Tự tình tuổi trẻ lớn bao nhiêu?
Con người ấy mà, ai cũng phải trải qua vài cảm giác khó chịu thì mới lớn lên được, mới chững lại được. Có những cảm giác lặp lại vài lần, còn có những cái chỉ duy một lần.
Con người ấy mà, ai cũng phải trải qua vài cảm giác khó chịu thì mới lớn lên được, mới chững lại được. Có những cảm giác lặp lại vài lần, còn có những cái chỉ duy một lần.
Thời thế vẫn đang hỗn loạn với đủ các vấn đề chính trị, xã hội, môi trường, và cả cơn sốt Covid đang dày vò chúng ta. Mỗi ngày chẳng lạ gì khi nghe hơn nghìn ca dương tính. Tôi cũng đã chuẩn bị tâm lý, nhỡ đâu bị ả Cô-vy phải lòng thì sao? Tôi thì chẳng thấy ả kén chọn gì mà không có kĩ đến đâu cũng khó lường trước được. Nhưng mà, khi nghe tin bố tôi dương tính, thì mọi chuyện lại khác. Không phải vì tôi đã không chuẩn bị trước cho việc đó. Đau lòng à? Tất nhiên rồi. Nhưng tôi không dài dòng để nói cái việc mà rất nhiều người đã trải qua và thậm chí còn khủng khiếp hơn. Chỉ là việc hình ảnh ông ấy tôi cố nén trong tim lâu nay bỗng ùa về mạnh mẽ hơn. Và còn thêm những hình dung rất mới mẻ về ông ấy với cơn sốt và loạt các triệu chứng đang hoành hành bên trong, nhưng vẫn cố gắng giữ mối liên kết duy nhất với chiếc gia đình đã quá đỗi xa xôi.
Năm năm trước bố mẹ tôi ly hôn. Vào cái ngày mà tôi đang trong kỳ thi học kì cuối cùng của quãng đời học sinh. Tôi chỉ còn nhớ những hình ảnh rất đặc trưng của ngày đó, mà tôi cũng thường thấy trên phim. Như việc bước vào phòng của một thẩm phán, nghe ngài ấy hỏi những câu rất quy trình, và ngài ấy cũng nhìn và nói với tôi những câu rất mủi lòng.
"Con sẽ ở với bố hay với mẹ?" - Rất thủ tục.
"Con ở với mẹ." - Rất máy móc.
Tôi trả lời câu hỏi đã nghe rất, rất nhiều lần trong nhiều năm. Và tôi nghĩ rằng gương mặt tôi cũng chẳng có ít nhiều cảm xúc gì lúc đó. Phần vì tôi chưa học xong bài cho buổi thi chiều, phần vì tôi chẳng biết nên cảm giác thế nào về câu chuyện hôn nhân của bố mẹ tôi, phần vì tôi thấy rất rõ kết thúc của câu chuyện đó. Và quả thật, tôi đã quay cóp (một chút thôi nhé) trong các bài thi buổi chiều, đúng môn tôi thích nhất. Không tranh giành quyền nuôi con như các drama Hàn, cũng không...
Chuyện sau đó tôi chẳng nhớ được gì nhiều. Rất ít. Chẳng gì ngoài việc gia đình tôi đã gấp rút bán nhà, chuyển nha, sống tạm bợ ra sao, những ngày ôn thi đại học xuyên đêm, lần đầu tiên ngủ gật trong giờ văn, và những làn nước mắt phủ khắp gương mặt mẹ tôi. Và tôi, tôi từ lúc đó đã tự làm tê liệt tất cả cảm xúc của mình. Không cho phép mình cảm nhận những gì quá yếu đuối. Không cho phép con tim lên tiếng khi lý trí chưa duyệt qua.
Và rồi tôi cũng đỗ một trường đại học đại học, tôi được đi khỏi nơi là ám ảnh của tuổi thơ. Dù gia đình tôi vẫn ở đấy, tôi đã cảm thấy rất miễn cưỡng và buồn lòng mỗi lần về quê. Và lúc ấy, bố tôi vẫn còn ở đấy. Ông ấy đã phải trải qua những tháng ngày lẩn trốn, chuyển trọ, vẫn cố sống cho bằng được cuộc sống từng là của ông ấy và không chút ăn năn về lỗi lầm của mình.
Một thời gian tôi nghe bố đến Sài Gòn. Và tiếp tục cuộc sống mà ông ấy bắt buộc phải sống. Rồi tôi cũng về lại nơi chôn nhau cắt rốn của mình, và cũng chật vật trong những rối ren cảm xúc, trong những ám ảnh tuối thơ, và cố ôm lấy chút vương vất của tương lai mà tôi đã cố gắng theo đuổi trước khi quay về. Huyễn hoặc thôi vì tôi từng nghĩ, ông ấy đã cố gắng quan sát những người mà từng là gia đình của ông ấy, thay tôi. Và rồi khi tôi về, thì đổi lượt cho nhau.
Với tôi, hôn nhân cũng như chứng khoán. Nhưng chứng khoán thì có số này số nọ để phân tích, lỗ lần này thì rút kinh nghiệm lần sau. Nhưng hôn nhân là trò chơi của niềm tin. Không có logic tình yêu, càng không phải đổ vỡ nào cũng có thể thành kinh nghiệm. Thế nên, việc gì đến sẽ đến. Không phải vô trách nhiệm gì, nhưng có những thứ không thể miễn cưỡng. Gương vỡ có thể lành nhưng vết nứt không thể biến mất.
Tôi không giận, cũng không buồn. Chẳng những vậy, tôi còn thấy giận bản thân, vì sâu bên trong, tôi muốn đi theo ông ấy, vì tính tôi giống tính ông hơn, vì tôi thích tính cách gọn gàng , đơn giản của phái nam và vì tôi muốn đi đâu đó thật xa nơi này. Tôi giận mình vì sau bao nhiêu chuyện xảy ra, tôi vẫn muốn theo chân ông đi tha phương. Nhưng, mỗi con đường mà ta chọn luôn mang đến những kết quả rất ư là khác nhau, những trải nghiệm cũng khác. Tôi từ chối mọi lời mời kết bạn (ông đã rất tiến bộ khi chịu nâng cấp điện thoại của ông, tôi không hình dung được ông dùng điện thoài cảm ứng thế nào vì trong tôi chỉ có hình ảnh ông dùng loại "cục gạch"), tôi hạn chế trả lời tin nhắn của ông. Tôi biết có lẽ sẽ làm bố buồn, tôi biết dù thế nào, tôi vẫn cảm nhận rất rõ tình thương của ông dành cho tôi là không thay đổi. Nhưng tính tôi là thế, giống ông, bướng bỉnh, dứt khoát, đã buông sẽ không níu. Tôi tránh không nghe nhạc hay làm gì liên quan đến bố hay chủ đề gia đình. Tôi luôn khóc khi lỡ nghe những ca khúc về bố, nó như cố đập vỡ chiếc hộp pandora trong tôi và lôi tất cả trong đó ra. Tôi vẫn luôn hy vọng ông sẽ gặp may mắn nào đó và có cuộc sống tốt hơn, nhưng tôi nhất định không liên lạc với ông, ít nhất là không thường xuyên.
Và, chúng ta luôn tình cờ phải trải qua những cảm xúc rất khó chịu trong những lúc cũng rất khó chịu. Đó là sự rèn luyện, bí kíp đầy, hãy luôn nghĩ như thế. Ngay lúc tôi ngồi lan man đây, là sau khi tôi nhận được tờ xét nghiệm dương tính của bố mà mẹ gửi cho tôi, là khi tôi bỏ hết những công việc cấp bách nhất trong những ngày cuối tháng, và quyết định mở lòng mình. Tôi đã nhắn tin với bố rất nhiều so với những lần trước, tôi cố tranh thủ biết được chút thông tin về ông trước khi ông bị đưa đi cách ly. Tôi sẽ chia sẻ cho bạn điều bí mật này, rằng tôi vẫn cố không khóc, không lo lắng khi nghe chuyện liên quan đến ông ấy. Tôi luôn tự trấn an mình rằng ông ấy ổn, thậm chí cả khi tôi nghe mẹ nói ông đã viết một bức thư, phòng khi ông ấy có chuyện. Hài hước thay, tôi đã nghĩ ông ấy liệu được rằng ông sẽ không thoát khỏi ả Cô-vy, dù sao thì bố tôi vẫn đào hoa từ trước. Và ngay bây giờ, tôi vẫn nhủ rằng sẽ chẳng cần bức thư đó, vì trong hàng nghìn hàng tin tức về cơn dịch, vẫn có những người đã khỏi bệnh. Thì hóa ra bố tôi cũng trong số đấy?
"Bố đang làm công việc gì?" - Tôi nghe mẹ nói loáng thoáng về công việc của ông, không mấy tuyệt vời, và ông cũng đang làm tình nguyện viên chống dịch. Tôi cảm nhận được bệnh nghề nghiệp của ông trỗi dậy. Tôi vẫn luôn tin rằng công việc ông gắn bó hơn nửa đời người sẽ mãi khiến ông tự hào, và cả tôi cũng tự hào về điều đó.
"Ba làm chuyên môn của ba. Ba khỏe bình thường, tuần lễ ổn hết đó con." - Tôi cảm nhận được lòng tự trọng của một người đàn ông với cuộc sống của ông ấy, với con ông ấy và niềm tự hào về món quà mà quá khứ để lại cho ông.
Chuyện trò - Tâm sự
/chuyen-tro-tam-su
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất