Từ thiện là việc ác đấy!
Nghịch lý! Chắc chắn là nghịch lý, tôi không phủ nhận, nhưng bạn hãy làm quen đi bởi tất cả những nghịch lý đến từ Thiền đều hợp lý....
Nghịch lý! Chắc chắn là nghịch lý, tôi không phủ nhận, nhưng bạn hãy làm quen đi bởi tất cả những nghịch lý đến từ Thiền đều hợp lý. Điều bạn cho là nghịch lý lại trở nên rất nhiều ý nghĩa.
Trong một bộ phim tôi có xem từ rất lâu kể về một chàng luật sư rất giỏi, biện hộ phiên nào thắng phiên đó. Tuy nhiên, những người thuê anh bào chữa đều thật sự phạm pháp và ngay cả khi chứng cứ buộc tội hoàn toàn gây bất lợi cho kẻ phạm pháp anh vẫn có thể cãi thành trắng án. Hiển nhiên, anh rất thoã mãn với chiến thắng của chính mình. Cho đến khi anh phải bào chữa cho một doanh nhân giàu có bị kiện tham nhũng thì trong một thị kiến anh đã thấy quỷ đến lôi kéo và dụ dỗ anh phải giúp kẻ ác thắng vụ kiện này, nhưng anh đã chống chọi và tiêu diệt được quỷ dữ. Giật mình tỉnh dậy, anh quyết định từ chối bào chữa cho vị doanh nhân ấy trước sự reo mừng của người bị hại. Người ta tung hô anh vì anh đã làm điều đúng và tất nhiên anh rất vui...cảnh quay cuối phim là đứng đằng xa, quỷ dữ nhìn anh và mỉm cười.
Bạn hiểu câu chuyện này? Nó nhắc tôi nhớ lại một câu trong "The Gospel of Thomas" một cuốn sách cổ thuật lại lời Jesus từng nói với các môn đệ mà người ta gọi cuốn sách ấy là kinh thánh theo thánh Thomas (hay Toma), "... If you give to charity, you will harm your spirit".
Charity is an evil, quả vậy, làm việc thiện chính là điều ác. Làm sao một hành động đẹp, xoá đi không ít khoảnh khắc cơ cực của nhiều người cùng khổ và giúp cho thế giới này tốt hơn lại trở thành việc ác hại đến linh hồn của chính người làm từ thiện. Hãy nhớ lại xem, từ nhà sư cho đến linh mục và kha khá nhiều người quanh bạn thường khuyên bạn ra sao khi làm từ thiện. Nhà chùa khuyên rằng làm từ thiện giảm nghiệp, từ thiện tạo quả tốt. Thiên chúa giáo thì cao cấp hơn, hứa hẹn cả một thiên đàng hay chính đấng tối cao sẽ trả công bội hậu cho bạn. Dường như khi thế giới tốt hơn thông qua từ thiện thì người hành thiện lại trở nên tham lam hơn cả. Từ thiện để có một kiếp sau tốt hơn. Từ thiện để có được của cải đời sau không bị hao mòn. Thật sự, chúng ta chưa hề tốt hơn khi làm từ thiện.
Lời kêu gọi hành thiện là cần thiết, nhưng cách thức tiếp cận lại hoàn toàn sai và khiến không ít người đang ép mình làm từ thiện để có được may mắn, sự bình an... Ngay cả khi kết quả là tốt đẹp của việc hành thiện thì nó vẫn phát sinh từ lòng dục của con người, từ lòng tham của chúng ta. Chúng ta không cần của cải thế giới này làm gì vì chết không mang theo được, nhưng chúng ta lại khao khát của cải đời sau khi mối mọt không thể chạm tới. Hãy suy nghĩ về điều này kỹ hơn. Bạn sẽ hiểu lời của Jesus đã nói.
"Khi bố thí, đừng để tay trái biết tay phải anh đã làm" Jesus nói. Ngẫm thật kỹ bạn sẽ thấy đâu đó trong nghịch lý này có ý nghĩa. Hai tay cùng một thân thể, làm sao mà tay trái không thể biết việc tay phải làm? Nó chắc chắn phải là tay phải đã thực hiện điều đó trong vô thức và tay phải cũng không biết hành động nó làm là bố thí. Ngay cả tay làm còn không biết thì làm sao tay còn lại có thể biết. Ý nghĩa là đây. Bố thí là đẹp, từ thiện là đẹp và nó sẽ vẫn đẹp khi nó chưa bị biến thành một mục đích, chưa bị nhận biết. Nó chỉ là hương hoa, là hệ quả của việc nở hoa. Toả hương chưa bao giờ là mục đích của nụ hoa. Nụ hoa chỉ muốn được nở hoa và hương hoa theo sau đó. Thiền nhân trọng duyên, họ bất chợt ra đường nhìn thấy một con cá đang chuẩn bị giết làm thịt. Họ động tâm và cứu con cá đó. Khi quay về họ dường như quên luôn rằng mình đã cứu một con cá. Họ không vui, cũng chẳng buồn vì tâm họ vốn dĩ đã an lạc. Hành động đó đã diễn ra và đã xong rồi, không cần nhân quả sau đó và cũng bởi từ thiện chính là hệ quả rồi. Nó chưa bao giờ là nguyên nhân để một điều gì đó khác xảy ra sau đó nữa.
Lại có người bố thí nhưng giấu tên vì không thích khoe khoang. Cẩn thận! Bạn sẽ rất dễ sa vào cái bẫy của siêu ngã...nó sẽ mách bạn rằng tôi không như kẻ khác, tôi không phải là một kẻ khoe khoang việc thiện mình làm. Bên cạnh đó, nếu bạn cảm thấy ngại hay bực khi tên mình được liệt kê trong danh sách của những người đóng góp từ thiện thì bạn, lại một lần nữa, bỏ lỡ. Vì hành động đó vẫn còn đó, bạn vẫn còn nhớ mình đã từng bố thí. Điều này thật khó. Không thể ép mình giả vờ ngu ngơ không nhớ mình đã từng giúp một ai đó...cho có vẻ giống thiền nhân. Nhưng khi bạn có một nhận thức đúng đắn hơn, bạn sẽ hiểu được bản chất của từ thiện.
Đừng tin những gì nhà chùa nói về từ thiện, cũng đừng tin giáo huấn của nhà thờ về bố thí và hơn hết cũng đừng tin những gì tôi nói. Hãy chỉ nghe một cách trọn vẹn mà thôi!
Tạm là vậy!

Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất

The Noblest Pleasure
Bố thí và từ thiện trở thành một việc tự nhiên mà không cần viện đến lí do nào, không cần sự ghi nhận ở bản thân hay ở người khác thì mới thực là từ thiện là bố thí, nhưng người làm nó sẽ không tự nhận mình là từ thiện và bố thí và người ngoài có cho là họ từ thiện hay bố thí hay không thì cũng không còn quan trọng với họ nữa. Nói chung bố thí và từ thiện phải là bất vị lợi, mà cũng không phải phục vụ cho lòng thương xót bình thường, cho đi để đổi lấy thanh thản hay gì đó mà cho đi chỉ để cho đi, vậy thôi.
- Báo cáo

Nebrouel Seniotus
Cám ơn bạn đã comment 

- Báo cáo

Người cầm phấn
Theo em thì thiện tâm tuyệt đối như bác nói cũng chỉ là một trong số rất nhiều nguyên nhân của việc làm từ thiện. Dù là vì danh, vì lợi, hay vì an ủi bản thân mình, hay vì thiện tâm chân chính thì từ thiện vẫn là việc giúp đỡ người khác, và nó không bao giờ là việc xấu. Chỉ có chúng ta mới là người xấu nếu giấu sau đó những mục đích không tốt.
- Báo cáo

Nebrouel Seniotus
Cám ơn bạn đã chia sẻ 

- Báo cáo

S1mple
Theo mình thì nó ko phải xấu mà là ko đúng ý nghĩa của việc thiện là cho đi mà ko nhận lại điều gì.trc xem chương trình 60p mở của phan anh câu hỏi của mc hỏi việc từ thiện của một tổ chức có mục đích gì?ai xem cũng chửi nhưng nghĩ đúng ra thì đúng vì họ có nói để được thanh thản,con người làm gì cũng có mục đích mình tin là vậy,nên nếu khách quan chương trình ấy không quá đáng chỉ là cách tiếp cận quá kém của nhà đài thôi
- Báo cáo

Nebrouel Seniotus
Hi hi, cám ơn bạn đã chia sẻ. 

- Báo cáo

minhduc00
Khá đồng ý với quan điểm của bài viết nêu lên nhưng trong câu truyện nhà sư cứu con cá thì mình lại ko đồng ý lắm, từ thiện mà lòng ko vui ko buồn thì mình nghĩ nó giống bố thí hơn, từ thiện là giúp đời, giúp người, khi xong mình thấy vui vẻ, thanh thản đấy mới gọi là từ thiện.
- Báo cáo

Nebrouel Seniotus
Thực ra, giống bố thí hay không thì tự người sư đó hiểu hơn ai hết...còn người khác nhìn vào và nghĩ nó ko ảnh hưởng đến tâm của ông ấy.
Còn thấy vui vẻ thanh thản luôn luôn đi kèm thêm một mặt đại loại “ta thật nhân từ” và đó cũng là một kiểu dính mắc khác. Nên ko buồn ko vui khi hành thiện là kiểu ko dính mắc gì, ko tạo ác nghiệp cũng như thiện nghiệp và cũng là khởi nguyên của dứt nghiệp.
hiểu vậy thôi, chứ còn thực hiện được thì chắc còn tuỳ duyên... hành thiện cứ làm thôi bạn nhỉ.

- Báo cáo

leetuqua
có thể ý bác nằm trong câu này :
"Thi ân đừng cầu đền đáp, vì cầu đáp trả là thi ân mà có mưu tính".
nhưng cách bác hiểu sai về từ thiện , sự khác biệt ở mỗi con người , và bố thí ba la mật
- Báo cáo

Nebrouel Seniotus
Mình ko hiểu câu cuối của bạn. Vậy hiểu đúng là thế nào?
- Báo cáo

leetuqua
Bố thí Ba-la-mật là bố thí vật chất lẫn tinh thần. Khi ta đem của cải vật chất hay sự hiểu biết tặng, cho người khác vô điều kiện, không có bất cứ một dụng ý hay yêu cầu nào, ta phát tâm bố thí một cách hoan hỷ, không cầu lợi, không cầu danh, kể cả khi thực hành bố thí bị người nhận bố thí làm điều trái ý, nghịch lòng, mà tâm người bố thí vẫn hoan hỷ, không phiền muộn, khổ đau. Thực hành bố thí với tấm lòng như thế thì gọi là bố thí Ba-la-mật.
bạn tham khảo link : https://hoavouu.com/a6269/bo-thi-ba-la-mat
- Báo cáo

Nebrouel Seniotus
Àh. Cám ơn bạn 

- Báo cáo

Nguyễn An
sao mấy bài viết của bạn hay đá Phật giáo một tý, rồi lại đá TCG một tý thế nhỉ :))
- Báo cáo

Nebrouel Seniotus
Bởi vì cả hai đều nói về chân lý. Mà chân lý thì chỉ có một. Nên nó kỳ vậy đó bạn. 

- Báo cáo

Nguyễn An
không kỳ đâu . hai tôn giáo là 2 nền triết học khác nhau hoàn toàn. Có thể bạn đã hiểu nhầm gì đó về một hoặc cả hai tôn giáo . Chân lý chỉ có một mà cả hai đều nói về chân lý, vậy nên bạn cho cả hai giống nhau là sai rồi.
- Báo cáo

Nebrouel Seniotus
Thiệt ra đúng sai là không thể nói bạn đâu. Mình sẽ không bàn luận về điều này vì nó chả có ích gì khi bạn và mình có cái nhìn khác nhau. Quan trọng là ý chính mình chia sẻ, tôn giáo chỉ là phụ.
- Báo cáo

Nebrouel Seniotus
* thiệt ra đúng sai là không thể nói đâu bạn *
spiderum không cho mình edit nên edit ở đây 


- Báo cáo