Note.34✤6/2021:Tượng Nữ Thần Tự Do ở Việt Nam (Bà đầm xòe)
nguồn anhmau.vn Tượng bà đầm xòe – Wikipedia tiếng Việt null vi.wikipedia.org "Ông Pôn Be lấy bà đầm xòe - Trước nhà...
"Ông Pôn Be lấy bà đầm xòe - Trước nhà kèn ò e ý e...".
Khi làm tượng Nữ thần, ngoài tượng chính, và một phiên bản gốc kích thước cao hơn 11 m đặt ở trên đảo Grenelle, sông Seine, Paris, Bartholdi có làm một số phiên bản gốc nhỏ có kích thước cỡ 2.85m (chiếm tỷ lệ 1/16 so với tượng chính), trong số đó, một bản đặt trong vườn Luxembourg, Paris, và một phiên bản nhỏ cùng cỡ được cho lên tàu mang sang Việt Nam để dự tham dự Hội chợ Đấu xảo Hà Nội (nay là Cung văn hóa Hữu Nghị Việt – Xô) vào năm 1887. Lý do sau khi chinh phục được vùng Đông Dương, và có Hòa ước Patenôtre vào năm 1884 (hòa ước Giáp Thân 1884), chính phủ Pháp muốn tổ chức một cuộc đấu xảo/triển lãm (thời đó hai chữ đấu xảo được hiểu theo nghĩa là triển lãm). Địa điểm là một khu đất cỏ trống rộng, nơi thường được tổ chức thi Hương vào những nãm có cuộc thi. Cuộc triển lãm có mục đích phô trương sự văn minh, kỹ thuật tân tiến của Pháp cùng ý đồ “khai hóa”, mang ánh sáng văn minh soi sáng dân thuộc địa qua tượng “Tự Do soi sáng Thế giới” (La Liberté éclairant le monde).
Sau cuộc triển lãm năm 1887, khu đất trống phải trả lại cho trường thi Hương diễn ra cứ bốn nãm một lần, tượng được hội Bắc kỳ tương tế (Fraternite Tonkinoise) mượn tạm để khánh thành trụ sở, sau đó tượng được Pháp trao lại cho cho chính quyền Hà Nội, Việt Nam, và được mang đặt tại quảng trường bốn tòa nhà, nơi có một vườn hoa mới làm giữa bốn tòa nhà được dùng làm tòa Thị chính, Kho bạc, nhà Bưu điện, và phủ Thống sứ , nơi này sau đó được mang tên là vườn hoa Chí Linh (nơi hiện nay có tượng đài Lý Thái Tổ và mang tên công viên Lý Thái Tổ).
11/11/1886 - Khi chính phủ bảo hộ muốn mang tượng ông Paul Bert – vị Thống sứ đầu tiên của nhà nước bảo hộ đã qua đời, chỉ sau bẩy tháng nhậm chức Thống sứ- từ Pháp qua để kỷ niệm Quốc Khánh nước Pháp (14/7/1890), họ muốn đặt tượng ông Paul Bert tại vườn hoa Chí Linh, và như thế là tượng Nữ Thần phải mang đi chỗ khác. Trong khi chờ đợi một chỗ đặt, tượng Nữ thần phải đứng trên bãi đất đâu đó. Một kỹ sư Pháp tên Daurelle đề nghị đặt tượng ngay trên nóc Tháp Rùa (Quy sơn Tháp), thế là sau một thời gian nằm trên đất, dân Hà nội thấy tượng Nữ thần (hay tượng Bà Đầm Xòe) đứng trên nóc Tháp Rùa, quay mặt về vườn hoa Chí Linh/vườn hoa Paul Bert/Ngân hàng Đông Dương gần cạnh đó. Vườn hoa Paul Bert còn được gọi là vườn hoa Nhà kèn, vì ở đấy có một nhà bát giác mà hàng tuần đội kèn đồng của dàn quân nhạc Pháp ra đó biểu diễn. Những chi tiết này được viết rõ trong cuốn “Le vieux Tonkin” (Bắc Ký cổ xưa) của Claude Bourrin...
Vị nữ thần của thần thoại Hy Lạp nằm trên đỉnh tháp Rùa! Ngay từ thời đó đã là một điều bất bình thường khó chấp nhận. Tranh luận nổ ra gay gắt và cuối cùng tượng Nữ thần Tự do được đặt ở Vườn hoa Cửa Nam từ năm 1896.
1/8/1945 (Cách mạng tháng 8). Khi Nhật đảo chính lật đổ Pháp. Tượng Nữ thần, và một số tượng khác (kể cả tượng Paul Bert) bị kéo đổ do lệnh của ông Trần Văn Lai, thị trưởng đầu tiên người Việt của Hà Nội (sau này thị trưởng Lai được chính quyền cách mạng cử làm phó chủ tịch UBND TP. Hà Nội). (Bản tin trên báo Đông Pháp ngày 2/8/1945 cho biết, pho tượng Paul Bert bị kéo đổ lúc 9 giờ 10 phút, “Bà đầm xoè” bị giật đổ lúc 9 giờ 45 phút ngày 1/8/1945)... để bỏ tàn tích xâm lược của thực dân Pháp, ông Trần Văn Lai đã quyết định giật đổ tất cả các tượng mà Pháp đã dựng ở Hà Nội, gồm: tượng Thống chế Foch, Jean Duquis (kẻ mở đầu xâm lược Hà Nội) và tất nhiên cả tượng bà “đầm xòe”.
Những tượng đồng bị kéo đổ này được mang cất vào trong kho phế vật của sở Lục lộ thành phố Hà Nội từ năm 1945. Vào năm 1949, chùa Thần Quang thuộc làng Ngũ Xã khởi công dự án đúc tượng phật A Di Ðà. Trong ba năm chuẩn bị đúc tượng (1949-1952), chùa đã kêu gọi khách thập phương đóng góp nhiều đồ đồng để đúc tượng nhưng vẫn không đủ số lượng nên đã đến xin chính quyền cho những tượng đồng trong kho của sở Lục lộ Thành phố, và ông thị trưởng thành phố đã chấp thuận cho chùa Thần Quang tất cả số tượng đồng trong kho, trong số đó có cả tượng Nữ thần và tượng Paul Bert.
26/10/1952, sồ đồng thu thập đủ loại và từ nhiều tượng kể cả tượng Nữ thần và tượng Paul Bert được đun nóng chảy rồi đổ vào khuôn để đúc tượng A Di Đà cho chùa Thần Quang, làng Ngũ Xã. Pho đại tượng Phật A Di Đà ở chùa Thần Quang này có tư thế ngồi bằng. Tượng có chiều cao 3.95 m, chu vi phần dưới là 11.6m, chu vi toà sen (bệ tượng) là 15 m, tổng cộng trọng lượng là khoảng trên dưới 10 tấn.
Ts. Trần Thu Dung: "Tạp chí Đông Dương, tháng 8 năm 1893 in tại Hà Nội, ngay bìa 1 là hình ảnh tháp Rùa có tượng Nữ thần Tự do. Và năm 1889, vua Thành Thái đã ban tặng Bartholdi, tác giả bức tượng này huân chương Đại Nam Long tinh. Trong thông tri ban thưởng ghi rõ “tác giả pho tượng ‘Thần Tự do soi sáng Thế giới’, dựng ở Hà Nội”. Phải chăng chính vua Thành Thái cũng khát vọng tự do này thực sự đến với Annam-một nước đang mất tự do độc lập, vì thế vua đã thêm chữ “soi sáng thế giới”. Huân chương Đại Nam Long tinh chỉ xuất hiện khi Pháp coi như hoàn toàn bình định Đông Dương. Triều đình nhà Nguyễn chỉ còn là bù nhìn, bất lực trước sức mạnh của thực dân. Một cơ chế phong thưởng chắp ghép huân chương Pháp với điển lệ hoàng triều nhà Nguyễn do Pháp bảo hộ. Một thứ huân chương nửa tây nửa ta, để xoa dịu khát vọng của lớp người đang khát vọng tự do độc lập. Một trò mị dân để tạo cảm giác nước Nam vẫn còn, để tăng thêm tinh thần phục vụ mẫu quốc, quên đi độc lập, “Pháp - Việt đề huề” chung sống. Lệnh cấp ban huân chương ghi bằng tiếng Pháp, chức Officier cũng là danh tước khen dành cho công chức cần mẫn nhiều năm với chính quyền. Bartholdi chưa hề ở Đông Dương, việc ông được ban thưởng tại Đông Dương đủ thấy thực chất của tấm huân chương này, nói lên tinh thần khát vọng tự do của nhiều nhân sĩ yêu nước triều đình nhà Nguyễn và vua Thành Thái. Vua Thành Thái chính là một vị vua giao thời văn hóa Hán-Pháp. Vua thành thạo hai thứ tiếng. Ông đã thêm mấy chữ “soi sáng thế giới”. Vì mấy chữ này và tinh thần không cộng tác với Pháp của ông, nên chính quyền bảo hộ đã bắt vua đi quản thúc ở Vũng Tàu năm 1907, rồi đày đi ở đảo Reunion năm 1916 cùng con trai là vua Duy Tân, để ngăn chặn tinh thần yêu nước đòi tự do của người Việt. Tượng Nữ thần Tự do sau không biết ai đã đổi thành tên tượng Thần Công lý khi chuyển về Cửa Nam. Phải chẳng tự do chưa đòi được, những sĩ phu Bắc Hà muốn đòi công lý?" (trích trong cuốn "Sự hiện diện của thành viên Tam điểm tại Việt Nam)
Ts. Trần Thu Dung: "Tạp chí Đông Dương, tháng 8 năm 1893 in tại Hà Nội, ngay bìa 1 là hình ảnh tháp Rùa có tượng Nữ thần Tự do. Và năm 1889, vua Thành Thái đã ban tặng Bartholdi, tác giả bức tượng này huân chương Đại Nam Long tinh. Trong thông tri ban thưởng ghi rõ “tác giả pho tượng ‘Thần Tự do soi sáng Thế giới’, dựng ở Hà Nội”. Phải chăng chính vua Thành Thái cũng khát vọng tự do này thực sự đến với Annam-một nước đang mất tự do độc lập, vì thế vua đã thêm chữ “soi sáng thế giới”. Huân chương Đại Nam Long tinh chỉ xuất hiện khi Pháp coi như hoàn toàn bình định Đông Dương. Triều đình nhà Nguyễn chỉ còn là bù nhìn, bất lực trước sức mạnh của thực dân. Một cơ chế phong thưởng chắp ghép huân chương Pháp với điển lệ hoàng triều nhà Nguyễn do Pháp bảo hộ. Một thứ huân chương nửa tây nửa ta, để xoa dịu khát vọng của lớp người đang khát vọng tự do độc lập. Một trò mị dân để tạo cảm giác nước Nam vẫn còn, để tăng thêm tinh thần phục vụ mẫu quốc, quên đi độc lập, “Pháp - Việt đề huề” chung sống. Lệnh cấp ban huân chương ghi bằng tiếng Pháp, chức Officier cũng là danh tước khen dành cho công chức cần mẫn nhiều năm với chính quyền. Bartholdi chưa hề ở Đông Dương, việc ông được ban thưởng tại Đông Dương đủ thấy thực chất của tấm huân chương này, nói lên tinh thần khát vọng tự do của nhiều nhân sĩ yêu nước triều đình nhà Nguyễn và vua Thành Thái. Vua Thành Thái chính là một vị vua giao thời văn hóa Hán-Pháp. Vua thành thạo hai thứ tiếng. Ông đã thêm mấy chữ “soi sáng thế giới”. Vì mấy chữ này và tinh thần không cộng tác với Pháp của ông, nên chính quyền bảo hộ đã bắt vua đi quản thúc ở Vũng Tàu năm 1907, rồi đày đi ở đảo Reunion năm 1916 cùng con trai là vua Duy Tân, để ngăn chặn tinh thần yêu nước đòi tự do của người Việt. Tượng Nữ thần Tự do sau không biết ai đã đổi thành tên tượng Thần Công lý khi chuyển về Cửa Nam. Phải chẳng tự do chưa đòi được, những sĩ phu Bắc Hà muốn đòi công lý?" (trích trong cuốn "Sự hiện diện của thành viên Tam điểm tại Việt Nam)
Tượng Nữ thần tự do ‘phiên bản lỗi’ ở Sa Pa: Địa phương không thể vô can
Nói như một lãnh đạo thị xã Sa Pa (tỉnh Lào Cai) thì sau khi nhận được phản ánh từ báo chí về việc điểm check-in AnSaPa xây dựng tượng Nữ thần Tự do thiếu thẩm mỹ, UBND thị xã đã thành lập Đội liên ngành kiểm tra các điểm check-in trên địa bàn thị xã.daidoanket.vn
Nói như một lãnh đạo thị xã Sa Pa (tỉnh Lào Cai) thì sau khi nhận được phản ánh từ báo chí về việc điểm check-in AnSaPa xây dựng tượng Nữ thần Tự do thiếu thẩm mỹ, UBND thị xã đã thành lập Đội liên ngành kiểm tra các điểm check-in trên địa bàn thị xã.daidoanket.vn
Số phận thăng trầm của tượng Nữ thần Tự do ở Hà Nội
ANTD.VN - Trước khi Hà Nội mở thêm nhiều con đường lớn thì có lẽ không có nút giao thông nào trong nội thành phức tạp hơn ngã tư Cửa Nam. Với một cậu học trò miền núi lần đầu về Hà Nội, đứng trước cái mê cung giao thông đó, tôi thấy thật bối rối trước một Hà Nội quá rộng lớn và nhộn nhịp. Nhưng không chỉ là giao điểm của nhiều tuyến đường, Cửa Nam có một lịch sử lâu đời và những câu chuyện ẩn chứa ký ức của một thời.anninhthudo.vn
ANTD.VN - Trước khi Hà Nội mở thêm nhiều con đường lớn thì có lẽ không có nút giao thông nào trong nội thành phức tạp hơn ngã tư Cửa Nam. Với một cậu học trò miền núi lần đầu về Hà Nội, đứng trước cái mê cung giao thông đó, tôi thấy thật bối rối trước một Hà Nội quá rộng lớn và nhộn nhịp. Nhưng không chỉ là giao điểm của nhiều tuyến đường, Cửa Nam có một lịch sử lâu đời và những câu chuyện ẩn chứa ký ức của một thời.anninhthudo.vn
Sách
/sach
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất