Ở tuổi dậy thì, bộ não phát triển hơn và vùng thùy trán (frontal lobe) - chủ về phát triển nhận thức và hành vi cũng phát triển hơn. Con người bắt đầu có khả năng suy nghĩ về những vấn đề phức tạp và đưa ra một vài quyết định chủ quan. 
Ở tuổi dậy thì, xu hướng giới tính dần rõ ràng và các hành vi xã hội cũng dần được định hình. đây là giai đoạn hình thành định tính (shape identity), ai làm tốt thì sẽ không bị ăn hành khi emerging adulthood gõ cửa.

Có một social norm đến giờ mình vẫn còn thấy mắc cười, đó là sau dậy thì trẻ bắt đầu xa cách với bố mẹ hơn, nổi loạn hơn. Nếu chữ "xa cách" được diễn dịch thành "cần không gian riêng tư" thì đã không có nhiều sự tiêu cực như vậy về tuổi dậy thì.

Sau một thời gian dài quan sát và ghi nhận, mình kết luận rằng, tuổi dậy thì là giai đoạn testing khả năng gắn kết của đứa trẻ và gia đình sau này. nói cách khác, tuổi dậy thì là một thời điểm mà quá trình tương tác với cha mẹ của trẻ từ lúc mới ra đời tới hiện tại được cho ra kết quả.

Có những đứa trẻ hoàn toàn lost in translation với bố mẹ.
Có những đứa trẻ trải qua khủng hoảng và ngắt kết nối với gia đình.
Có những đứa trẻ học cách để chung sống và tương tác với bố mẹ.
Có những đứa trẻ vĩnh viễn bị hằn sâu tổn thương và chối bỏ gia đình của mình.

Về khía cạnh khoa học, tuổi dậy thì cho một đứa trẻ khả năng suy nghĩ về những vấn đề của người lớn, chứ chưa hẳn là người lớn. chữ "trẻ trâu" mà xài cho đúng thì không hẳn là sai. "trẻ trâu" - là một cách diễn dịch khác của binary thinking - suy nghĩ theo kiểu trắng đen - đúng là không sai mà sai là không đúng. Nó rất khác với lối suy nghĩ "không phải cái gì đúng cũng là sai" khi các bạn dần đến tuổi trưởng thành.

Lúc trước mình chưa kịp nhận ra, và bây giờ nhận ra, đó là gia đình luôn đóng một vai trò tối quan trọng trong cách mà một cá nhân tương tác với chính mình và với xã hội.

Mình đã, và sẽ tiếp tục breakdown series này ra thành nhiều phần.
Xin chào các bạn đến với mở đầu của series = ))