quyết khi mình gọi api đầu tiên với ký tự đầu tiên trong chuỗi cắt bên trên (ở trường hợp này sẽ là chữ a đầu tiên) và trang thứ nhất (vì dù ít data nhất hoặc không có data thì cũng hiển thị trang đầu tiên)
Khi đó mình sẽ có được dữ liệu ở trang đầu tiên, đồng thời mình tính được tổng các thành phần như tổng số trang, tổng số phần tử trong 1, trang kế tiếp, trang đầu tiên từ tổng số phần tử mà api đầu tiên trả về sau đó gán những thông tin đó vào biến.
Thế là mình đã có các biến để truyền vào vòng lặp lấy thông tin của tất cả các trang.
JSONObject store = (JSONObject) parser.parse(data);
int totalItems = (int) store.get("totalItems");
log.info("Log totalItems: " + totalItems);
JSONArray items = (JSONArray) store.get("items");
int totalItemsInPage = (int) items.size();
log.info("Log totalItemsInPage: " + totalItemsInPage);
log.info("Log items: " + items);
// Calulate page
int totalPage = 0;
int firstPage = 1;
int nextPage = 0;
int currentPage = 1;
if (totalItems > 0 ) {
totalPage = totalItems/totalItemsInPage;
if ((totalItems % totalItemsInPage) > 0) {
totalPage += 1;
nextPage = firstPage + 1;
}
}
vars.put("totalPage", totalPage + "");
vars.put("firstPage", firstPage + "");
vars.put("nextPage", nextPage + "");
vars.put("lastPage", totalPage + "");
vars.put("currentPage", currentPage + "");
Có được các thông tin thì mình dùng If Controller và Loop Controller để có thể lặp các trang lấy được tất cả các user có chứa chữ a bên trên. Vòng lặp này sẽ được lồng vào lòng lăp 36 lần của 36 ký tự bên trên mình đã cắt ra được.
Đến đây mình đã có được response của tất cả các user. Vấn đề bây giờ là bóc tách chúng và lưu nó vào file. Cái này code java thì khá đơn giản thôi. Chỉ có một lưu ý là trường hợp trùng (duplidate) khi tìm kiểm. Ví dụ chữ "n" vừa nằm trong user "ntech" vừa nằm trong Huskywannafly vậy khi mình search chữ "h" nó cũng ra 2 user này mà mình search chữ "n" cũng ra 2 user này. Vậy nên mình sẽ phải kiểm tra xem user đó mình đã quét qua chưa. Nếu chưa quét qua thì mình lưu xuống file, nếu quét qua rồi thì mình bỏ qua chẳng làm gì hết
// Export csv
for (Object item : items) {
JSONObject item = (JSONObject) item;
int userId = (int) item.get("user_id");
String name = (String) item.get("name");
String newData = userId + "," + name;
// Check duplicate data
boolean isDuplicate = oldData.contains(newData);
if(!isDuplicate){
log.info("Log user: " + newData);
writer.write( userId + "," + name);
writer.write(System.getProperty("line.separator"));
}
else{
log.info("Log duplidate data. " + newData);
}
}
Không đơn giản chỉ đến đây mà mình có được hết tất cả các thông tin của thành viên. Vấn đề này xảy ra có lẽ là tính năng của spiderum. Ví dụ mình search chữ "test" thì nó không ra user mình cần, mà mình search chữ "testyopmail" thì mới hiển thị ra, mặc dù chữ testyopmail chứa chứ test.
Bạn hình dung mình cắt chữ "a" tìm kiếm không thấy user mà bắt buộc tìm kiểm chữ "ab" mới thấy user. Tức là tổ hợp của 36 ký tự "abcdefghijklmnopqrstuvwxyz0123456789", như vậy không ổn rồi, nó sẽ sót một số lượng user lớn.
Vậy là mình phải thêm một giải pháp khác để quét lượng user còn sót bằng cách lấy qua thành viên được theo dõi (followers) và đi theo dõi thành viên viên khác (followings) để có thể lấy tiếp lượng user. Nếu tìm người theo dõi của một user bất kỳ bạn tìm kiếm được thì bạn không cần phải đăng nhập. Còn nếu bạn được người khác theo dõi và cần lấy thông tin những người theo dõi đó thì bạn cần phải đăng nhập. Đến đây mình phải tách thành 2 kịch bản followings và followers.
Kết quả cuối cùng thì mình có 2 file csv chứa thông tin của các user mà mình scan được thuộc 2 loại topUser và nguoi-dung. Ở đây mình chỉ lấy thông tin là user_id và name (username) vì các bước sau mình chỉ dùng đến 2 thông tin này. Mình sẽ có 1 ThreadGroup khác lấy full thông tin người dùng để gửi tin nhắn ở bài viết sau.
Vậy bạn đặt câu hỏi dùng 2 file csv này để làm gì?
Mình có nói ở trên là mình dùng để cho các kịch bản phía sau với số lượng CCUs bằng số lượng user mà mình quét được.
Nếu bạn đọc loạt bài viết này từ đầu thì bạn thấy mình để CSV Data Set Config lại sau cùng chưa đề cập đến.
CSV Data Set Config là một trong những element cấu hình quan trọng trong Jmeter. Nó được sử dụng trong việc tham số hóa trong Jmeter Test Plan.
Tham số hóa trong Jmeter là quá trình thực hiện Test Plan với nhiều bộ người dùng Input Data. Bằng cách thực hiện tham số hóa, chúng ta tổng quát thao tác nhập dữ liệu cho nhiều người dùng.
Sử dụng CSV Data Set Config để đọc các giá trị từ file CSV, lưu trữ chúng vào các biến được định nghĩa và sử dụng trong suốt quá trình kiểm thử với vai trò như Test Data.
- FileName: Tên tệp chính xác (có đuôi .csv) chứa dữ liệu kiểm thử để thực thi và được đặt ở cùng vị trí với Jmeter script.
- Variable Names: danh sách tất cả các tên biến (được phân tách bằng dấu phẩy) theo cùng thứ tự như được mô tả trong file CSV. Giữ trường này trống và jmeter sẽ lấy hàng đầu tiên từ tệp csv làm tên biến cho mỗi cột.
- Delimiter: được sử dụng để tách từng bản ghi trong tệp csv. Bạn cần đảm bảo xác định tên biến theo thứ tự chính xác khi bạn cung cấp giá trị trong file csv.
- Allow quoted data?: Nếu được bật, thì các giá trị có thể được đặt trong ”- dấu ngoặc kép - cho phép các giá trị chứa dấu phân cách.
- Recycle on EOF?: Nếu số lượng thread lớn hơn số lượng Test Data, bạn có muốn tiếp tục thực hiện kiểm thử bằng cách quay trở lại đọc từ đầu không?
- Stop thread on EOF?: Nếu chọn “Set”, khi chạy đến EOF sẽ khiến cho thread bị dừng lại.
- Sharing mode: Tại đây bạn có thể định nghĩa hành vi chia sẻ của file CSV. Mặc định sẽ chọn là "All threads"
- All threads: Nếu trong script của bạn có nhiều hơn 1 element CSV Data Set Config cùng tham chiếu đến 1 file thì CSV Data Set Config kế tiếp sẽ tiếp tục đọc CSV File đã được mở từ CSV Data Set Config trước.
+ Current Thread Group: Nếu trong script của bạn có nhiều hơn 1 element CSV Data Set Config cùng tham chiếu đến 1 file thì CSV Data Set Config kế tiếp sẽ mở lại csv file cho từng trhread group
+ Current Thread: Mỗi file csv được mở riêng biệt cho từng thread khi chọn option này.
Kết hợp CSV Data Set Config với file csv bên trên thì mình có thể quét được tất cả các bài viết và thông tin chi tiết của tất cả các thành viên.
Các bài viết của topUser thường nhiều và chất lượng nên sau khi scan thì mình đặt tên file và thư mục riêng nhằm cho kịch bản upvote và bình luận bài viết. Tương tự thì mình cũng chỉ cần thông tin cơ bản như post_id và slug mà thôi
Đến đây bạn có thể hiểu mình làm thể nào để chuẩn bị dữ liệu kiểm thử với số lượng lớn rồi đúng không.
Bên cạnh đó mình vẫn theo cách này để tạo ra các file csv tương ứng với từng kịch bản cho chiến dịch kiểm thử hiệu năng lần này.
Mình sẽ upload tất cả các script cũng như dữ liệu này lên github, nếu bạn nào có hứng thú với performance testing thì có thể kéo về nghiên cứu hoặc liên hệ mình nếu có bất cứ câu hỏi gì.
Thân ái chào các bạn và hẹn gặp lại vào cuối tuần này mình sẽ bắt đầu thực hiện chạy performance test và xuất report báo cáo ở bài viết tới!
Đợi nhé!
-- Youtube Blog Github Fanpage
Khoa học - Công nghệ
/khoa-hoc-cong-nghe
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất