Vẫn khuyến cáo giống như lần trước, dù chẳng ai để ý: Nếu đang có vấn đề tâm lí hoặc có ý định tự tử thì vui lòng ra chỗ khác chơi. Tìm cái gì đó vui vẻ và yêu đời hơn để đọc đi nha. Nếu bạn chắc chắn là bản thân thực sự muốn thì hãy nhấp vào, còn nếu không thì đừng.
Tôi biết là chẳng ai nghe đâu nhưng mà kệ đi, để đó chứ lỡ như trong bài tôi lỡ phát ngôn như “Vậy thôi bạn chetm* đi” thì chết tôi:((
Phần này tôi sẽ bổ sung thêm những thứ tôi quên ghi vào ở phần trước. Nên cũng chẳng có gì mới mẻ lắm đâu ạ.
Các bạn đọc phần 1 để hiểu hơn nhé, chứ đọc ngang ngang vầy là sẽ bị hack não đó nha.
Tự tử? Tại sao lại phải chết đi? Đời còn lắm thứ đẹp đẽ mà? Đó sẽ là những câu hỏi của người chưa bao giờ bị bệnh tâm lí hoặc chưa bao giờ có ý định tự sát. Họ sẽ chẳng bao giờ hiểu được thế giới của người depression và có suicidal thoughts. Họ luôn cho rằng thế giới này đẹp lắm!
2: An ủi người có ý định tự tử như thế nào? (bổ sung sương sương, chút chút thôi không thì nó ô dề)
Dạo gần đây thì tôi vừa mới phát hiện ra việc này, vì tôi nói chuyện với một người cũng có hoàn cảnh same same như tôi. Mỗi người mỗi khác, nên tôi không thể nào cứu một người chỉ trong 1-2 câu hỏi, cũng không thể nào giúp họ nhận ra gì đó chỉ trong 1 bài viết, điều đó là bất khả thi. Tôi biết, nhưng sao tôi vẫn viết bài này? Tôi hiểu rõ là các bạn đang có ý định tự tử phải tự ngồi lại nói chuyện với mình, phải tự tìm cách để cứu lấy chính mình, các bạn phải tự làm thì mới có thể vượt qua hoặc là sống chung với nó được. Giống như một con bướm vậy, nếu như nó tự chui ra khỏi cái kén thì nó mới có thể giương rộng đôi cánh của mình và bay, còn nếu có ngoại lực tác động và giúp nó thì cả quãng đời còn lại nó sẽ không thể nào bay được. Tuy nhiên, các bạn vẫn có thể tâm sự với người khác nhé, nhưng hãy chọn người nào thực sự lắng nghe bạn. Họ phải thực sự để tâm đến lời nói và cảm xúc của bạn, một người phù hợp với bạn để bạn trò chuyện, tâm sự. Còn nếu bạn tìm một người mà không lắng nghe bạn, không thể đồng cảm thì việc đó chỉ đẩy bạn đến bờ vực của cái chết thôi.
Sự thật là bạn giải quyết việc này như thế nào cũng được. Bạn làm gì cũng được, miễn là nó phù hợp với bạn. Bạn phải tự tìm ra cách cho chính mình, mỗi người mỗi khác mà, cách giải quyết của tôi có thể không phù hợp với bạn, nhưng nó là hoàn hảo với tôi, tương tự với bạn thôi. Bạn làm trò con bò gì với cuộc đời bạn cũng được, cố gắng nhất có thể đừng để ý đến cái nhìn của người khác, giải quyết theo cách của riêng bạn, làm việc theo cách riêng bạn, miễn là bạn sống vui vẻ và hạnh phúc thì cái gì cũng được!
An ủi: Định nghĩa của từ này rất rộng, nó có thể chỉ là những lời động viên nho nhỏ, cũng có thể là chia sẻ câu chuyện của chính mình để đồng cảm với họ. Hoặc đơn giản nhất chỉ là ngồi tâm trung và lắng nghe. Đối với người có ý định tự sát và họ đi tâm sự với bạn cũng tương tự. Nếu bạn không biết cách động viên hay vực dậy ý chí muốn sống của họ thì việc đơn giản là tập trung lắng nghe họ, cho họ thấy rằng bạn thực sự quan tâm đến họ. Cho họ biết được rằng ở đây vẫn còn người lắng nghe họ. Đương nhiên, tôi biết việc này là khó với những người chưa bao giờ trải nghiệm cảm giác phải lựa chọn giữa sự sống và cái chết. Bạn không biết phải nói gì với họ, không biết phải nhìn họ bằng ánh mắt như thế nào. Và có một số người chọn cách nói với người tự tử như thế này (đây là tôi tự trải nghiệm nhé, những câu nói này nó đau lắm!)  “Gì? Tự tử ý hả? Mày điên à?”, “Đừng bao giờ nói về tự tử với tao. Có rất nhiều đứa nói với tao rồi, nhưng nó chưa bao giờ chết cả. Tao đang chờ xem có đứa nào chết đi không đây nè!”, “Không sao đâu, cuộc đời vẫn còn đẹp mà.”, “Mày nói chuyện tào lao gì đấy?” Ô, ác ôn thế? Nhất là cái câu thứ 2 ấy, đó là từ một người bạn mà tôi khá thân nhé. Thật may mắn là lúc tôi nói với nó thì đã là lúc tôi vượt qua được rồi, nếu không thì chắc chỉ vì một câu nói nhỏ như thế mà tôi về với Chúa luôn rồi quá. Bạn sẽ chẳng bao giờ biết được sự tập trung lắng nghe của mình sẽ cứu sống được một ai đó như thế nào đâu. Những người có ý định tự tử chỉ cần một chút sự lắng nghe từ bạn, và that’s everything. Họ chỉ cần ai đó lắng nghe họ tâm sự mà thôi. Và đừng nói ra những lời vô tình nữa, bạn cũng sẽ chẳng bao giờ biết được lúc nào sự đùa giỡn và những câu nói vu vơ của bản thân sẽ giết chết ai đâu.
Đôi khi chỉ cần như thế cũng đã đủ rồi, chẳng cần phải làm gì thêm nữa. Việc này không hẳn là đơn giản, nhưng nó dễ chịu hơn với việc bạn chuyển chủ đề hoặc không để tâm đến lời họ nói. Chỉ cần 10 đến 15’ nghe họ tâm sự thôi cũng có thể cứu sống họ đấy. Những người đó tâm sự với bạn là vì họ thực sự muốn được cứu, và việc của bạn chỉ là lắng nghe, vậy mà bạn không làm vậy? Bạn đẩy họ về phía cái chết với một vài câu nói của mình? Và bạn thậm chí chẳng nhận thức được điều đó cho tới khi bạn đến dự đám tang của họ?
They are fcking trying to hold on their dear life, and you just pushed them to the death with 1 or 2 saying? Please, take this seriously!
Tự tử từ trước đến nay chưa bao giờ được quan tâm nhiều cả. Mọi người nhìn nó như một thứ gì đó ghê tởm mà họ cần phải tránh xa. Gia đình có con cái muốn tự sát cũng cho đó là một sự xấu hổ. Và mọi người cũng chẳng để tâm đến nó nhiều, thế nhưng, nó đã và đang là một vấn đề rất nghiêm trọng. Có rất nhiều người hiện nay vẫn nhìn tự tử với một ánh mắt kì thị, họ cho những người tự tử là người kì dị, là họ đáng bị như vậy. Thế nên, khi có một ai đó nói với họ về điều đó, điều đương nhiên là họ sẽ đánh trống lảng và chuyển chủ đề. Họ không biết cách đối mặt với đối phương như thế nào, không biết phải cảm nhận ra sao. Tại sao người đang có vấn đề lại đi tâm sự với người ngoài mà không phải với người thân? Câu trả lời thực sự rất đơn giản, một phần vì người thân của họ không thể hiểu được cho họ. Hai là họ chỉ muốn được lắng nghe, và xong chuyện đó rồi thì người ngoài vẫn sẽ xem họ như một người bình thường – không phải là một người bị bệnh. Nhưng đối với người thân thì lại là một vấn đề khác, người thân của chúng ta sẽ suốt ngay lải nhải về vấn đề đó, hơi chút là lại lôi nó ra để nói. Mọi người có bao giờ nghĩ những việc làm nhỏ nhặt của mọi người chính là sự thúc đẩy đối với người tự tử để họ chết đi không? Có bao giờ nghĩ đó là nguyên do mọi người dần trở nên xa cách với bạn bè, con cái, người thân khác chưa?
Đương nhiên tôi hiểu sự bối rối đó, nhưng hãy bình tĩnh lại, sự lo lắng của bạn chưa là gì so với những thứ đối phương đang phải chịu đựng đâu. Cố gắng lắng nghe một chút cũng đã cứu được họ rồi. Bạn không muốn cứu người sao?
Trước đây tôi cũng đã từng nghĩ rằng bản thân có thể động viên an ủi một ai đó. Nhưng tôi sai hoàn toàn luôn, tôi chỉ được ở phần lắng nghe và thấu hiểu thôi, còn lại thì tôi dở tệ. Khi tôi ngồi lại và chia sẻ, nói chuyện với một đứa bạn của tôi thì tôi mới phát hiện ra, động viên một người không hề dễ, thay đổi suy nghĩ của họ cũng tương tự. Khi tôi nói chuyện với thêm một người nữa, tôi lại càng cảm thấy bất lực hơn, tôi không thể động viên họ, càng không thể trơ mắt ra mà nhìn. Thế nên bây giờ tôi đã hiểu hơn được rằng đôi khi, một số người đến bên cạnh bạn để tâm sự không phải vì họ cần được an ủi. Đôi khi chỉ là vài câu nói “Tôi hiểu” là quá đủ rồi. Hoặc chỉ cần vài câu hỏi ân cần, vài lời chia sẻ của bạn để cho họ thấy bạn đồng cảm với họ. Thế là ổn rồi, đôi khi họ sẽ cần lời khuyên, nhưng không phải ai cũng như vậy. Nhiều lúc, họ chỉ cần trút hết bầu tâm sự, và họ sẽ tự tìm ra cách để giải quyết.
4: Trốn tránh hay đối mặt?
Trốn tránh hay đối mặt? Đây cũng không phải là một câu hỏi khó, nhưng bạn sẽ tự tìm ra câu trả lời cho chính mình. Đối với tôi, tôi đã từng chọn cách trốn tránh. Tôi không muốn phải đối mặt với những câu hỏi, những câu trách móc đó, càng không muốn đối mặt với những suy nghĩ đáng sợ đó. Tôi chọn cách trốn tránh như một cách để tự bảo vệ chính mình, không muốn chho bản thân bị tổn thương. Nhưng vô hình chung, việc đó lại càng làm tăng thêm sự đau đớn trong tôi, tôi trốn khỏi tất cả những bàn tay đang cố gắng đưa ra để cứu lấy tôi, trốn cả những lời động viên. Tôi sợ rằng một ngày nào đó, những lời nói, những hàng động hoặc những người đó sẽ thấy tôi phiền phức, sẽ cảm thấy tôi thật quá nhiều vấn đề và họ không muốn lắng nghe nữa. Càng nghĩ như vậy, tôi càng đóng chặt cửa trái tim mình, tôi không cho phép ai vào, ngay cả chính tôi. Tôi không muốn phải trò chuyện với bản thân, càng không muốn giao tiếp với người khác. Thế nhưng, sự trốn tránh này lại càng làm cho vết thương trong lòng tôi ngày một lớn hơn, tôi cố kiểm soát nó bằng việc tự tạo cho bản thân thêm thật nhiều việc để không nghĩ đến nó nữa, tôi tìm đủ mọi cách để lẩn tránh nó. Ừ, tôi hèn thật, nhưng đâu ai muốn bản thân bị tổn thương đúng chứ? Đâu ai muốn mình bị thương, phải khóc? Thế nhưng, việc này cũng chẳng hiệu quả, nó tạo nên cho tôi thêm một bệnh tâm lí khác, những gánh nặng khác. Tôi lại càng không thể tâm sự với ai, ai sẽ tin một người trung bình? Ai sẽ tin một người luôn vui vẻ, luôn cười cợt đang có bệnh tâm lí? Nếu là tôi khi xưa, tôi chắc chắn không tin. Đối với tôi, việc trốn tránh tuy nó sẽ giữ cho tôi được cảm giác an toàn nhưng nó hoàn toàn không tốt cho tôi một tí nào. Tuy an toàn nhưng nó lại đem đến cho tôi thêm nhiều anxiety và depression. Đối với tôi thôi nhé, các bạn chọn cách nào thì it’s all up to you, I won’t give a fuck about it. Các bạn chọn cách nào cũng được, chỉ cần bạn cảm thấy vui vẻ với lựa chọn của mình là được, đừng để bản thân regret với decision của mình nha.
Sau khi tôi suốt ngày khóc lóc vì quá mệt mỏi với thế giới thì tôi cuối cùng cũng give up và ngồi lại nói chuyện với người bạn tự tử của mình. Và tôi cố hết sức để hiểu nó, tôi cố để tìm hiểu xem tại sao. Đương nhiên, lúc đầu, tôi sợ, tôi cảm thấy mệt mỏi với việc mỗi ngày đều phải dành đến hơn cả tiếng đồng hồ chỉ để bóc tách suy nghĩ và cảm xúc của mình. Tôi còn bị nôn mửa nữa cơ, chuyện này không phải đơn giản như mọi người vẫn hay thường nói “Chỉ cần đối mặt với nó là được thôi”, nhưng có ai nói cho bạn biết quá trình đối mặt với nó vất vả như thế nào đâu. Sự thật khi mới đối mặt với nó thì bạn sẽ cảm thấy “đi chết đi cho rồi” vì bạn nhìn nhận được bản thân mình tệ hại đến cỡ nào, bạn sẽ suy nghĩ đến việc sau này mọi người sẽ vui vẻ như thế nào khi không có mình ở đó. Bạn sẽ cảm thấy bản thân thực sự rất rất tệ, nhưng nếu có thể vượt qua được khoảng thời gian tăm tối nhất này thì mọi việc sau đó sẽ dễ hơn được đôi chút. Tại sao lại là đôi chút? Tại trong suốt quãng thời gian tôi phải đối mặt với nó, tôi đều cảm thấy bản thân tệ như lúc mới bắt đầu nhìn nhận nó. Đôi khi, cái cảm giác “bản thân thật tệ” không chỉ xuất hiện ở lúc mới đối mặt với chính mình đâu, nó có thể bám ở đó suốt quá trình bạn tự cố gắng cứu lấy bản thân. Quãng thời gian đó thực sự y như địa ngục, tôi không hề nói quá đâu, tôi đã mệt mỏi đến độ “chỉ cần tồn tại thôi, làm ơn, chỉ cần mày không tự tử thôi thì mày như nào cũng được. Tao cầu xin mày, làm ơn, chỉ cần tiếp tục thở thôi, không cần sống tử tế đâu, chỉ cần tồn tại thôi. Just tồn tại, làm ơn” Đó là lời mà khi tôi đã quá suy sụy và gần như phải quỳ xuống cầu xin bản thân rằng hãy “tồn tại” đi.
Và lúc đó là lúc tôi mệt mỏi nhất, là lúc tôi thực sự muốn buông tay nhất. Cảm giác như giọt nước sắp tràn li tới nơi rồi thế nhưng, ngay chính lúc đấy, sự thù hận trong lòng tôi lại nổi lên. Bây giờ, tôi không chỉ tồn tại, tôi đang sống. Nhưng tôi sống bằng sự thù hận, muốn trả thù – nghe giống ác nữ nhỉ. Có thể cách giải quyết của tôi không phù hợp với các bạn, nhưng nó là hoàn hảo với tôi.
Đối mặt với vấn đề không phải lúc nào cũng sẽ cho ra kết quả màu hồng, rất có thể các bạn phải đối mặt sự cầu xin bản thân giống tôi. Vượt qua và sống chung với nó là điều rất khó, rất rất khó. Không phải ai cũng làm được, nhưng tôi chắc chắn và khẳng định một điều rằng, chính cảm xúc và cảm giác của bạn khi có ý định tự tử này sẽ là một hành trang rất hữu ích cho các bạn sau này nếu các bạn có thể vượt qua nó. Vượt qua nghe có vẻ giống kì thị quá nhỉ, hay là dùng chữ sống chung nha, tại tôi cũng đang sống chung chứ không vượt qua, sự tự tử sẽ xuất hiện đúng lúc, đúng thời điểm tôi cần nó.
Tôi không thể nói là bạn phải đối mặt và không trốn tránh những suy nghĩ đó, tôi hoàn toàn không thể. Vì có thể, tôi đối mặt với nó thành công, nhưng nhỡ như bạn không thì sao? Bạn sẽ chết mất, đừng chết:( Nếu bạn trốn nó thành công thì quá tuyệt vời rồi, không gì tuyệt vời hơn cảm giác vừa an toàn vừa giải quyết vấn đề đúng không nào? Bạn phải thử cả 2 cách thì mới biết được bản thân hơn với các nào hơn. Tôi hợp với đối mặt không đồng nghĩa với việc bạn cũng phải như thế, tôi biết chắc chắn bạn biết điều đó. Thế giới này muôn màu mà, vẫn có đàn ông chọn tình yêu thay vì sự nghiệp thôi, không lí nào bạn không thể chọn trốn tránh suy nghĩ đó được. Bạn phải tự tìm ra cách của chính mình, sẽ chẳng ai có thể tìm ra giúp bạn đâu, even if they can, you won’t ever like it. I swear!
5: Một mình hay cùng với ai đó?
Khi viết cái này tôi thực sự rất buồn đó nha=) tại khi đó tôi chẳng có ai cả, có thể là lỗi do tôi, do tôi không mở lòng, nhưng cũng có thể là do mọi vật nó thế, nó không cho một ai đó đến để cho tôi mở lòng. Vậy nên, như các bạn cũng đã biết, tôi tự làm mọi thứ một mình. Tôi sợ việc phải nhờ vả ai đó nên tôi cũng chẳng dám nói cho ai. Và tôi cũng không cảm thấy thoải mái với việc bản thân phải chia sẻ nó ra cho ai, tại nếu tôi nói ra, tôi sợ đối phương sẽ dần chán với những lời kể lể của tôi. Vì một khi tôi đã bắt đầu tin bạn thì tôi sẽ nói rất nhiều, rất RẤT nhiều là đằng khác. Có thể một số người sẽ chọn cách giống tôi, giải quyết mọi chuyện một mình. Nhưng tôi nói thật này, sao bạn không thử nói một phần – một phần thôi, cho người khác nghe? Chỉ một phần thôi, không cần nhiều. Nhưng nếu bạn vẫn không thấy thoải mái thì thôi, có lẽ bạn hợp hơn với việc ở một mình. Các bạn nè, nếu đang phải đối diện với vấn đề này một mình, dù cho có lí do gì đi chăng nữa, hay một lần thử ngồi lại nói chuyện với đứa trẻ trong tâm hồn của bạn. Bạn sẽ hiểu ra thằng bé/ con bé muốn gì, cần gì, từ đó sẽ hiểu rõ hơn mọi chuyện để có thể giải quyết nó. Chắc chắn các bạn đang có ý định tự tử ở đây biết rằng cuộc sống không hề dễ dàng và màu hồng, chắc chắn các bạn đang rất khó khăn mới có những quyết định và suy nghĩ như thế, tôi hoàn toàn có thể hiểu được mà. Tại tôi ở đây và giúp các bạn nè. Nói chuyện với chính bản thân thực sự rất quan trọng, đừng nghĩ nó như một thứ gì đó tự kỉ, nó sẽ giúp các bạn rất nhiều đó. Các bạn không thực sự cần phải nói thành tiếng, các bạn viết ra cũng được, tự suy nghĩ trong đầu cũng ổn nè. Tất cả đều rất ổn, chỉ cần các bạn biết được bản thân muốn gì, cần gì là được. Không nhất thiết phải giải quyết, các bạn có thể xoa dịu đứa trẻ trong lòng và sống chung với sự thiếu thốn đó. Đó là cách tôi chọn, sự thiếu thốn tình thương và sự đồng cảm này tôi biết chắc chắn sẽ không thể giải quyết sớm được, thay vào đó, sao tôi không đồng cảm cho người khác và cho chính mình? Sao tôi không tận dụng cơ hội tôi đã có được trải nghiệm cận kề cái chết để giúp đỡ và cứu lấy người khác?
Nếu bạn vẫn còn may mắn là có người ở bên cạnh để tâm sự cùng thì quá tuyệt vời rồi, không còn gì hơn để nói nữa.
Điều quan trọng không phải là bạn bao nhiêu tuổi, hay trải nghiệm được bao nhiêu. Quan trọng là bài học bạn rút ra từ đó là gì. Sự trải đời không thực sự được quyết định bằng tuổi tác, tôi tin rằng một đứa trẻ cấp 2,3 vẫn có được những kinh nghiệm của những người già dặn hơn nó bằng cách tự rút ra bài học trong từng vấn đề xuất hiện trong đời mình. Một mình hay cùng ai đó giải quyết vấn đề này quyết định hoàn toàn ở bạn. Nếu bạn không hợp với chia sẻ, đừng chia sẻ. Nếu bạn không hợp với ở một mình, đừng cố ở một mình. Hãy làm những gì phù hợp với chính bạn, làm những gì có lợi cho bạn, có thể cách giải quyết của bạn kì dị nhưng nó hợp với bạn thì cứ làm theo cách đó. Đừng ép bản thân vào trong bất kì một khuôn khổ nào mà không phù hợp với bạn.
@Nathalie