Từ trẻ con đến trưởng thành hơn một chút, chỉ một chút thôi.
Có lẽ việc từ một trẻ con, trẻ trâu, trẻ nghé... dần dẫn trưởng thành hơn để trở thành một người con trai có thể tự lo cho mình của tôi. Bắt đầu từ khi tôi lên đại học. Trước khi nên đại học thì tất cả những gì tôi biết là ngày mai học môn gì? mai ăn gì? có được nghỉ không để còn ra quán nét làm vài game LOL với lũ bạn? hay là những drama không hồi kết của lớp của trường... Kể từ những ngày đầu tiên bước chân đến một nơi xa lạ, một vùng đất khác hẳn với làng quê yên bình của tôi. Nhưng trách nhiệm mới như là đi làm thêm, chi trả tiền sinh hoạt hàng tháng, tạo dựng những mối quan hệ mới, không muộn học, làm sao để không nợ môn, chúng mới bắt đầu ập tới và cứ thế từ từ nó thay đổi cuộc sống và cách sống của tôi.
Để bản thân mình trưởng thành hơn tôi đã học cách cúi đầu.
Ở một nơi phát triển hơn làng quê của mình. Cái nhìn về đời nhỏ bé của mình về cuộc sống được mở rộng ra rất nhiều. Và biết được một điều rằng hóa ra từ trước tớ nay tất cả những gì bản thân mình đang có đang nắm giữ là của bố mẹ. Chẳng có một thứ gì từ tiền bạc, cho tới kinh nghiệm sống hóa ra chẳng thứ gì là của mình cả, tất cả chỉ toàn là vay mượn. Hóa ra mình chưa là gì cả. Không còn bố mẹ, bạn bè, hay người thân thích bên cạch để chỉ cho mình đường đi nước bước nữa, hay là đỡ mình, vực mình dậy mỗi khi vấp ngã nữa. Tôi đã phải tự mình trải qua những khó khắn, những mất mát và nhiều thứ khác đen đủi nữa. Để rồi chính những " cú vả, cú tát, cú đấm" đó đã làm cho cái tôi lớn của một thằng con trai vừa dậy thì " chưa thành công " xong được uốn ắn thành hình lại. Tôi không còn nghĩ là tôi hơn người, tôi cũng chẳng còn nghĩ là mình biết tất cả mọi thứ nữa. Và quan trọng hơn là học được cách khiêm tốn hơn, ngay cả khi bản thân mình hơn người ta thật.
Tôi cũng phải học cách nghĩ cho người khác.
Trước đây mỗi khi gặp chuyện gì đó là tôi sẽ chạy ngay về nhà và nhờ ai đó trong gia đình giải quyết hộ mình. Thì giờ đây tôi không những phải tự giải quyết vấn đề của chính mình mà còn phải dấu đi những khó khăn ấy không để cho gia đình biết. Từ đó tôi học được cách nghĩ rằng việc này mình có thể giải quyết được chưa đến cái mức phải bảo nhà. Tốt nhất là nên kín tiếng để gia đình đỡ lo. Bây giờ là sinh viên năm 2 ở chung với lũ bạn là điều hiển nhiên. Cũng tạo cho tôi 1 thói quen là nghĩ về những ảnh hưởng từ hành động của mình đến người khác trước khi làm một điều gì đó. Từ đó mọi lời nói đến cử chỉ hành động của tôi cũng tém tém lại rất nhiều sau với 1 thằng con trai. Tôi cũng nghĩ cách kiếm tiền, cố gắng không ăn bám phụ thuộc vào bố mẹ nữa nhưng đời đâu có cho phép.
Bớt đổ thừa cho số phận hơn. Không suy nghĩ tiêu cực.
Tôi đã bớt mở mồm đổ thừa cho số phận cho sự đen đủi của mình, sinh viên năm nhất tôi vẫn còn vô lo vô nghĩ. Nhưng đùng một cái tôi bị " suy thận ". Nửa tháng nằm trong bệnh viện tôi đã nghĩ rằng số mk đến đây chắc là hết rôì. Mình ăn ở tốt thế mà tại sao mình lại bị chứ, gần như mọi điều tiêu cực nhất tôi đều đã nghĩ đến. Nhưng sau khi qua cơn bạo bệnh, cũng như được một số người dùng " thông não chi thuật " đả thông bộ não mình thì dần dần những suy nghĩ đó biến mất. Không còn mở mồm ra là đổ thừa mọi thứ cho cuộc đời nữa... Yêu đời hơn
Có lẽ những điều kể trên chưa là gì so với những khó khăn vất vả của người khác. Nhưng với tôi đó thật sự là những trải nghiệm, những trách nhiệm ở tầm cao mới với sức nặng và tầm ảnh hưởng cũng lớn hơn và xa hơn rất nhiều so với những quyết định trước đó của tôi. Không còn những quyết định vội vã không suy nghĩ nữa, mà giờ đây cái gì cũng phải suy sét kĩ càng. Mà đó chỉ là nghĩ cho bản thân mình thôi đó, giờ mà lấy vợ sinh con để cái rồi đủ thứ trên đời khác xem. Thiết nghĩ đến lúc đó mình mới có thể trưởng thành một cách toàn diện.