1 Một định nghĩa về tự tính 


Tự tính là gì? Bản ngã thì hẳn bạn đã nghe nói về nó rồi, bao nhiêu kinh sách lớn lao, bao nhiêu bậc thầy đã nói về nó nhưng còn tự tính thì có thể đây là bạn nghe lần đầu, thực ra từ tự tính này tôi cũng mới biết tới nhưng theo kinh nghiệm của mình thì nó có thể gọi là linh hồn, tự tính là bước trung gian giữa bản ngã và cái tối thượng, điểm đạo hoàn hảo theo cách Trang Tử nói hay Thượng Đế theo Jesus cũng được. Giả thuyết về bước trung gian này là tôi đọc được trong Damapada chứ chưa biết đến Thượng Đế để mà xác minh nên tôi dùng từ giả thuyết. Nhưng càng thiền nhiều tôi cảm thấy nó càng đúng, thực ra khi Jesus chết câu cuối cùng của ông ấy là :" Cha ơi, con phó thác linh hồn trong tay cha". Có thể đầu tiên là Thượng Đế, thế rồi đến cái bóng của Thượng Đế là Tự tính (linh hồn), và cái bóng của Tự tính là bản ngã (Thân Tâm).
Theo kinh nghiệm của mình thì tôi thấy rất khó phân biệt được giữa tự tính và bản ngã, có cái gì đó rất lẫn lộn, cái giả trong cái thật và cái thật trong cái giả, chúng cứ thi thoảng tách ra rồi hợp lại, có lúc bạn yếu mềm, có lúc bạn nhu mì, có lúc bạn lại cứng răn, có lúc bạn từ bi, có lúc bạn lại tàn nhẫn, có lúc bạn thấy mình muốn làm điều này, có lúc bạn lại ân hận, ăn năn. Và giữa hai điều này bạn bị giằng xé, bị chia chẻ, tâm thần phân liệt. Và tôi cảm thấy mình khá là may mắn vì có cơ hội để thành thạo trong công việc nhìn rõ tự tính và bản ngã, thực ra không chắc là may mắn nữa, có thể kiếp trước tôi đã cố gắng chăng.
2 Quá trình tôi học được cách phân biệt tự tính và bản ngã
Dưới đây tôi sẽ chia sẻ quá trình nhận biết tự tính của mình nhưng trước đó tôi muốn nói qua về quá trình hình thành bản ngã.
Bản ngã.
Loài người thật đặc biệt, thật sự là như vậy, có nhiều cách để thuyết phục bạn điều đó nhưng có một sự khác biệt mà theo tôi dẫn đến mọi vấn đề khác sau này. Đó là loài người sinh non, khi đứa trẻ sinh ra thậm chí phần vỏ não của nó chưa phát triển toàn bộ, người ta gọi là thóp não, tôi vẫn nhớ như in cái khoảnh khắc mà bác sĩ bế thằng em trên tay đưa cho bố tôi xem rồi bảo vào bê vợ anh khỏi phòng đẻ, da nó đỏ hỏn, nhăn nheo, nhìn như con khỉ chứ không phải con người nữa, thú thực lúc đó tôi sợ thực sự, sơ kinh khủng luôn, kiểu đây là em mình sao, người ta nói anh em ruột phải yêu thương nhau nhưng sao tôi lại sợ nó thế, mình có phải người anh tốt không thế. Nhưng được vài ngày nó về nhà, bình tĩnh lại gần nó, nhìn cái thóp não của nó đập, khuôn mặt của nó......một sự liên kết sâu sắc xảy ra, tôi ko biết nữa,  lần đầu tiên tôi mới hiểu cảm giác gọi là người thân đau mình cũng đau, cảm giác muốn bảo vệ, yêu thương, sinh linh này mà đau thì để mình chịu đau thay nó cũng được.
Nhưng đấy là vấn đề của con người, bản ngã nảy sinh ở đây, mọi con vật khi sinh ra có vẻ như chúng khá hoàn hiện rồi, con cá sinh ra nó đã có thể ăn ấu trùng tự sống, con bê thì có thể đi ngay được, con chim non ít nhất nó cũng biết ngoái cổ về phía mẹ để xin ăn, con người thì chẳng biết cái gì hết, bạn để đứa trẻ đó và nó sẽ chết ngay. Do dó có khoảng thời gian đầu đời đứa trẻ sống như ông hoàng đúng nghĩa, nó là trung tâm của thế giới, nó khóc cái là dù cả đêm cũng phải thức canh mà dỗ, đái ỉa chăm lo tận răng, ho he cái bộ mẹ sợ chết khiếp luôn, đúng kiểu nâng như nâng chứng, hứng như hứng hoa.
Khi đứa trẻ sinh ra rõ ràng là nó chưa có nhận biết về bản thân mình, cái đứa trẻ nhận biết đầu tiên lại là người khác, bố mẹ, anh chị, ông bà,v,v. Đây là lúc cây non bắt đầu được uốn nắn, tự tính nguyên thủy của nó là linh hồn nó không tự nhận biết mà bản ngã hình thành qua nhận biết người khác lại được làm mạnh, con người đã đi sai ngay bước đầu tiên. Do đó mới có cái hiện tượng con người hay lo nghĩ người khác nghĩ gì về mình, người khác đánh giá mình ra sao. Đầu tiên bản ngã được hình thành qua sự nhận biết của linh hồn (Tự tính) từ gia đình, thế rồi được làm mạnh qua quá trình học hành, lập nghiệp cùng với đó là sự mở rộng số lượng và phạm vi bản ngã, bản ngã càng thành công khi bạn càng được nhiều người công nhận, gia đình, rồi nhà trường, rồi xã hội.v.v. Từ đó việc lẫn lộn giữa linh hồn và bản ngã là điều hiển nhiên, bởi linh hồn của đứa trẻ đã nhầm tự tính của mình thành ánh mắt của người khác.  Khi bạn làm mọi người thỏa mãn, họ yêu quý bạn, được nhiều người kính trọng, bản ngã bạn hạnh phúc. Khi bạn lỡ làm điều gì sai trái, họ lên án bạn, bản ngã bị tổn thương. Dù bản ngã bị tổn thương hay hạnh phúc thì bản ngã của bạn vẫn được làm mạnh lên.
Thế vấn đề ở đây là làm sao để bản ngã đứa trẻ nhỏ đi, làm sao để không sai ngay bước đầu và đây là điều mình gọi là may mắn trong cuộc đời mình, cũng có thể mình đã tự lựa chọn điều đó chăng.
Quá trình nhận biết tự tính của mình
Đầu tiên mình phải nói là mình sống với ông bà ngoại là chủ yếu trong quãng thời gian thơ ấu của mình, mình có sống với bố mẹ nữa nhưng cả bố mẹ và ông bà ngoại của mình, mà thậm chí cả ông bà nội của mình nữa là đối với mình rất dửng dưng. Lúc đầu mình không hiểu lắm nhưng sau này hỏi ra mới biết, hồi bé nuôi mình khổ lắm, 3 năm đầu coi như ở bệnh viện suốt luôn, tết cũng không về, không biết mình có sống nổi không, tóm lại là cực lắm. Nên khi mình bắt đầu cứng cáp là mọi người kiểu thoát tội, kệ cha mày, mày hành mọi người đủ rồi nên giờ khỏe rồi không ai quan tâm nữa. Thứ nữa là lúc khi mình mới lớn bố mẹ thì bận công việc vứt cho ông bà, mà ông bà lại phải lo cho các cậu vs gì ăn học đại học.
Kiểu nó là thế này, nếu mình đòi hỏi, khóc lóc, ăn vạ không ai quan tâm, mà ngoan ngoãn nghe lời cũng không khen cả, mày muốn làm gì mày làm. Và đó chính là vấn đề, lúc đó mình nhận ra điều này " Nếu ăn vạ không ai quan tâm, ngoan ngoãn không ai khen thế thì mình làm gì mình thích và cũng chẳng quan tâm tới mọi người nữa".
Và đó là suy nghĩ nguy hiểm dẫn tới cái chết của bản ngã. Nếu bạn không quan tâm tới mọi người nghĩ gì về mình, có hai vấn đề nảy sinh. Họ khen bạn bạn biết đó là do mình, mình tự làm được theo ý của mình nên họ khen hay không cũng chẳng vấn đề. Họ chê bạn, bạn biết bạn làm theo ý mình, mình hạnh phúc là được, lời chê của họ cũng chẳng thành vấn đề.
Bạn thành công, bạn hạnh phúc, bạn biết đó là thành công của riêng mình. Bạn thất bại, bạn đau khổ, bạn biết đó là do chính bạn gây ra, tự chịu tránh nhiệm tới chính mình.
Theo logic thì việc này làm người ta bản ngã, biến người ta thành cô độc. Nhưng sự thật hoàn toàn ngược lại, bởi vì mình biết ai cũng có tính cá nhân như mình nên mình rất tôn trọng cá nhân người khác, mình không muốn người ta làm phiền mình nên đừng làm phiền người khác, muốn được tự do của mình thì hãy để tự do cho người khác. Cái nhận thức này của mình đến từ kinh nghiệm chứ không đến từ đạo đức sách vở.
Và sau tất cả chuyện này dẫn đến một loại tâm trí. Nếu mình đạt được điều gì đó mình cảm thấy không hạnh phúc, một cảm giác bình thường, lời khen của người khác không làm mạnh bản ngã của mình, mình cảm thấy đó là điều ....chỉ thế thôi, mình làm được người ta cũng được, chẳng có gì đáng tự hào. Còn mình thất bại, đau khổ mình tự đổ lỗi cho bản thân, do mình hết, chẳng do ai cả, thượng đế, xã hội v.v. cũng  chẳng phải vấn đề. Người Ki tô thì đổi cho thượng đế, người cộng sản thì đổi cho xã hội, người Phật tử thì đổi cho tiền kiếp, bây giờ xã hội hiện đại còn cái trò phân tâm học đổ lỗi cho cha mẹ nữa, họ cứ kiếm lý do để tồn tại mãi, còn mình đơn giản là do mình hết. Và Phật gọi kiểu người như mình là kiểu người xấu hổ.
Trong Damapada ông ấy nói " Nếu ông là kiểu người xấu hổ, ông sẽ khó sống ở thế gian này" người khác đọc đoạn này sẽ khó mà hiểu Phật, nhưng mình thì hiểu ngay.
Có một câu chuyện của mình mà mình nghĩ là có thể giúp bạn phần nào phân biệt được giữa tự tính và bản ngã.
ảnh chôm trên mạng
Họ nhà mình khá là đông người, cúng bái, giỗ lễ cứ vài tháng, có khi tháng mấy lần cũng có. Thế là tập trung cả họ ăn cỗ, và bạn biết rồi đấy, đợi mọi người đến đủ mới ăn, xong còn cúng kiếng các kiểu nữa, mà mình thì hồi bé nghịch lắm, lang thang suốt nên nhanh đói không chịu được, cứ thấy thức ăn là nhảy lên bàn thờ chén luôn.
Cả họ dọa đánh mình nhưng không ăn thua thế là họ dọa các cụ sẽ phạt, nếu ngoan các cụ phù hộ. Cái này đúng kiểu nếu bạn theo xã hội xã hội sẽ kính trọng, bạn đi ngược xã hội xã hội sẽ bỏ rơi bạn. Lúc đầu công nhận cũng có hiệu quả chút ít, căn bản là sợ ma, chứ không sợ các cụ lắm nhưng cũng chẳng được bao lâu. Mình nghĩ nếu các cụ là ma thì cũng là họ hàng nên chắc cũng không thành vấn đề thế là lại nhảy lên bàn thờ chén.
Mình vẫn nhớ bác mình là trưởng họ, ông ấy tức lắm, kêu thằng mất dạy, không có lề nếp gì. 
Xong mình nói "Không ăn trước thì cũng ăn sau, đằng nào chẳng ăn, mọi người toàn làm mấy việc vớ vẩn, cháu ăn no thì thôi chứ có ăn hết đâu mà bác tức thế, hay bác sợ cháu ăn hết phần"
Ông ấy bảo" Tao lại đi dành ăn, chấp nhặt với thằng ranh con như mày à"
Xong mình nói" Bắc không chấp nhặt với cháu mà lại bảo các cụ chấp nhặt phạt cháu à, ý bác là các cụ là cái loại đi dành ăn với con cháu của mình à, chết rồi cũng hơn thua với con cháu sao"
Thế là cả họ mình cười ầm lên, từ đó trở đi mình hiển nhiên là ăn uống thoải mái chẳng phải đợi ai, nhưng như thế thì mấy đứa khác cũng đòi. Vậy là họ nghĩ ra một cách, để dành riêng thức ăn cho tụi trẻ con, để chúng nó thích ăn lúc nào thì ăn, không phải đợi người lớn nữa. Tự nhiên mấy đứa trẻ được hưởng đặc quyền như "mấy người đã chết". Ở đây có thể đơn giản phân biệt được tự tính của mình là đói thì ăn thôi, chẳng có kìm nén gì, nếu mình đi theo họ hàng thì sẽ thành cái bản ngã con ngoan. 
Cái bản ngã này nguy hiểm ở chỗ, nó sẽ tạo ra mặc cảm. Tự tính của  bạn thì cứ muốn trở thành cái này mà bản ngã thì được xã hội dạy làm cái kia. Do đó bạn bị phân chia, chia chẻ, tâm thần phân liệt, cảm thấy tội lỗi và bạn trở nên yêu đuối, khổ sở. Và theo cách tự nhiên bạn sẽ lại đi đến mọi người, nhà thờ, tu sĩ, chính khách để họ có thể quyết định bạn sẽ làm gì, là ai, bạn đánh mất chính mình.
Lầm cái giả thành cái thật
Và cái thật thành cái giả,
Ông bỏ sót trái tim
Và rót đầy bản thân mình bằng ham muốn.
Thấy cái giả là giả,
Cái thật là thật..
Nhìn vào trái tim ông.
Đi theo bản tính của ông.
Tâm trí không phản xạ là chiếc mái nghèo nàn.
Đam mê, như mưa, làm ngập lụt ngôi nhà.
Nhưng nếu mái mạnh mẽ, có chỗ trú ẩn.
Bất kì ai đi theo ý nghĩ không thuần khiết
Đều khổ trong thế giới này và thế giới sau.
Trong cả hai thế giới người ấy khổ,
Và vĩ đại làm sao,
Khi người ấy thấy điều sai mình đã làm.

Nhưng bất kì ai tuân theo luật
Đều vui vẻ ở đây và vui vẻ ở kia.
Trong cả hai thế giới người ấy đều hân hoan,
Và thật là lớn lao,
Khi người ấy thấy điều tốt mình đã làm.
Thu hoạch trong thế giới này là lớn,
và vẫn còn lớn hơn trong thế giới tiếp.
Dù ông đọc bao nhiêu lời linh thiêng,
Dù ông nói bao nhiêu lời,
Chúng sẽ làm điều gì tốt cho ông
Nếu ông không hành động theo chúng?
Ông là người chăn cừu
Ai đi đếm cừu của người khác,
Chưa bao giờ chung một đường?
Đọc ít lời như ông muốn
Và nói ít hơn.
Nhưng hành động theo luật.
Từ bỏ con đường cũ -
Đam mê, thù hận, điên rồ.
Biết chân lí và tìm an bình.
Chia sẻ con đường.
Damapada - Pháp Lộ