Sau 4 năm, UFC mới mang tới đất nước Australia một trận tranh đai chính thức, cũng như cái lần chị đại Ronda Rousey lần đầu tiên gục ngã trước cú đá của Holly Holm năm 2015. 
Thế nhưng, lần này khán giả sẽ không còn phải chứng kiến những võ sĩ xa lạ giành giật chiếc đai vô địch như Holm và Rousey nữa. Thay vào đó, họ sẽ được chứng kiến 2 người con của 2 quốc đảo Châu Đại Dương - Robert Whittaker và Israel Adesanya, hai đại diện xuất sắc nhất của châu lục này từng có mặt tại UFC.
Và với các fan của UFC, có lẽ cũng đã rất lâu rồi kể từ sau thời của "Nhện" Anderson Silva - người ta mới thấy hạng trung đang trỗi dậy với những tay đấm trẻ đến như thế. Robert Whittaker, Israel Adesanya, Paulo Costa, Kelvin Gastelum,  tất cả niềm hi vọng của hạng cân này đang đặt vào tay của những võ sĩ mới bước sang độ tuổi 30. 
Tạm gác tương lai của Middleweight sang một bên, chỉ còn vài giờ nữa, trận tranh đai giữa Robert Whittaker và Israel Adesanya, trận thống nhất đai của Middleweight đáng lý ra phải kết thúc từ 6 tháng trước, sẽ chính thức bắt đầu. Và MMACafe sẽ nói tới một vài góc nhìn về trận đấu này. 
Ảnh: MMA Fighting

"The Reaper" Robert Whittaker - "Thần chết Châu Đại Dương" 

Sinh ra tại New Zealand và lớn lên ở Australia, Robert Whittaker đang là một trong 2 nhà vô địch hiếm hoi ở UFC có nền tảng ban đầu là Striking. Whitt bắt đầu với Karate, Hapkido và cuối cùng mới tìm đến MMA và Wrestling.

Striking 

Dù rằng đã dừng tập Karate từ lâu nhưng lối đánh của Whitt vẫn vô cùng đậm chất bùng nổ mà môn võ này sử dụng. Đòn tay của Whitt chớp nhoáng, nhưng cú đá nối (follow up kick) vẩy chân gọn gàng và đặc biệt là khả năng bật vào (explosive get in) cực kì đặc trưng của Karate. 
Hơn nữa, cái tay trái là vũ khí nguy hiểm nhất của Whitt luôn làm tốt nhiệm vụ của nó. Có ít nhất  3 người đã từng gục trước cú móc tay trước (check hook) của Whittaker là Colton Smith, Brad Tavares và Derek Brunson, những võ sĩ có lối đánh cấp tập và rất dễ mất bình tĩnh.
Ngoài ra, Whittaker thường sử dụng một combo quen thuộc là đá thẳng phải - thu về, bật ngược trở lại - móc trái (Front kick - left hook) để tạo đà cho cú đấm của mình, nó được mô tả qua clip này ở 1:00
Và đây là cách Whittaker đã hạ Brad Tavares và Derek Brunson với một combo tương tự, ngoài ra, có thể thấy cái tay trái của Whitt có khả năng nhắm đối phương rất chính xác dù đó là combo tấn công hay vừa lùi vừa phản công. 
Kết quả hình ảnh cho whittaker vs brunson gif

Wrestling

Vô địch Wrestling Australia năm 2017, không phải đơn giản mà Whittaker lại có một khả năng scramble (vùng vẫy để thoát khỏi tư thế bất lợi) tốt đến như thế. Trong 2 trận đấu với Yoel Romero, "The Reaper" chỉ bị quật ngã 7/28 lần, một con số không hề tệ khi đối đầu với người từng giành HCB Olympic Wrestling cùng 4 lần vô địch thế giới. 
Tuy nhiên, lối đánh và chỉ số chống vật (takedown defense) lên tới 84% (theo UFCstats), rõ ràng là Wrestling của Whittaker theo thiên hướng phòng thủ để trở về đánh đứng (defensive wrestling to get up) chứ không phải là tấn công. Một kĩ năng có lẽ sẽ không được sử dụng nhiều trong trận đấu sắp tới.

Israel Adesanya - "The Last Stylebender" 

Striking

Có lẽ, cũng chẳng cần bàn nhiều về trình độ Striking của Adesanya nữa, 75-5 Kickbox, 5-1 Boxing, 17-0 MMA là quá đủ để cho thấy striking của Adesanya là thứ làm nên đặc trưng của tay đấm này. 
Tuy nhiên, điểm đặc biệt khiến Adesanya được ca tụng là "Nhện trẻ", khiến người ta tin rằng tay đấm sinh ra tại Nigerian, lớn lên ở New Zealand này sẽ thay thế được hình ảnh của Anderson Silva ở hạng trung lại là hai thứ khác : sự đa dạng trong kho vũ khí và cảm giác đấu (fight sense) cực kì nhạy bén.
Nói cũng không bằng hình ảnh, hãy dành vài phút xem lại những trận đấu của Israel Adesanya, các bạn có thấy điểm chung gì giữa kĩ thuật của người này với Silva, Jon Jones hay không.
Đó chính là sự đa dạng, Adesanya toàn diện ở tất cả các kĩ năng striking từ đấm - đá - chỏ - gối, một điểm lợi thế trước những võ sĩ chỉ sử dụng kĩ năng Kickboxing đơn thuần như Whittaker, Tavares hay Gastelum. 
Fight Sense (cảm giác đấu) nhạy bén, hiểu một cách đơn giản là fighter nhìn nhận tình huống - đưa ra phương án xử lý - thực hiện nó ở tư thế lý tưởng - tạo ra một đòn đánh hiệu quả. 
Đó là khả năng striking đặc biệt của Adesanya, tay đấm này luôn tìm kiếm cơ hội ra đòn với tỉ lệ chính xác cực cao. Ngoài ra, fight sense nhạy bén còn giúp võ sĩ ra đòn ở những tư thế "không ai nghĩ ra nổi", kiểu như thế này.

Cú chỏ chẳng ai nghĩ tới - cảm giác này rất giống Tony Ferguson hay Jon Jones phải không.
Sự đa dạng ở kho vũ khí + khó lường với cảm giác đòn nhạy bén, tốc độ cùng sức bật tốt khiến cho nhiều người nghĩ rằng "Adesanya là một võ sĩ có damage không to". Nhưng hãy nhớ lại một ví dụ khác là Stephen Thompson - người có hàng loạt cú knockout chỉ nhờ kĩ thuật - tốc độ và sự chính xác, Israel Adesanya chính là mẫu võ sĩ như vậy.

Kết quả hình ảnh cho adesanya brunson gif
Pha timing lên gối được Daniel Cormier khen ngợi - Nếu Whittaker có combo follow-up kick thì Adesanya nổi tiếng với những cú đá + hạ chân + đấm bồi tay phải. 

Whittaker vs. Adesanya - Khi "bùng nổ" đối đầu với "ổn định" 

Nói về sự khác biệt giữa lối đánh striking của Adesanya và Whittaker, có thể thấy rõ ràng nhất là thay vì lao vào và tung combo như Whitt, "Nhện trẻ" luôn luôn giữ trong tâm và không bao giờ "đánh với" giống như Whittaker hay Kelvin Gastelum. 
Thói quen này thường đến từ những fighter có lịch sử thi đấu Kickboxing như Anderson Silva, Stephen Thompson hay Darren Till, bởi khi đánh Kickboxing, sẽ không có những pha để cơ thể "trôi" theo đòn đấm và thực hiện những cú ôm vật (tương tự như Tán Thủ và MMA). 
Kết quả hình ảnh cho adesanya combo gif
Giữ trọng tâm cơ thể, ít khi lao tới dù đối thủ đã đứng yên
Võ sĩ lúc đó sẽ phải giữ được trong tâm để có thể phòng thủ và chuẩn bị cho tình huống thêm theo nhanh nhất có thể, vì thế: sự ổn định là đặc trưng cho striking của Israel Adesanya. 
Trong trận đấu với Kelvin Gastelum, BLV Joe Rogan luôn nhận xét rằng để với tới được Adesanya, Gastelum luôn phải với hết tầm tay và có những cú "loop", những cú đấm vòng hết cỡ và tốn rất nhiều thể lực. Lợi thế sải tay khiến Adesanya chỉ cần lách nhẹ đầu để có thể tránh né những combo của Kelvin. 

So sánh hai lối đánh 

Đây là lí do vì sao mình cho rằng kèo đấu giữa Whittaker và Adesanya sẽ diễn ra vô cùng căng thẳng. Bởi cả 2 đều đã từng bị "khai phá" (explore) lối đánh một lần trong quá khứ, bởi những võ sĩ có khả năng đánh đứng tương tự như đối thủ mà họ sắp đối diện. 
Với Adesanya, lối giữ ổn định trọng tâm, cảm giác đấu nhạy bén khiến "The Last Stylebender" là một võ sĩ cực kì tự tin trong những pha đôi công mặt đối mặt. Tuy nhiên, việc "tĩnh" lại như vậy sẽ là mồi ngon cho những tay đấm thích lao tới hết tầm. 
Không đâu xa, trận đấu với Kelvin Gastelum, Adesanya đã không dưới 2 lần bị Kelvin đánh lừa bằng cách khá đơn giản: đứng đôi công - tách ra - giả vờ đứng đối công - lao vào combo 1-2. Các bạn có thể xem video trận đấu bên dưới.
Trước một đối thủ có sải tay, sức bật tốt hơn nhiều như Robert Whittaker, dù rằng lực đánh của Whitt không hơn so với Gastelum (theo nhận định cá nhân), thì vẫn vô cùng nguy hiểm cho Adesanya nếu nhận trọn một combo "bùng nổ" từ Whitt, điều đã được thực hiện bởi Gastelum. 
Với Robert Whittaker, "bùng nổ" không phải không có điểm yếu, đó chính là những lúc Whitt có "điểm rơi" khi thực hiện combo của mình. Những thời điểm anh không đạt tốc độ cao nhất "sau khi ra đòn" và "đang rút lui về", hai tình huống khiến anh bị Yoel Romero trong trận đấu thứ 2. 
Đen đủi thay, Israel Adesanya lại là võ sĩ có khả năng timing rất tốt, từ khoảng cách đến thời điểm. 
Nói vậy tức là, nếu rơi vào trường hợp Adesanya có thể dùng khả năng né tránh của mình thoát khỏi một combo của Whitt. Việc nhà ĐKVĐ của chúng ta bị phản đòn là điều hết sức hiển nhiên, mà theo mình, là chắc chắn sẽ xảy ra trong trận đấu tới. 
Chắc hẳn các bạn còn nhớ cách Conor McGregor hạ Eddie Alvarez, đó là khi Conor biết được tầm với tối đa của Eddie. "The Notorious" chỉ cần lách nhẹ khi Eddie hết tay và chưa kịp thu về, Eddie lập tức lãnh trọn cú tay sau của Conor. Đây là trường hợp mình nghĩ tới vào trận đấu ngày mai. 
Một pha bắt điểm rơi chính xác là sở trường của Adesanya. 

KẾT LUẬN: Whittaker (40-60) Adesanya

Xét về phong độ, Israel Adesanya đang là người nhỉnh hơn nhờ thi đấu liên tục mà không có chấn thương quá trầm trọng. 
Xét về kinh nghiệm, Whittaker đang là người chinh chiến và có kinh nghiệm ở những trận đấu "tốc độ cao" hơn. 
Tuy nhiên, sau 1 lần bị Yoel Romero "suýt đập vỡ" và chấn thương hồi tháng 4 vừa qua, mình khá lo sợ rằng Whittaker sẽ không có được sự sắc bén như một hoặc hai năm về trước. Dù rằng trong buổi Open Work-out gần đây anh khá tự tin, nhưng phong độ vẫn là dấu hỏi lớn. 

Trận đấu giữa Robert Whittaker và Israel Adesanya khả năng cao sẽ là một cuộc đôi công striking, mảng kĩ năng Adesanya được đánh giá nhỉnh hơn. Nhưng sự đối lập của hai lối đánh có thể tạo nên đột phá, khi mà cả 2 đều đã từng bị khoan vào điểm yếu, như mình đã nói - bởi những đối thủ có cùng kĩ năng tương tự. 
Adesanya đã chứng minh được khả năng chịu đòn, sự tỉnh táo về chiến thuật và thể lực qua trận đấu với Kelvin Gastelum. Ngược lại, 50 phút trên sàn đấu với Yoel Romero, có thể khiến Robert Whittaker "tiến hóa", hoặc sẽ khiến anh bị bào mòn đi so với hai năm về trước. Và lần này, thứ Robert phải đối đầu sẽ là "sự chính xác" của Adesanya, nó khác với "sức bùng nổ" của Yoel Romero. 
Chính vì thế, dù rất thích và cổ vũ Robert Whittaker, mình nghĩ Israel Adesanya đang là người giữ nhiều lợi thế hơn trong trận này.