Như mọi người đã biết, cổ nhân ta đã có câu:
Không nghe phò kể chuyện.
Không nghe nghiện trình bày.
Không nghe say chém gió.
Và Không nghe chó sủa linh tinh.
Khuyết danh
 
Thông thường trong các bộ phim, người dẫn chuyện luôn là một góc nhìn chủ quan của biên kịch hoặc nhân vật mà biên kịch muốn bạn đồng cảm cùng, và cũng là góc nhìn mà người xem được mớm vào. Góc nhìn này, có thể mang tính trung lập, có thể không. Ví dụ, trong phim tuyên truyền Đức Quốc Xã Triumph des Willens của Leni Riefenstahl, chúng ta có góc nhìn của Đức Quốc Xã, một đế chế hùng mạnh của những binh đoàn mạnh mẽ, cùng những con người mạnh mẽ , sự mạnh mẽ đó càng được thể hiện qua cách dùng từ "mạnh mẽ" của người viết, ý là cách dùng từ vô cùng "mạnh mẽ".

Sieg Heil! Với những hình ảnh như vậy, thì những con người này làm sao thua được....(Spoiler: They Lost!)
 
Ví dụ này cũng có thể áp dụng cho bất cứ bộ phim có bất kì xung đột nào, tất nhiên có nhiều phim có góc nhìn đa diện, nhưng đấy để bài khác, bài này nói về người kể chuyện. OK?!
 
 
Vậy Unreliable Narrator/Người Dẫn Chuyện Không Đáng Tin (U.N) là gì?
Trong đa số các cách dẫn chuyện, luôn có một sự tin tưởng ngầm giữa người kể ( narrator) và khán giả rằng người kể chuyện đang kể sự thật, hoặc ít nhất là theo cái cách mà người kể cảm nhận. Trope này được sử dụng khi điều trái ngược xảy ra. Những điều người kể kể lại xung đột lẫn nhau. Và nếu bạn bảo họ kể lại đoạn nào đó, các sự kiện diễn ra khác đi một ít. Giống như khi bạn làm việc với một gã hay nói dối, câu chuyện thật nằm ở đâu đó, nhưng bạn chính là người phải cắt ghép chúng lại với nhau để lọc ra những điều là dối trá, bơm phồng, hoặc là nửa-sự thật...
 
Lý do của sự không-đáng-tin này có thể khác nhau. Có khi người kể chuyện là kẻ xấu trong câu chuyện và đang cố gắng đánh lạc hướng khán giả cũng như các nhân vật khác. Và nếu người kể bị điên, nó là Qua Con Mắt Của Kẻ Điên ( Through the Eyes of Madness).



Hi guys!
Một câu chuyện liền mạch và chân thật cũng có thể bị biến thành không-đáng-tin nếu nó đến từ một góc nhìn mang tính thiên vị cá nhân (ví dụ: hầu hết các phim chiến tranh, địch xấu, ta tốt), hay từ những quan sát không đầy đủ. Đây có thể tính như Sai Sót Ngây Thơ (Innocent Inaccurate), nếu người kể chuyện thật sự hiểu nhầm các tình huống đang diễn ra vì sự ngây thơ, thiếu kinh nghiệm hoặc chỉ đơn giản là thiếu thông tin.
Với một tác giả, đây là một mánh khá khó khăn bởi vì kể một câu chuyện bình thường sẽ dễ hơn là cố tình gây rối cho độc giả nhiều, chưa kể nó nó vi phạm điều luật cơ bản truyền thống nhất Khán Giả Là Lũ Ngu ( Viewers Are Morons), và có khi nó làm bạn có một fandom không mong muốn nữa.
Một cách làm phổ biến là tạo một Framing Device, nơi mà người kể chuyện chỉ là một nhân vật trong câu chuyện  bao trùm cả tác phẩm, để nhấn mạnh rằng người kể chuyện không phải là tác giả. Cách khác, khó hơn, là tạo một nhân vật hư cấu để kể chuyện, thường được sử dụng trong các phim hay truyện dựa-trên-câu-chuyện-có-thật trong quá trình kịch-tính-hóa câu chuyện. Và trong trường hợp đó là một phương tiện truyền đạt hình ảnh, thì những thông tin được truyền đạt của người kể có phần khác với những hình ảnh được khán giả xem được.
Những câu chuyện được kể với ngôi thứ nhất và giới-hạn-ở-ngôi-thứ-ba là những ứng cử viên cho trope này theo hai cách. Thứ nhất, một câu chuyện được kể tốt là một câu chuyện sử dụng Innocent Inaccurate, đơn giản bởi vì người kể không được kể những gì mà nhân vật không biết, và trong một phiên bản khó hơn, nhân vật có thể không thể diễn đạt những gì họ đã biết bằng lời hay những kiến thức nền cần có. Hoặc theo cách thứ hai, người kể chuyện đôi lúc cũng có thể từ chối kể cho khán giả quan điểm hay những điều đã biết của nhân vật.
 
Một vài ví dụ:

Trong American Psycho: cả bộ phim được nhấn nhá rằng tất cả chỉ là tưởng tượng của Patrick Bateman.
Trong The Usual Suspects: Đặc vụ Kujan dành cả thời lượng bộ phim để nghe Verbal Kint kể câu chuyện của mình, và bảo rằng phần lớn của chúng là dối trá.
 Trong Fight Club: Người kể chuyện sau cùng lại là một nhân cách khác của nhân vật chính, và cũng là Tyler Durden.