Tư vấn chiến lược và các cấp độ mục tiêu của nhà tư vấn
Tư vấn chiến lược là gì? Tư vấn chiến lược là quá trình chia sẻ, đồng hành giữa tổ chức tư vấn với doanh nghiệp, áp dụng các kiến...
Tư vấn chiến lược là gì?
Tư vấn chiến lược là quá trình chia sẻ, đồng hành giữa tổ chức tư vấn với doanh nghiệp, áp dụng các kiến thức chuyên sâu hỗ trợ cho việc ra quyết định; tìm ra đúng vấn đề để xây dựng giải pháp, phù hợp thời điểm; giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu đề ra. Nhà tư vấn chiến lược thường mang đến các quyết định quan trọng có ảnh hưởng tới tương lai của công ty, và đảm bảo các quyết định được xem xét ở mọi khía cạnh.
Tư vấn chiến lược không nên là một hoạt động copy những bài học hay ho từ những công ty đã phát triển lớn mạnh, chỉ đi theo những hình ảnh hoành tráng hoặc công thức thành công mà không biết điều gì đang xảy ra đằng sau. Sự phù hợp và tính sáng tạo là yếu tố sống còn đối với một chiến lược đúng.
Khi nào doanh nghiệp cần tư vấn chiến lược?
Có thể nói, mọi doanh nghiệp ở các quy mô khác nhau đều sẽ phải đối mặt với các vấn đề, đôi khi dài hạn, đôi khi ngắn hạn. Trong thế giới phức tạp và biến động liên tục như hiện nay, việc có bản đồ chỉ dẫn các hướng đi và các giải pháp ứng biến cấp bách mang tính sống còn. Thế nhưng làm thế nào để doanh nghiệp biết rằng đây là lúc mình có thể tự làm hay cần thuê một tổ chức tư vấn?
Để đơn giản hóa vấn đề, doanh nghiệp hãy bắt đầu với những câu hỏi như sau:
Đối với doanh nghiệp chưa có kế hoạch chiến lược:
- Doanh nghiệp đã từng lập kế hoạch chiến lược chưa?
- Có dễ dàng cho doanh nghiệp tạo mới một kế hoạch chiến lược hay không?
- Doanh nghiệp có đủ thời gian và nguồn lực để tự tạo kế hoạch chiến lược hay không?
Đối với doanh nghiệp đã có kế hoạch chiến lược:
- Chiến lược đã vẽ ra cụ thể mục tiêu và mục đích cho doanh nghiệp?
- Doanh nghiệp đã có kế hoạch triển khai đảm bảo chạy được chưa?
- Doanh nghiệp có thay đổi và cải thiện chiến lược gần đây?
Nếu câu trả lời là không cho một vài hoặc toàn bộ các câu hỏi trên, vậy đã đến lúc doanh nghiệp cần đến một tổ chức tư vấn.
Tiếp theo hãy hiểu sâu hơn về các cấp độ mục tiêu cũng như vai trò trách nhiệm của các nhà tư vấn đối với doanh nghiệp.
Chức năng và các cấp độ mục tiêu của nhà tư vấn
Theo Giáo sư N.Turner (Harvard Business Review), nhà tư vấn có 8 chức năng và nhiệm vụ cơ bản theo thứ bậc như sau:
Cung cấp thông tin cho doanh nghiệpGiải quyết vấn đề cho doanh nghiệpThực hiện chẩn đoán, có thể dẫn tới việc phải tái định nghĩa vấn đềĐưa giải pháp khuyến nghị dựa trên sự chẩn đoánHỗ trợ doanh nghiệp triển khai giải pháp đã khuyến nghịXây dựng sự đoàn kết và cam kết với việc thực hiện thay đổiThúc đẩy môi trường học tập tại doanh nghiệp, góp phần giúp doanh nghiệp có khả năng giải quyết các vấn đề tương tự trong tương laiCải thiện hiệu quả của doanh nghiệp lâu dài
Mỗi mục tiêu sẽ tương ứng với các đặc điểm như sau:
Nhà tư vấn chiến lược cung cấp thông tin
Đây có lẽ là lý do phổ biến nhất khi doanh nghiệp cần đến sự trợ giúp từ bên ngoài. Các thông tin được cung cấp thường là: khảo sát thái độ, nghiên cứu về chi phí, nghiên cứu tính khả thi, khảo sát thị trường, hoặc phân tích cấu trúc cạnh tranh trong ngành.
Lý do chính doanh nghiệp cần cung cấp thông tin là vì họ kỳ vọng về tính chuyên môn và tính cập nhật của thông tin được cung cấp bởi các chuyên gia, hoặc đơn giản hơn là doanh nghiệp không đủ nguồn lực và thời gian để tự thực hiện.
Nhà tư vấn chuyên nghiệp có trách nhiệm khám phá nhu cầu tiềm ẩn của doanh nghiệp đối với thông tin cần cung cấp. Đôi khi phải đề xuất cung cấp thông tin khác ban đầu để đáp ứng nhu cầu tốt hơn. Quá trình này có thể xảy ra mâu thuẫn, đòi hỏi nhà tư vấn có các biện pháp linh hoạt và phù hợp.
Giải quyết vấn đề
Doanh nghiệp thường đưa ra các vấn đề khó cho phía nhà tư vấn. Có thể là quyết định về “make or buy?”, tái cấu trúc doanh nghiệp, thay đổi chiến lược tiếp thị, nên áp dụng chính sách tài chính như thế nào?, chính sách lương ra sao?, …và nhiều vấn đề phức tạp khác.
Đối với giải quyết vấn đề, nhà tư vấn chuyên nghiệp phải thực hiện nhiều tiến trình công việc liên quan. Quan trọng nhất là xác định đúng vấn đề, và tìm được nhu cầu tiềm ẩn của doanh nghiệp trước khi thực hiện phân tích. Không thực hiện giải pháp nào vẫn tốt hơn là thực hiện giải pháp cho một vấn đề sai.
Thực hiện chẩn đoán, tái định nghĩa vấn đề
Nhà tư vấn phải xem xét vấn đề dưới nhiều góc độ, kiểm tra môi trường bên ngoài, các yếu tố về công nghệ, kinh tế, hành vi tổ chức…để đưa ra các nhận định đúng trong quá trình chẩn đoán. Đồng thời phải liên tục đặt câu hỏi với nhà quản lý doanh nghiệp về việc tại sao lại thực hiện các quyết định dẫn đến vấn đề hiện tại mà bỏ qua các quyết định có chứa các yếu tố quan trọng đối với hiện tại.
Đề xuất giải pháp
Sau khi thực hiện chẩn đoán và xác định đúng vấn đề, nhà tư vấn có trách nhiệm nghiên cứu và đề xuất giải pháp. Các giải pháp sẽ được tổng hợp và thể hiện bằng văn bản hoặc phần trình bày bằng lời. Nếu quá trình làm việc trước đó hiệu quả, bảng báo cáo giải pháp sẽ được thống nhất bởi 2 phía doanh nghiệp và nhà tư vấn. Tuy nhiên ở chiều ngược lại, mâu thuẫn có thể xảy ra.
Việc thống nhất được giải pháp hay không tùy thuộc nhiều về mối quan hệ giữa doanh nghiệp và nhà tư vấn. Mối quan hệ thành công là mối quan hệ không có sự phân chia quá rõ ràng giữa hai bên: doanh nghiệp cam kết thực hiện và nhà tư vấn thực sự tâm huyết trong quá trình triển khai.
Hỗ trợ triển khai giải pháp
Sau khi đề xuất giải pháp, doanh nghiệp đôi khi sẽ lựa chọn giữa việc có hay không triển khai giải pháp để tiết kiệm nguồn lực. Và nhà tư vấn sẽ thường đề xuất hỗ trợ tiếp trong giai đoạn triển khai tiếp theo. Việc đưa ra quyết định tùy thuộc vào phía doanh nghiệp. Trong quá trình triển khai giải pháp, yếu tố quyết định thành công là mức độ tin tưởng và hợp tác giữa doanh nghiệp và nhà tư vấn.
Xây dựng sự đoàn kết và cam kết thay đổi
Một dự án tư vấn hiệu quả là thuyết phục được doanh nghiệp thực hiện hành động, và điều đó phải được tiến hành từ nhiều phía, đòi hỏi nhà tư vấn phải xác định được các nhân tố quan trọng trong việc triển khai đồng thời tìm thúc đẩy và tạo sự cam kết nơi họ. Sau cùng, để đạt được kết quả tốt, mọi thành viên ở các cấp trong tổ chức phải nhận thức đúng đề giải pháp, và có một sự đồng thuận trong việc triển khai.
Thúc đẩy môi trường học tập
Trách nhiệm của nhà tư vấn là tạo ra các giá trị kéo dài, tức là doanh nghiệp phải có khả năng đương đầu và giải quyết các vấn đề tương tự trong tương lai.
Bản chất của một dự án tư vấn, giữa doanh nghiệp và nhà tư vấn đề được đặt trên một bệ phóng học tập. Một mối quan hệ tốt là khi nhà tư vấn và doanh nghiệp có thể liên tục học tập từ kinh nghiệm lẫn nhau.
Cải thiện hiệu quả lâu dài
Dự án tư vấn triển khai hiệu quả không chỉ là áp dụng được các khái niệm hay kỹ thuật quản lý mới, mà phải tác động thay đổi được nhận thức về quản lý, hoặc tái định nghĩa mục tiêu của doanh nghiệp góp phần tăng khả năng ứng biến của doanh nghiệp với sự thay đổi môi trường kinh doanh trong tương lai.
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất