Trả lời: Chier Hu
Hình ảnh trong phim American Dreams in China
Là một người Đông Á, tôi tự mình trải nghiệm và được nghe những thứ gọi là lợi thế sinh học của người Đông Á (không nhất thiết phải có cơ sở khoa học nhưng có thể dùng để đi bà tám cũng được):

1. MÙI CƠ THỂ NHẸ NHÀNG
Đa số dân Đông Á, bất kể nam hay nữ, đều có mùi mồ hôi khá nhẹ, không quá khó ngửi. Chúng tôi không bao giờ phải mua lăn khử mùi.
Người Đông Á không có nhiều dầu ở ống tai ngoài, thay vào đó nó khá khô. Chúng tôi không cần phải lấy ráy tai mỗi ngày.
Nhưng càng nhiều mùi cơ thể có nghĩa là khả năng tạo sữa càng lớn. Giống như một dạng biến thể của tuyến mồ hôi đầu tiết (apocrine gland), tuyến vú (mammary gland) có liên quan trực tiếp đến khả năng tạo sữa. Tỉ lệ “không tiết đủ sữa” ở phụ nữ Đông Á cao hơn đáng kể so với phụ nữ phương Tây, nguyên nhân cũng bởi hiện tượng đột biến trong “gen loại bỏ mùi cơ thể”!

2. DA VÀNG TÍCH HỢP VỚI HDR, PHÙ HỢP HƠN CHO VIỆC CHỤP ẢNH
Làn da vàng khó bị phơi sáng quá mức khi chụp ảnh, vì vậy không cần phải điều chỉnh ISO (thứ làm cho ảnh bị nhiễu - noise). Trong các tấm hình, làn da vàng vẫn giữ được toàn bộ các chi tiết của vùng sáng (highlights) và đổ bóng (shadows) với độ tương phản tuyệt vời. Nó có thể thích ứng với các khung cảnh khác nhau và không bị hạn chế nhiều về loại ánh sáng. Da vàng không đòi hỏi nhiều cho việc cài đặt cân bằng trắng. Và cũng phù hợp để chụp chung với hầu hết mọi người: da đen với da vàng, da vàng với da trắng…

3. VẺ BỀ NGOÀI: NHÌN TRẺ TRUNG
Với cùng điệu kiện dinh dưỡng, người Đông Á trung bình trưởng thành về mặt sinh dục muộn hơn các sắc tộc khác.
“Một người đàn ông Đông Á 28 tuổi” có thể trông như “anh Tây 18 tuổi”. Bởi vì người Đông Á là dạng hoàn thiện nhất của chậm phát triển sinh lý (Neoteny: hiện tượng con trưởng thành không thay đổi hình thái hoàn toàn, mà vẫn giữ lại một số đặc điểm kiểu hình của con non).

4. PHÂN BỐ CHẤT BÉO ĐỒNG ĐỀU TRÊN CƠ THỂ
Người châu Âu và châu Phi có đôi chân thon và dài, rất hiếm thấy ở người Đông Á. Mặc dù không có đôi chân dài mảnh khảnh, nhưng người Đông Á phân bố chất béo trên cơ thể khá đồng đều.
Hiện tượng chất béo chỉ tập trung vào một bộ phận nào đó của cơ thể (ví dụ có bụng mỡ nhưng cổ chân thì nhỏ xíu) rất hiếm khi xảy ra với người Đông Á.

5. ÍT LÔNG TRÊN CƠ THỂ VÀ LÀN DA LÁNG MỊN.
Ngươi Đông Á được sinh ra với rất ít lông trên người và làn da thì nhẵn nhụi, điều này khiến cho cảm giác khi chạm vào da rất dễ chịu. Làn da trơn nhẵn, cảm giác giống như lụa hay satin nhưng không quá trơn. Lông của người Đông Á chỉ mọc ở những chỗ cần mọc thôi.

6. ASIAN SQUAT (A.K.A NGỒI XỔM)
So với việc ngồi trên bồn cầu thông thường, thì ngồi xổm “làm trống đại tràng” dễ hơn nhiều, việc này khiến các chất độc chứa vi khuẩn gây bệnh trong đường ruột không còn khả năng tích tụ nữa.
Điều này nghĩa là dân Đông Á dễ dàng giải quyết nỗi buồn ngoài thiên nhiên hơn, trong khi người phương Tây phải ôm cây cho chắc vì họ không thể ngồi xổm một cách vững chãi được.
Việc ngồi xổm cũng giúp binh lính di chuyển nhanh hơn trong các boong ke thấp, từ đó giúp thay đổi vị trí bắn nhanh hơn. Người da đen và da trắng không thể làm điều này, nên lính của họ sẽ chậm hơn trong boong ke, thậm chí phải quỳ và bò mới di chuyển được.
Nhiều người Đông Á khi sinh ra có cơ thể phù hợp với động tác “bật tôm” (Carp kip-up), nghĩa là họ có phản ứng tốt hơn về căng thẳng thể chất (nhanh nhẹn).

7. THỂ CHẤT BẨM SINH: TỐT HƠN TRONG VIỆC KẾT HỢP, GIỮ THĂNG BẰNG VÀ NHANH NHẸN
Những môn thể thao mà người Đông Á chơi rất tốt đó là bóng bán và cầu lông. Bởi vì chúng được chắn bởi một tấm lưới (tránh tiếp xúc vật lý trực tiếp), việc này cần phải duy trì thể chất căng thẳng, sự cân bằng, sự bền bỉ, tốc độ di chuyển, và quan trọng hơn hết là kiểm soát chính xác các nhóm cơ nhỏ ở cổ tay.
Về phương diện thể chất, người Đông Á là trùm trong bộ môn gọi là “súng ngắn chiến thuật cự ly 10m”. Thử nghĩ về những kẻ đối đầu khó nhằn nhất với quân đội Mỹ mà xem: Kamikaze của Nhật trong Thế chiến 2 (T/N: Kamikaze còn gọi là thần phong, chỉ những cuộc tấn công cảm tử của Nhật trong WW2), quân viện trợ chống Mỹ viện Triều của Trung Quốc trong chiến tranh Triều Tiên, Việt Cộng trong chiến tranh Việt Nam...

8. THÍCH SỰ YÊN BÌNH: TỈ LỆ TỘI PHẠM THẤP
Nồng độ testosterone thấp ở dân Đông Á làm giảm khả năng phạm tội bộc phát. Bởi vì hóc-môn sinh dục thấp, người Đông Á tập trung làm việc chăm chỉ và xây dựng gia đình hòa thuận hơn là tham gia và các mâu thuẫn xã hội.
Nhưng cũng rất khó để “tạo ra bạo loạn để có được quyền lực công bằng”. Người Đông Á rất giỏi trong việc chịu đựng khó khăn trong “tình hình xã hội tồi tệ” hay “môi trường sống kinh khủng”, và tâm trạng của họ cũng rất ổn định.

9. THUYẾT CHỌN LỌC K (K-SECLECTION): SINH ĐẺ MUỘN HƠN, ÍT HƠN VÀ CHẤT LƯỢNG HƠN
So với người châu Âu và châu Phi, người Đông Á có tỉ lệ sinh đôi thấp nhất và thời gian mang thai trung bình lâu nhất, 42 tuần. Chiến lược sinh sản được thể hiện trong các đặc điểm sinh lý của chúng ta đó là “sinh con muộn hơn, ít hơn và chất lượng hơn.”
Ưu điểm của việc trẻ lâu (Neoteny) là làm hoãn sự phát triển của các bộ phận khác trong quá trình phát triển song hành với não, và cung cấp nhiều tài nguyên hơn cho sự phát triển của não bộ (em bé hầu như đã phát triển não trong vài tuần cuối trong bụng mẹ). Đây là lời giải thích thỏa đáng cho việc vì sao người Đông Á có dung tích não trung bình cao nhất (1364 cm khối)

10. IQ CAO, KHẢ NĂNG TỔ CHỨC MẠNH, TÍNH KỶ LUẬT HƠN.
Phẩm chất của các sắc tộc ở các khu vực khác nhau chủ yếu là để thích nghi với khí hậu địa phương. Người Đông Á sinh sống trong những cộng đồng nông nghiệp, cần thiết phải đối phó với các mối quan hệ phức tạp giữa người với người. Điều này đòi hỏi một khả năng IQ nhất định và làm giảm mức độ testosterone. Do đó, người Đông Á làm tốt hơn trong việc xử lý các vấn đề phức tạp liên đới nhiều bên, dễ hòa đồng với người khác và có tính cách nhẹ nhàng hơn.
Đông Á không phải nơi đầu tiên xây dựng một nền văn minh, nhưng là nơi duy trì ổn định xã hội lâu nhất, nhờ vào sự lãnh đạo tài tình trong văn hóa và giáo dục. Trong môi trường xã hội này, những cá nhân có chỉ số IQ cao hơn, khá năng tổ chức mạnh mẽ hơn, kỷ luật hơn sẽ có khả năng đạt được những lợi thế phát triển nhất định.
Nhìn chung, người Đông Á tập trung nhiều vào giáo dục cũng giống như người Do Thái. Điều chúng tôi quan tâm nhất là đầu tư vào giáo dục.
Mức độ thông minh ở các khía cạnh khác bị ảnh hưởng nhiều từ giáo dục. Sự khác biệt về trình độ học vấn giữa các nhóm dân cư khác nhau là do “ảnh hưởng văn hóa” hơn là do các yếu tố di truyền. Nền tảng văn hóa của người Đông Á khiến các gia đình coi trọng giáo dục, và trình độ học vần trung bình của chúng tôi khá cao.

11. TỈ LỆ TRAO ĐỔI CHẤT CHẬM NHẤT
(T/N: Metabolic rate: cho ta biết mức năng lượng tối thiểu mà cơ thể cần để đảm bảo duy trì các hoạt động bình thường)
Cùng một loại thuốc, người Đông Á chỉ cần uống ít hơn.
Đối với các gen chuyển hóa thuốc, người da vàng trao đổi yếu hơn, trong khi người da trằng chuyển hóa thuốc rất mạnh.
Do sự khác biệt di truyền, trong điều trị các bệnh liên quan đến axit (ức chế bơm Proton: thuốc ức chế axit như Omeprazole) như loét dạ dày, dân da vàng chỉ cần dùng một nửa liều của dân da trắng mà vẫn cho hiệu quả tương đương.