Tuổi thọ của sự kiện ngắn lắm, vì mối quan tâm của công chúng chỉ vậy thôi
Cách đây khoảng 2 năm, mình tự rút ra một chân lý cho riêng mình: Sự kiện có hấp dẫn đến đâu, nó chỉ tồn tại được khoảng 2 tuần. Ý...
Cách đây khoảng 2 năm, mình tự rút ra một chân lý cho riêng mình: Sự kiện có hấp dẫn đến đâu, nó chỉ tồn tại được khoảng 2 tuần.
Ý mình là, một sự kiện chỉ có thể được xôn xao bàn tán, được chia sẻ, được lan truyền trong vòng 2 tuần là hết. Trong vòng một năm trở lại đây, mình nghĩ tuổi thọ của sự kiện càng thêm ngắn. Giờ thì sự kiện hay ho nào đó chắc cũng chỉ sống trong vòng 1 tuần thôi.
Ví dụ nhé:
- HD 980 chui vô lãnh hải VN: kinh khủng, dậy sóng nha, không chỉ sóng trên mạng mà sóng ngoài đời luôn nha. Nhưng pừng pừng được bao lâu? Giờ thì vẫn cái dàn khoan đấy nó lượn gần gần Vịnh Bắc Bộ, nhưng ai quan tâm chứ?
- Trấn Thành - Hari Won (anh còn lại tên gì quên rồi): một thông tin đơn giản thôi mà kéo theo hàng loạt chia sẻ, bình luận, đánh giá, nhận xét, những luận giảng về quan điểm tình yêu... Tuyệt vời, hot cũng phải được gần tuần.
- Cá chết: Không bàn luận về vụ cá chết đã làm rung chuyển truyền thông ra sao nữa nhé. Mình chỉ muốn hỏi là đến giờ này còn ai đau đáu về nguyên nhân cá chết hàng loạt?
...
Đến đây chắc các bạn vẫn chưa hiểu ý mình lắm. Rốt cuộc đang muốn nói điều gì, tranh luận gì? :D Mình muốn nói rằng: Chúng ta (không phải tất cả, nhưng một phần), đang tỏ-vẻ-quan-tâm đến những điều chúng ta thực sự không quan tâm.
Mình nói rõ nhé, mình không bàn về tầm quan trọng của sự kiện. Sự kiện nào cũng có thể đáng quan tâm cả, nắm bắt thông tin thì cơ bản chẳng hại gì. Tùy nhu cầu mỗi người thôi.
NHƯNG, một bộ phận công chúng rất khoái tỏ-ra-quan-tâm đến những vấn đề thực ra chẳng kích thích họ lắm. Lý do: Đây là cơ hội để họ tỏ ra mình là người hiểu biết, mình là người tình cảm, mình là người có nhìn nhận sâu sắc. Đại loại thế.
Nó rất kỳ cục. Vì sao? Vì thực ra bạn chẳng quan tâm tới sự kiện đến mức đó. Điều này có thể thể hiện qua một số VD mình dẫn ra phía trên, về tuổi thọ ngắn ngủi của một số sự kiện.
Báo chí và truyền thông nói chung khá thấu hiểu tâm lý "ăn xổi" này của công chúng. Họ có thể dồn bài tới tập, liên tục để chạy theo dòng sự kiện, nuôi sự kiện. Sau đó chưa giải quyết xong kết quả (chưa chỉ ra được nguyên nhân, bản chất vấn đề chẳng hạn) thì họ đã chuyển béng sang nói cái khác. Thế mà cũng chẳng ai phản đối mấy đâu. Vì công chúng đã được "ăn" đủ rồi. Vì vốn dĩ chúng ta không có mục đích rõ ràng khi theo dõi sự kiện. Chúng ta có vẻ đâu có cần kết quả? Chúng ta chỉ khoái hóng hớt :3
Cần một ví dụ nữa không? Chính là vụ Obama sang VN nè. Đoán xem bao lâu nữa là fb bạn sạch bóng những tin tức về chuyến viếng thăm, sạch bóng những bài bình luận/so sánh về tác phong ngoại giao...? Có khi giờ đã không còn gì mấy rồi, phải hem, dân tình đã chuyển sang cảm thán về những cơn mưa to mùa hạ rồi ;)).
Ý mình là, một sự kiện chỉ có thể được xôn xao bàn tán, được chia sẻ, được lan truyền trong vòng 2 tuần là hết. Trong vòng một năm trở lại đây, mình nghĩ tuổi thọ của sự kiện càng thêm ngắn. Giờ thì sự kiện hay ho nào đó chắc cũng chỉ sống trong vòng 1 tuần thôi.
Ví dụ nhé:
- HD 980 chui vô lãnh hải VN: kinh khủng, dậy sóng nha, không chỉ sóng trên mạng mà sóng ngoài đời luôn nha. Nhưng pừng pừng được bao lâu? Giờ thì vẫn cái dàn khoan đấy nó lượn gần gần Vịnh Bắc Bộ, nhưng ai quan tâm chứ?
- Trấn Thành - Hari Won (anh còn lại tên gì quên rồi): một thông tin đơn giản thôi mà kéo theo hàng loạt chia sẻ, bình luận, đánh giá, nhận xét, những luận giảng về quan điểm tình yêu... Tuyệt vời, hot cũng phải được gần tuần.
- Cá chết: Không bàn luận về vụ cá chết đã làm rung chuyển truyền thông ra sao nữa nhé. Mình chỉ muốn hỏi là đến giờ này còn ai đau đáu về nguyên nhân cá chết hàng loạt?
...
Đến đây chắc các bạn vẫn chưa hiểu ý mình lắm. Rốt cuộc đang muốn nói điều gì, tranh luận gì? :D Mình muốn nói rằng: Chúng ta (không phải tất cả, nhưng một phần), đang tỏ-vẻ-quan-tâm đến những điều chúng ta thực sự không quan tâm.
Mình nói rõ nhé, mình không bàn về tầm quan trọng của sự kiện. Sự kiện nào cũng có thể đáng quan tâm cả, nắm bắt thông tin thì cơ bản chẳng hại gì. Tùy nhu cầu mỗi người thôi.
NHƯNG, một bộ phận công chúng rất khoái tỏ-ra-quan-tâm đến những vấn đề thực ra chẳng kích thích họ lắm. Lý do: Đây là cơ hội để họ tỏ ra mình là người hiểu biết, mình là người tình cảm, mình là người có nhìn nhận sâu sắc. Đại loại thế.
Nó rất kỳ cục. Vì sao? Vì thực ra bạn chẳng quan tâm tới sự kiện đến mức đó. Điều này có thể thể hiện qua một số VD mình dẫn ra phía trên, về tuổi thọ ngắn ngủi của một số sự kiện.
Báo chí và truyền thông nói chung khá thấu hiểu tâm lý "ăn xổi" này của công chúng. Họ có thể dồn bài tới tập, liên tục để chạy theo dòng sự kiện, nuôi sự kiện. Sau đó chưa giải quyết xong kết quả (chưa chỉ ra được nguyên nhân, bản chất vấn đề chẳng hạn) thì họ đã chuyển béng sang nói cái khác. Thế mà cũng chẳng ai phản đối mấy đâu. Vì công chúng đã được "ăn" đủ rồi. Vì vốn dĩ chúng ta không có mục đích rõ ràng khi theo dõi sự kiện. Chúng ta có vẻ đâu có cần kết quả? Chúng ta chỉ khoái hóng hớt :3
Cần một ví dụ nữa không? Chính là vụ Obama sang VN nè. Đoán xem bao lâu nữa là fb bạn sạch bóng những tin tức về chuyến viếng thăm, sạch bóng những bài bình luận/so sánh về tác phong ngoại giao...? Có khi giờ đã không còn gì mấy rồi, phải hem, dân tình đã chuyển sang cảm thán về những cơn mưa to mùa hạ rồi ;)).
Tranh luận
/tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất