Hai bộ phim, với rất nhiều sự khác biệt , nhưng với mình, sau khi xem xong lại mang đến cùng những cảm xúc tuyệt vời.
Đầu tiên, đó chính là hụt hẫng
Vâng vô cùng hụt hẫng, không phải vì nội dung, tình tiết hay bất cứ mặt nào của bộ phim. Mà là hụt hẫng, vì đã không ra rạp xem phim ngay khi phim mới công chiếu. Đặc biệt với Spiderman into the spiderverse, mình quyết định không ra rạp vì một lí do vô cùng ngớ ngẩn : nhỏ bạn nói phim dở và nó xem không hiểu gì cả trong khi trước đó mình đã đọc được một bài viết trên Spiderum review về phim với nội dung khá tích cực.  Với Tân vua hài kịch thì có nhiều lý do hơn: phim chiếu vào dịp tết nhưng không phải là phim có nội dung đánh đấm hay phiêu lưu, có lẽ chỉ là phim ăn theo vua hài kịch của Châu Tinh Trì trong quá khứ.
Và rồi một ngày rảnh rỗi, lên mạng và bật phimmoi lên xem mới nhận ra: đáng lẽ ra phải rủ mấy đứa bạn đi xem từ lâu rồi mới phải.
Thứ hai chính là điều mà cả hai bộ phim đều đề cập : khao khát và nỗ lực thể hiện bản thân trong nghịch cảnh. Với Mike là một chuỗi sự kiện thúc đẩy để cậu bé bước qua “ Leap of faith “, trở thành một Spiderman đúng nghĩa. Còn với Như Mộng, lại là một chuỗi thử thách để cô nhận ra, chỉ cố gắng và tài năng thôi là không đủ, đời người nhiều khi cơ hội chỉ là một dịp may khó gặp. Với Spider, hoạt cảnh Mike đặt lên mặt chiếc mặt nạ Spiderman rồi lao xuống từ tòa nhà, gần như đã khiến mình vỡ òa cảm xúc,  và câu nói của Peter Parker “ You won’t know, A leap of faith, that’s all you need, a leap of faith “, kể cả sau khi xem xong bộ phim mấy ngày vẫn cứ ám ảnh mình suốt. Phải chăng trong cuộc sống này cũng vậy, đôi lúc điều chúng ta cần vượt qua chỉ là vậy, a leap of faith. Với Tân vua hài kịch, thì đoạn phim diễn viên họ Mã đến cám ơn Như Mộng và cô nói đã từ bỏ ước mơ trở thành diễn viên. Đối với mình thật sự là đoạn phim ấn tượng nhất. Có một cuốn sách đề cập đến 3 giai đoạn của trưởng thành, thì giai đoạn 3 chính là “ dẫu biết mình đã cố gắng hết sức nhưng vẫn không thể thành công và đành chấp nhận buông bỏ “. Đây là lúc Như Mộng, từ một cô gái ngây thơ trong sáng hồn nhiên, đã thật sự trưởng thành. Nhưng ý nghĩa hơn vẫn là hành động của cha mẹ cô, nó cho thấy, dẫu cho cuộc đời và người khác vùi dập ta thế nào, gia đình vẫn là nơi mở rộng vòng tay che chở ôm ấp ta mà không đòi hỏi điều gì đáp lại. VÀ cảnh Như Mộng bước lên bục nhận giải thưởng với đoạn phim chiếu lại thời gian cô còn làm diễn viên quần chúng, thật sự quá xuất sắc. Mình đã sợ, như Vua hài kịch bản cũ, Như Mộng sẽ không hoàn toàn đạt được ước mơ của mình, cái kết này thật sự có hậu hơn và làm thỏa lòng mình hơn. Có lẽ, Châu Tinh Trì cũng muốn, những diễn viên đàn sau, sẽ có một cuộc sống hạnh phúc và thành đạt hơn bản thân mình. Chỉ là chút suy đoán thôi.
Cảm ơn mọi người đã đọc bài viết.
Ủng hộ blog của mình với nha.