Trong lúc viết bài này cũng là lúc em đang tập luyện sao cho có thể gõ phím thật nhanh (Mục tiêu: 100 WPM / Hiện tại: 20 WPM ). Vốn là một thằng rất thích tìm hiểu về công nghệ, hằng ngày đọc mấy cái bài về AI các kiểu em tự hỏi liệu em có nên KHỔ CÔNG tập luyện để gõ phím nhanh hơn? Và sau đây là một vài suy nghĩ của em, các bác cứ thoải mái góp ý tranh luận các kiểu. Em chỉ nói suy nghĩ của mình chứ không có ý chê bai hay phê phán cái gì đâu.
Dvorak keyboard một cách bố trí phím giống như qwerty với nhiều ưu điểm.
Tìm hiều thêm về Dvorak 

Nhập liệu bằng giọng nói

Tiện lợi nhưng không đủ.
Nhập liệu bằng giọng nói không phải thứ gì xa lạ nữa vì nó đã có ở khắp mọi nơi, bạn có thể dễ dàng tìm được những phần mềm hỗ trợ việc này trên internet và cách sử dụng thì cực kì đơn giản. Rồi trợ lý ảo các thứ cũng nhận lệnh của bạn bằng giọng nói.
Speak
Lý do tại sao Nhập liệu bằng giọng nói lại không thay thế được "bàn phím":
    + Tính riêng tư và sự ảnh hưởng đến người khác: 
Nam là một anh chàng rất mê Thủy thủ mặt trăng. Một hôm Nam muốn viết một bài viết  một bài viết về Thủy... lên spiderum , thế là anh chàng trong sự hưng phấn "đọc" một hồi dài. Hàng xóm của Nam nghe được liền quay clip up face. 
Như vậy có thể thấy trong những môi trường yêu cầu nhiều sự yên tĩnh như văn phòng, công ty hay những nơi cách âm không tốt như toilet, nhà riêng thì nhập liệu bằng giọng có không ít mặt hạn chế.
    + Tốc độ và tiền chữa bệnh:
Một phút có 60 giây, giả sử một giây nói được một từ thì sáu mươi giây nói được 60 từ (= 60 WPM). Vẫn không thể bằng thanh niên cùng bàn 120 WPM được. Thêm vào đó, cổ họng cũng có giới hạn nói nhiều quá ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của hệ hô hấp và nguy cơ về bệnh nữa. Thôi là một thằng con trai ta nên nói ít>.

Nhập liệu bằng "Não"

Nhập liệu bằng suy nghĩ, Uhmm, có nhiều người nghĩ điều đó quá khó ở hiện tại và vẫn sẽ là một khó khăn trong vòng 10 năm nữa. Nhưng em có một giả thuyết như thế này: 
Khi tay gõ phím: Não truyền tín hiệu đến các ngón tay đảm nhận vị trí của phím cần gõ. Và theo môn sinh học mà em vẫn đội sổ ở trường nhờ vào các bao Myelin mà tốc độ truyền tín hiệu sẽ nhanh hơn. Điều đó giải thích vì sao bạn muốn gõ nhanh một ký tự (hoặc một chuỗi) bạn phải gõ nhiều lần.
Emotiv System
Khi não gõ phím: Não thay vì truyền tín hiệu đến tay thì chỉ cần giữ hoặc thực hiện một cơ chế truyền tin cho một thiết bị đọc trực tiếp về tự động mã hóa thành các tín hiệu và truyền về máy tính. Trên thực tế, Não của chúng luôn chứa những dữ liệu không được "sạch" ví dụ như thế này: 
Nam đang muốn đặt một lịch hẹn ăn trưa và não Nam đang chuẩn bị nhập thực đơn cho bữa ăn. Nam chợt nhớ năm ngoái Nam ăn ở nhà hàng với người yêu , hôm sau Nam đến nhà hàng và nhận ra mình ăn y hệt những gì mình đã ăn với người yêu . Nam đau khổ vcl.
Thêm nữa, là não có cấu tạo rất phức tạp mà em dù không hiểu nhiều cũng biết rằng việc lấy thông tin trực tiếp từ não khó tới mức... tới mức... Vậy tại sao ta không "ăn cắp" thông tin được truyền đến các ngón tay ở cánh tay chẳng hạn. À mà dù thế thì em cũng cần phải luyện tập thì mới gõ nhanh được, vì cho dù giảm được thời gian thực hiện hoạt động (gõ của ngón tay) nhưng thời gian phát tin từ não vẫn chậm vì mấy cái bao Myelin không có. Mấy cái này em nói cho vui thôi chứ không biết gì đâu, cứ để cho các bác có chuyên môn các bác tính.

AI: Để tớ làm giúp cho!

Khi đã quá chán với việc gõ phím chậm như rùa và cho dù cách này hay cách khác thì cũng không cãi thiện được tốc độ, thì đàng phải chuyển bài qua nhờ vã. Và AI người bạn thân sẽ giúp ta làm việc này.
AI sẽ "gõ" được gì? Tìm kiếm, tập hợp, liên kết thông tin...để hiểu hơn thì các bạn nghe chuyện thằng Nam nè: 
Từ nhỏ, Nam đã ước mơ viết bài trên Spiderum, chàng ta có nhiều ý tưởng hay lắm mỗi tội LƯỜI nên chẳng viết được gì. Thế rồi một hot girl tên An nhnhắn tin cho cậu về đề nghị được giúp cậu viết bài. Vốn F4 lâu năm lại dại gái từ nhỏ được hot girl giúp đỡ, Nam liền đồng ý. Công việc của Nam thật đơn giản chỉ cần đưa ra ý tưởng và đợi  một ngày là có bài. Những tưởng sẽ sớm trở thành blogger "nổi tiêng". 
Ảnh minh họa
Nam (hơi) bàng hoàng khi phát hiện ra   An nhI thực chất là AI và toàn bộ bài viết mà ý tưởng của anh chàng  đều được đăng lại bằng một tài khoản khác trước anh. Nam ức lắm, ức vì bị "cái máy" lừa, Nam quyết định đâm đơn kiện mà kiên ai ? Cái máy hay công ty chủ quản. Nhưng luật ở đất nước sở tại không có tiền lệ về việc tranh chấp bản quyền giữa người và AI. Mà anh cũng chỉ có mỗi mấy dòng tin nhắn làm bằng chứng ai tin anh đây. Thôi rồi Nam ơi.
Một câu chuyện vui vui vậy thôi chứ AI hữu ích nhiều lúc như số hóa tài tiệu bị mất file gốc, hay tài liệu viết tay chẳng hạn.

Mọi người suy nghĩ thế nào về tương lai của bàn phím có thể cho em biết được không?