Trước giờ, tôi vẫn thường xử dụng luân phiên hai từ mà tôi vẫn thường cho là “na ná” nhau về mặt nội dung: “tử tế” và “đàng hoàng”.
Tình cờ một lần đọc được bài phỏng vấn nhà báo Trác Thúy Miêu của Vietcetera trong chuyên mục #A Working Woman. Tôi vô cùng ấn tượng khi chị giải nghĩa hai từ “tử tế” và “đàng hoàng” khi nói về hình mẫu lý tưởng là người cha của cô. Dẫu lại tiếc nuối vì hai khái niệm và một ví dụ chỉ đủ sức chiếm vài dòng chữ.
Link bài phỏng vấn:
Sau khi tham khảo một vài từ điển điện tử và từ điển giấy, tôi xin phép định nghĩa hai từ trên như sau:
Vậy có thể nói “tử tế” là một biểu hiện chúng ta chọn thể hiện ra, còn “đàng hoàng” là nhân cách, phẩm chất của một con người đáng được coi trọng. Làm một việc “tử tế” cũng khác hẳn với làm một việc “đàng hoàng”. Hàng ngày trên đường chúng ta đi làm, đi học về, một cái liếc mắt là đủ để thấy hình ảnh những người ăn xin khắp các vỉa hè, cả già lẫn trẻ.
Một người “tử tế” có thể sẽ dừng xe lại, hoặc chính tay họ bỏ tiền vào bất kì một vật dụng tạm bợ nào người ta chìa ra để xin tiền hoặc khều ngay đứa con ngồi sau và nhờ nó thực hiện hành động ấy. Đó hẳn là một hành động rất “tử tế”, rất đôn hậu, thắm đẫm cái tình của người Việt Nam, nhỉ?
Tôi cũng đã ở trong tình huống ấy, cũng đã thể hiện sự tử tế với những người kém may mắn hơn, tuy nhiên trong tôi đọng lại một suy nghĩ. Sẽ ra sao nếu, không phải một mà là hai, ba hay bốn người ăn xin đều có mặt tại cái trạm dừng đèn đỏ kéo dài chưa đầy một phút của bạn?
Một người “tử tế” sẽ phải “chia sẻ lòng tốt” với tất cả những người khó khăn nhỉ? Rồi cuối cùng mọi thứ sẽ đi đến đâu? Chúng ta, đa số đều là những người “tử tế”, mỗi người cho họ một ít, người thì mua giúp hộp tăm, người thì tặng họ bữa ăn, người thì đưa vội những đồng lẻ còn sót lại trong ví. Và những điều ấy cứ thế xoay vòng, ngày này qua ngày khác.
“Đàng hoàng” đòi hỏi một sự giúp đỡ chu đáo, lý trí và lâu bền hơn, một dự án phát triển cộng đồng một chiếc cần câu thay vì một con cá.
Trác Thúy Miêu
Một người “đàng hoàng” sẽ làm hết sức trong khả năng của mình những việc anh/cô ta đang theo đuổi. Họ sẽ phải nghĩ ra một phương án có tác động lâu dài và bài bản hơn so với việc cho đi ít tiền mỗi khi dừng đèn đỏ. Họ phải có khả năng, có bản lĩnh và có những mối quan hệ để có thể giúp đỡ một cách quy mô hơn, giúp giảm bớt số lượng người vô gia cư chứ không phải khuyến khích cái hành vi bỗng chốc vô gia cư rồi lại đứng lên đi về nhà trong vinh quang vì đã kiếm được một ít tiền hay vài lốc sữa để rồi giành mất phần của những người thật sự cần chúng.
Tôi đã thử làm người “đàng hoàng”, ít nhất là trong ví dụ vừa rồi. Tin tôi đi, điều đó khó vô cùng. Tóm lại, “tử tế” là thứ chúng ta được dạy và có thể dễ dàng làm được. Nhưng để sống cho “đàng hoàng” thì đó là thử thách của riêng mỗi người.