Tương lai thế giới nằm ở đâu ?
Vài năm đổ lại đây người ta hay nói về những từ ngữ nghe có vẻ hào nhoáng và chuyên nghiệp, từ “nền kinh tế chia sẻ - Sharing economic”...
Vài năm đổ lại đây người ta hay nói về những từ ngữ nghe có vẻ hào nhoáng và chuyên nghiệp, từ “nền kinh tế chia sẻ - Sharing economic” đến Blockchain, rồi Fintech, Cách mạng 4.0 hay AI. Các startup ăn theo mọc lên như nấm, anh nào cũng tự cho mình là startup triệu đô rồi tỉ đô, tự định giá lên mây xanh, cố dí startup dính vào vài cái như IoT rồi, blockchain nọ kia. Xem Sharktank Việt Nam có không ít startup ngáo cả giá và cả kiến thức, với việc bắn lung tung chưởng các mỹ từ để hy vọng bán được ít cổ phần cho các shark với giá hời. Vậy trong 1 lô các startup, 1 loạt các loại công nghệ VR, AI, IoT …. Thì đâu là tương lai của nhân loại ?
Flashback lại quá khứ cách đây 20 năm, thời điểm mà cuộc bùng nổ cách mạng internet xảy ra năm 1990. Liệu cách mạng internet có xảy ra nếu không có sự phát minh ra cáp quang trước đó và bùng nổ máy tính cá nhân giá rẻ của IBM cùng sự góp công của ông lớn Intel. Cuộc bùng nổ máy tính cá nhân là thứ đã xây nên Microsoft hiện tại và cuộc cách mạng internet là khởi nguồn cho Google, Yahoo.
Quay lại cách đây 10 năm, khi mà Iphone 3g được coi là bước đột phá của ngành di động. Nó đã mở ra một con đường mới cho sự phát triển của điện thoại thông minh và kéo theo đó 1 loạt các startup nền tảng di động như Airbnb, Uber…
Thế giới hiện tại đang quan tâm nhiều đến lĩnh vực phần mềm, đầu tư những thứ mà nghe có vẻ rất hoa mĩ như “công nghệ blockchain” hay các startup dạng chia sẻ từa tựa như Uber ( cho thuê xe mà không sở hữu 1 chiếc xe nào ) hay Airbnb ( cho thuê phòng mà không sở hữu phòng nào ) mà chẳng hề để tâm đến lĩnh vực phần cứng, thứ cốt lõi và là nền tảng của sự phát triển chứ không phải phần mềm.
Câu trả lời cho tương lai
Muốn biết tương lai, nên nhìn vào hiện tại. Có những công nghệ nào lĩnh vực phần cứng tạo được đột phá ? Có lẽ trong 5 năm gần đây chỉ có 2 thứ: máy tính lượng tử và công nghệ 5G
Máy tính lượng tử, để có thể trở thành máy tính cá nhân có lẽ còn cần rất nhiều bước nghiên cứu và đột phá công nghệ, nhưng nếu trở thành máy chủ thì có lẽ nó không còn xa. Với sức mạnh gấp khoảng 1 tỷ lần siêu máy chủ mạnh nhất thế giới hiện tại Summit thì máy tính lượng tử hứa hẹn sẽ là bước nhảy vọt của công nghệ với khả năng hỗ trợ tất cả mọi ngành khoa học và nghiên cứu cho tới những ứng dụng thực tế trong IoT hay Big data. Tất nhiên, nó sẽ không vọt được kiểu vào 1 hôm mát trời người ta công bố rằng máy tính lượng tử đã được sử dụng hoàn thiện như 1 con máy chủ đa dụng mà mình nghĩ sẽ phải trải qua máy chủ dạng Hybird với máy chủ thường để biên dịch và chuyển ngôn ngữ sang máy tính lượng tử, máy tính lượng tử chỉ để tính toán và trả kết quả. Nhưng dù sao, máy tính lượng tử vẫn là một tương lai sáng ngời cho nhân loại và sẽ mở ra 1 loạt công nghệ và phần mềm mới đi theo.
Còn 5G thì sao ? Tại sao lại là 5G ?
5G là một cộng nghệ đột phá bởi tốc độ nó nhanh gấp 100 lần 4G và trên lý thuyết có thể chạm tới 10gbps, nhanh hơn tốc độ đọc ghi của 1 chiếc SSD Sata 3 và bằng 1/10 tốc độ của Ram máy tính.
Mình sẽ không động tới việc tốc độ truyền tải mạng 5G sẽ có tác động gì tới IoT hay việc gọi video 4k qua 5G có nhanh hơn không vì kiến thức hạn hẹp, nhưng chắc chắn một điều, 5G có thể thay đổi và tạo ra 1 ngành công nghiệp mới đó là trong Cloud computing và Sharing computing.
Với Cloud computing thì giờ đây thay vì bạn có 1 bộ Pc ở nhà hay laptop để làm việc thì bạn có thể chỉ cần đầu tư 1 màn hình và 1 bộ chuyển đổi để có thể thuê máy tính cấu hình tùy ý theo giờ. Cloud computing sẽ được 5G đưa đến cho người dùng phổ thông chứ không còn chỉ riêng cho mảng máy chủ hay mảng tính toán nữa.
Còn sharing computing thì ngược lại. Tưởng tượng đoàn làm phim Disney thay vì đầu tư con máy chủ để render phim thì có thể thuê 10.000 hay 100.000 con PC cá nhân render trong ngắn hạn, hoặc họ có thể cho thuê con máy chủ của họ lúc trống việc. Cả 2 mặt đều có khả năng tiết kiệm được tài nguyên, năng lượng và giảm thiểu chi phí.
Có nhiều người cảm thấy suy nghĩ và dự đoán về tương lai là một chuyện xa vời và có vẻ viển vông. Nhưng dưới con mắt của nhà đầu tư, họ cần nhìn khoản đầu tư của mình cả về thực tại lẫn tương lai để có thể định giá được chính xác chứ không chỉ là việc ăn xổi. Việc đầu tư và suy nghĩ về tương lai luôn là thứ làm mình hứng thú.
Bài viết mang nhiều ý kiến chủ quan và kiến thức trong tầm hiểu biết cá nhân nên sẽ có những quan điểm hay lập luận chưa chặt chẽ. Mình rất vui nếu có những người hiểu biết trong các lĩnh vực cùng nói chuyện với mình về tương lai và sửa giúp mình những kiến thức chưa chuẩn xác.
Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết này !

Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất