Bạn có biết rằng đọc văn bản với chữ đen sẽ khiến đôi mắt phải điều tiết nhiều hơn? Một khảo sát đã chỉ ra rằng '58% người trưởng thành tại Mỹ' đã gặp phải tình trạng mỏi mắt khi làm việc với máy tính. Designer hoàn toàn có thể giải quyết vấn đề này bằng cách chú ý tới màu đen khi thiết kế.

Chữ đen trên nền trắng

Màu đen trên nền trắng khiến mắt người dùng phải hoạt động nhiều hơn cũng như cần nhiều thời gian hơn để mắt điều tiết. 100% ánh sáng của màu trắng kết hợp với 0% ánh sáng của màu đen tạo nên mức độ sáng cường độ cao gây hại cho mắt khi đọc văn bản. Mắt sẽ cần làm việc nhiều hơn để thích nghi với ánh sáng mạnh.
Một ví dụ thực tế là khi chúng ta mở đèn sáng trong căn phòng tối om. Sự thay đổi đột ngột của môi trường sáng gây ảnh hưởng không tốt tới võng mạc. Nhưng nếu thử mở đèn sáng nhẹ trong căn phòng tối, mắt chúng ta sẽ dễ dàng thích nghi hơn bởi vì võng mạc không bị kích thích quá mức với sự thay đổi nhẹ ở cường độ ánh sáng.
Source: uxmovement
Source: uxmovement
Thay vì sử dụng chữ đen, hãy sử dụng chữ tối (xám). Việc này giúp làm giảm ánh sáng và phần text cũng sẽ không trở nên quá sắc cạnh. Điều này giúp giảm mỏi mắt và tăng cường khả năng đọc.
Một nghiên cứu chỉ ra rằng khi hiển thị ở chế độ nền tối, màn hình thiết bị sẽ phát ra ít ánh sáng xanh hơn - loại ánh sáng được cho là gây ra nhiều tác hại cho mắt và chất lượng của giấc ngủ. Đã có không ít nghiên cứu khoa học thực sự chỉ ra rằng ánh sáng xanh lam có ảnh hưởng đáng kể đến nhiều hệ cơ quan trong cơ thể và đặc biệt là não bộ của bạn, từ việc làm đảo lộn nhịp sinh học cho đến gây tổn thương cho các tế bào nhạy cảm trong võng mạc.
Vì lý do trên, chế độ nền tối được khuyên dùng như một biện pháp giúp mang lại trải nghiệm sử dụng tốt hơn khi mọi người dùng thiết bị của mình vào ban đêm, cũng như mang lại giấc ngủ sâu, thoải mái hơn sau khi sử dụng thiết bị.
Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng những hiện tượng mỏi mắt, khô mắt, lóa mắt sau khi nhìn vào màn hình điện tử liên tục trong khoảng thời gian kéo dài cũng sẽ giảm dần theo gam màu tối hiển thị trên màn hình.

Chữ trắng trên nền đen

Nền đen sẽ hấp thụ tất cả ánh sáng phát ra từ màn hình. Điều này buộc chúng ta phải mở đồng tử của mình lớn hơn để nắm bắt thông tin hình ảnh cần thiết, dẫn đến giảm độ sắc nét tổng thể. Trong khi đó, giao diện chế độ ánh sáng khiến đồng tử của chúng ta thu nhỏ lại và điều chỉnh độ sáng tăng lên, giúp cải thiện độ sắc nét.
Đây chính là hiệu ứng "halation" - nguyên nhân khiến người dùng bị suy giảm thị lực và giao diện chế độ tối. Halations làm cho văn bản màu trắng dường như xuất hiện mờ hơn so với thực tế. Điều này đặc biệt đúng đối với những người mắc chứng loạn thị và cận thị. Đây cũng là lý do Chế độ tối không được khuyến nghị cho những người bị mắc tật loạn thị.
Thay vì sử dụng nền đen, hãy sử dụng nền xám đậm (tối) để có thêm ánh sáng hỗ trợ người đọc, giúp giảm tình trạng mỏi mắt, tăng khả năng đọc.

Độ tương phản và khả năng tiếp cận (Accesibility)

Tuy nhiên sử dụng màu đen tuyền không hoàn toàn gây hại cho tất cả người dùng. Những người có thị lực kém và những người khiếm thị thường đọc dễ dàng hơn trên nền trăng chữ đen hoặc chữ trăng nền đen. Đối với tập người dùng này, designer có thể cân nhắc dùng màu đen cho chế độ 'Trợ năng'. Với những người có thị lực bình thường, hãy dùng màu xám (tối) để tránh gây mỏi mắt.

Đỗ tương phản và tính dễ đọc (Readability)

Độ tương phản cao sẽ có lợi cho khả năng đọc. Tuy nhiên, tương phản quá cao sẽ tạo nên mức độ chênh lệch lớn về ánh sáng, gây ảnh hưởng tới mắt. Vì vậy để hỗ trợ mắt người dùng tốt nhất là bạn hãy tạo nên độ tương bản cân bằng giữa văn bản và nền.
Gợi ý công cụ kiểm tra độ tương phản: