Up thì nhiều người hẳn chẳng còn lạ gì, người chưa xem trọn bộ thì cũng hẳn đã từng thấy đoạn cắt phần đầu nói về chuyện tình của 2 ông bà hoặc thấy hình ảnh của các nhân vật/ phân cảnh trong phim ở đâu đó. Hoặc cũng có người không quan tâm nên chưa thấy thật, cơ mà mình cảnh báo là bài này đầy rẫy chi tiết spoil nội dung, thiên về chia sẻ góc nhìn một số chi tiết phim hơn là đánh giá phim.

Xem Up rất dễ chịu ở nhiều cảnh, dù có những cảnh mình chả vui chút nào (như là hòm thư bị phá, ông cụ phải đi viện dưỡng lão Cây sồi) nhưng các chi tiết khác lại khiến mình suy nghĩ nhiều(sau khi đã thấy dễ chịu ban đầu) và "reflect" lại cách mà bản thân đang sống.
Lúc ngồi ở tảng đá trên rừng (khi trời mưa, con chó Dug và chim Kelvin ngủ (Dug ôm chân Kelvin còn Kelvin co 1 chân lên ngủ, hic cưng xỉu), thì ông cụ vs thằng nhóc nói chuyện. Thằng nhóc dựng lều siêu thất bại, nó bảo "cháu kể ông nghe một câu chuyện nha" cái ổng kêu không rồi thằng nhỏ bắt đầu nỏi, y như ổng mới nói có vậy. 
Có những trường hợp người ta chẳng muốn nghe mà cứ nói thì thật phiền ( ví dụ Anne đã từng mắc phải với anh chàng lừa đảo khai thác vàng thuê phòng trong nhà), nhưng nhiều lúc chỉ đơn thuần là kể như thằng nhóc chia sẻ với ông cụ. (à thật có lỗi vì chẳng nhớ tên hai người mà chỉ nhớ tên con chó với chim). Mà đâu phải ai cũng dễ dàng chia sẻ. Dù chia sẻ khiến người ta gắn kết với nhau hơn, bởi chia sẻ khiến mọi người biết về nhau rồi có thể lí giải nhau hơn mà. Tuy là thế nhưng người ta sợ chia sẻ là tổn thương, nào là đối phương không muốn nghe, nào là sợ nội dung chia sẻ sẽ bị đánh giá/ để lại hậu quả. Kết cục là khép kín lại, chuyện mình mình biết, chẳng có kết nối gì. Như vậy cũng chẳng sao, chỉ là nếu chia sẻ thì trong lòng mình sẽ "khỏe" hơn, và mở ra cánh cửa cho mối quan hệ có chỗ nảy mầm. 

Lúc dắt Kelvin về nhà thằng nhỏ có bảo mấy kí ức vs bố vs cả cái gờ đó có vẻ nghe chán. Nhưng mấy cái chán đó lại là thứ khiến nó nhớ nhất. Ừa, nhiều khi cứ theo đuổi những thứ hào nhoáng hoặc thú vị, cool ngầu, nhưng rồi nhìn lại, những thứ bình thường mới là thứ gần gũi với tâm trí, cảm xúc của ta nhất. So sánh hơi khập khiễng, nhưng cứ như thể uống nước ngọt nhiều rồi nhận ra là mình thích nước lọc (ở trường hợp của mình). Mình nghĩ đến việc, có những thứ thiệt bắt mắt, "oshare" các kiểu cũng khiến đời sống tú vị thật, hưng rồi thời gian trôi qua, ta sẽ nhận ra là mình chỉ nên/ muốn giữ thứ mình thật sự cần. Chẳng nhất thiết là theo cái lối sống tối giản, chỉ đơn thuần, về cả mặt tinh thần và vật chất, ta chỉ giữ những thứ ta cần. Có thể nhiều khi nó đâm chán, nhưng lặng nghĩ lại, thì có thể sẽ thấy một góc nhìn khác. Điều này lại dẫn đến một câu chuyện khác mang tên "như thế nào thì bạn cảm thấy đủ?". Hạn định cho nghĩa của từ "đủ" với mỗi người là khác nhau, chừng nào tự mình nhìn thấy cái "đủ" đối với mình thì sẽ thấy tâm trí thảnh thơi hơn rấtttt  nhiều.
 Cơ mà hình như là bố thằng bé mất rồi hay sao nhỉ, cuối phim mình chỉ thấy mỗi mẹ nó đến dự lễ trao huân chương. Coi tới khúc này nghĩ vậy nên buồn, đúng là có kéo lòng trĩu xuống, hơi tiếc tí vì cả buổi ngồi coi đã không hề buồn vậy.
Russel cũng làm mình nghĩ nhiều, nhưng mà giờ lười quá, chỉ nói cái ấn tượng nhất vậy. (sẽ ráng sửa chữa sự lười này trong tương lai). Thằng bé nhiệt tình giúp đỡ Carl hết sức mình, dù bị đuổi hay nói không cần. Đam mê với cái huy chương cũng chính là một biểu hiện của sự giữ lời, kiên định. Và cả việc nó dễ dàng kết thân với Kelvin, cho Kelvin ăn sô cô la cũng làm mình vui và học hỏi. Nghĩ mới thấy đúng là trẻ con dễ kết bạn, bởi lòng không mang sợ hãi, phòng thủ, ngại phiền hay tính toán gì. Russel cũng rất chân tình và mọt lòng bảo vệ bạn, nhất định đi giải cứu Kelvin dù có hay không có Carl. Một cậu bé tốt, hơi béo và không có cổ, rất dễ thương.
Trong phim mình thấy tiếc và tội nghiệp cho ông Charles Muntz (nhà thám hiểm- idol của cụ ông cụ bà hồi trẻ). ( chậc và cái tên này khiến mình phải google vài giây vì chả nhớ). Ổng đã có ước mơ và đam mê tuyệt vời, truyền cảm hứng cho nhiều người, đặc biệt là nhiều đứa trẻ với slogan "adventure is out there". Nhưng rồi niềm tự hào và thành quả cố gắng của ông bị người đời chê bai, ngờ vực, ném đá, ôi chao mình nghĩ ông đã rất uất ức, phẫn nộ và thất vọng biết bao nhiêu! Phải tổn thương cỡ nào mới dành cả nửa đời sau đi tìm bằng chứng chứng tỏ mình không nói dối, dành tâm huyết đào tạo đàn chó tinh nhuệ và theo đuổi bắt cho được chú chim Kelvin còn sống chứ. Nhưng rồi khi ham muốn đó mãnh liệt quá, ông đã làm những chuyện không nên. Lúc ổng dọa ông cụ ở bàn ăn, có cầm mấy chiếc mũ phi công của những người đã bỏ mạng tại đây. Mình nghĩ, với cái context lúc đó, hẳn là do ông  giết người ta. Buồn cho những người đã chết và buồn cho cái đam mê nhiệt huyết của ông bị chệch hướng. Nhưng mình nghĩ ông đã buồn rất nhiều, để rồi bị nỗi buồn ăn mất và biến thành một kẻ như vậy.
Bé Diana trong Anne with an E từng bảo, thề thốt hứa hẹn là một điều rất nguy hiểm. Mình ngạc nhiên dễ sợ vì ở cái tuổi đó mà nhận thức được hư vậy. Bởi cái nguy hiểm đó đồng nghĩa với việc ta mang trách nhiệm với lời ta thề thốt, ta phải "fullfill" nó dù gặp trở ngại đi chăng nữa, mà đâu phải lúc nào ta cũng tự tin vượt qua được trở ngại đâu. Nhưng rồi cái chuyện thề này lại mang một màu sắc rất khác khi mình bắt gặp cảnh tượng "cross your heart" ở Up.
Khi Russel với ông cụ Carl nói chuyện( ôi chao cuối cùng cũng phải google cho ra tên), nói tới cái gì mà cần hứa ý (mình đã xem phim hơi lâu rồi nên kí ức hơi mai một), Russel tự động nói "cross my heart" và lành động tác minh họa luôn. Nó làm Carl nhớ tới người thương của mình hồi bé là một chuyện, ý nghĩ của cái "Cross my heart" lại là chuyện khác. 
Trong từ điển Oxford, có khác nhiều nghĩa của từ "cross" dưới dạng động từ nhưng có nghĩa này tự mình thấy hợp với sự tưởng tưởng của mình: "to pass across each other". Từ trái tim này tới trái tim kia, hoặc đơn thuần "xuyên qua cả trái tim mình", như để phơi bày rằng trái tim chân thành không nói dối, mở lòng hết sức, chân thành hết cỡ. 
(Theo trang dictionary.com thì nguồn gốc của cụm này là như vầy: "Attest to the truth of something; solemnly assure someone that the truth has been spoken. For example, I did lock the door—cross my heart and hope to die! This phrase most likely originated as a religious oath based on the sign of the cross; it is generally accompanied by hand gestures such as crossing one's hands over one's breast and then pointing the right hand skyward (a variant is cross my heart and point to God). Today most often uttered by children, it was first recorded in 1908").
Dông dài tới đây là đủ, hi vọng được nghe ý kiến của mọi người về bất kì chi tiết nào trong phim, để có được góc nhìn khác, để có thể lí giải cách mọi người nhìn nhận.