Tương lai nào cho người trẻ chúng ta?
Tâm sự về sự bất ổn của một thời đại bất ổn
Hiện tại, chúng ta - những người trẻ đang sinh sống và lớn lên trong gia đoạn bất ổn của thế giới. Từ suy thoái kinh tế, đại dịch covid 19 đến tình hình căng thẳng chính trị kéo dài, bất ổn an ninh trong khu vực, sự gia đời của AI... Tất cả những sự kiện này tạo nên một thời kỳ tràn đầy biến động.
Những điều này nghe có vẻ vĩ mô nhưng lại ảnh hưởng trực tiếp đến mỗi cá nhân chúng ta - đặc biệt là người trẻ thể hiện qua thị trường lao động bão hòa và giảm sút.
1. Thực trạng:
Tình hình thị trường việc làm tại khu vực Đông Nam Á có biểu hiện của việc cung không đủ cầu. Số lượng sinh viên trẻ tìm việc làm rất lớn, trong khi đó số lượng việc làm hiện có lại không theo kịp, dẫn tới tỷ lệ thất nghiệp ngày càng tăng cao.
Ở Ấn Độ, các công việc yêu cầu trình độ Entry Level (dành cho các bạn fresher - sinh viên mới ra trường không yêu cầu kinh nghiệm) có tỷ lệ chọi là 1 - 75.000, tức là cứ 1 công việc trình độ thực tập sẽ có 75.000 người ứng tuyển. Đến cả những bạn ứng viên có bằng cấp cao như thạc sĩ, tiến sĩ,... đều phải cạnh tranh vô cùng chật vật.
Ở trung quốc, người ta ước tính là cứ mỗi 5 người sẽ có một người gặp tình trạng thất nghiệp. Con số này chiếm 18.8% số lượng sinh viên mới ra trường tại nước này.
Điều này không chỉ gây ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế trung quốc về lâu dài mà còn trực tiếp góp phần giảm tỷ lệ kết hôn - sinh con do chi phí sinh hoạt, chi phí nuôi con quá đắt đỏ mà lại không có nguồn thu phù hợp.
Ở Việt Nam, tỷ lệ người trẻ thất nghiệp tăng từ 2% lên 2,05%, tuy có tăng nhưng không đáng kể. Nhờ các chính sách của nhà nước nên tình hình thiếu việc làm sau đại dịch đã có phần ổn định.
Nếu so sánh với các nước còn lại, tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam vẫn thấp hơn rất nhiều. Tuy nhiên với sự góp mặt của AI và sự tân tiến của khoa học kỹ thuật công nghệ mới, thị trường lao động Việt Nam được các chuyên gia dự báo là sẽ có những sự thay đổi đáng kể trong những năm tiếp theo.
2. Nguyên nhân:
a. Hậu đại dịch Covid 19:
Bùng nổi vào năm 2020 và kéo dài đến tận năm cuối năm 2022 - đầu năm 2023. Đại dịch đã khiến cho hơn 15 triệu người chết, trong đó tổng số ca tử vong của khu vực châu á - thái bình dương là 367.339 ca.
Vô số công ty, nhà máy, xí nghiệp phải đóng cửa, các tập đoàn lớn xa thải hàng loạt nhân viên nhằm cố gắng cắt giảm chi phí sống sót qua đại dịch,... Điều này dẫn tới việc số lượng việc làm theo đó mà giảm đi nhanh chóng.
b. Suy thoái kinh tế:
Sau đại dịch covid 19, nền kinh tế thế giới bước vào giai đoạn suy thoái. Nền kinh tế gặp nhiều vấn đề như giảm GDP tăng trưởng, các khoản nợ xấu, khó thanh khoản gia tăng.
Các quốc gia trên thế giới phải sử dụng các biện pháp thắt chặt tiền tế nhằm nỗ lực kiểm soát tình hình. Điều này bắt buộc các doanh nghiệp phải đưa ra những phương pháp để doanh nghiệp có thể tồn tại như lược bỏ các vị trí không quan trọng, giảm chi phí tiền lương, điều chỉnh cơ cấu bộ máy,...
Điều này dẫn tới việc yêu cầu đầu vào công việc tăng trong khi các công việc không yêu cầu kinh nghiệm lại giảm gây mất cân bằng giữa cán cân Cung - Cầu trong thị trường lao động.
c. Bất ổn về chính trị thế giới - khu vực:
Tình hình bất ổn chính trị thế giới đã có từ lâu, nhưng chưa từng thấy mức độ căng thẳng tăng cao như khoảng thời gian vừa qua. Chúng ta có thể điểm qua một số cuộc chiến như:
- Nga và Ukraine
- Israel - Hamas
- Thái Lan - Campuchia
Những cuộc chiến như vậy khiến tình hình kinh tế theo đó mà giảm sút. Các nguồn sản phẩm, khoáng sản từ các nước có chiến tranh bị cắt giảm, nhà nước bị cấm vận, các quỹ đầu tư e ngại không dám cấp vốn cho các nước đang có căng thẳng chính trị,...
Điều này khiến cho các doanh nghiệp không thể vay được nguồn vốn cần thiết để mở rộng doanh nghiệp, từ đó mà số lượng việc làm cũng sẽ giảm đi.
d. AI ra đời - kỳ phùng địch thủ với người lao động
AI hay Artificial Intelligence còn gọi là trí tuệ nhân tạo. Vốn là một sản phẩm công nghệ được con người tạo ra giúp cho máy tính có được những trí tuệ thông minh giống con người như biết giao tiếp, biết nói, biết suy nghĩ và lập luận để giải quyết vấn đề,…
Vốn được tạo ra để hỗ trợ con người trong công việc, nhưng AI đang chứng tỏ mình là một đối thủ nặng ký trong thị trường việc làm. Những công việc mà trước đây phải cần cả một đội ngũ để thực hiện thì bây giờ chỉ cần 1 - 2 người có chuyên môn và 1 phầm mềm AI là đã có thể giải quyết xong.
Ví dụ về vấn đề này có thể nói đến ngành lập trình, từ một dự án cần tới 4 - 5 nhà lập trình viên để hoàn thành thì bây giờ chỉ cần 1 nhà lập trình viên có kinh nghiệm và biết sử dụng AI.
3. Giải pháp:
Với tình hình biến động như hiện tại, các yếu tố khác nhau góp phần làm thị trường lao động trở nên khó khăn hơn. Những người trẻ như chúng ta nên chuẩn bị cho bản thân những biện pháp đối phó phù hợp, đồng thời có cho chính mình một bản kế hoạch phát triển dài hạn.
Những phương pháp đương đầu với nhưng khó khăn này mà tôi có thể đề xuất là:
- Nâng cao trình độ bản thân về kỹ năng chuyên môn nhằm đáp ứng cho các công việc yêu cầu trình độ cao.
- Rèn luyện các kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng chăm sóc mối quan hệ,... bởi dù có tân tiến, hiện đại tới đâu thì AI cũng không thể thay thế mối quan hệ giữa người với người được.
- Nghiên cứu về AI, công dụng và cách sử dụng của nó, biến AI từ đối thủ thành đồng minh của bạn.
- Nghiên cứu các công nghệ mới trong lĩnh vực của mình nhằm nhanh chóng cập nhật thông tin, cải tiến quy trình và gia tăng hiệu quả công việc
- Nghiên cứu thị trường lao động nhằm nắm bắt các ngành hot, các ngành tiềm năng để làm mục tiêu phát triển trong tương lai.
Ps: Bài viết này Vũ viết cho bản thân và những người bạn đang là Gen Z như vũ hoặc là các anh chị Milenial, Gen Y để mình ý thức được khó khăn sắp tới và cũng nhau bàn luận cách thức đối đầu và tiếp tục phát triển. Nếu bạn có phương pháp, ý kiến nào hay ho thì hãy comment vào bài viết nhé.
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất