Dạo gần đây bỗng đang có trend mấy câu gấy lú như là "học sinh học hay là học sinh học", "bún chả ngon hay bún chả ngon", ... đại loại thế. Bỗng nhiên trong giây lát nghĩ sâu xa đến chuyện con ếch trong nồi nước. Hầu hết ai cũng đọc câu chuyện này rồi. Có một chú ếch được thả vào một nồi nước lạnh. Nồi nước không hề đậy vung và sau đó được đặt lên một cái bếp. Ban đầu, nước vẫn còn lạnh thì chú ếch không hề có phản ứng gì. Nhiệt độ của nồi nước tăng lên từ từ khiến chú ếch thích nghi dần và không hề nhận ra có sự thay đổi. Càng về sau, nồi nước càng trở nên nóng hơn, nhưng chú ếch vẫn không hề để ý đến điều đó do nhiệt độ nước tăng từ từ. Cuối cùng, đến lúc nước sôi thì chú ta mới bắt đầu cảm thấy không thoải mái, nhưng lúc này đã muộn rồi. Chú ếch đã bị luộc chín trong nồi nước.
Tạm thời bỏ qua bài học về sự đột phá, sự cần thiết phải cải thiện, "thay đổi hay là chết?"(Tadashi Yanai-Uniqlo) qua câu chuyện này đi, chúng ta hay bàn về sự thích nghi. Trong thời buổi này, nhập gia thì phải tùy tục, muốn tồn tại vững chắc thì phải thích nghi nhưng chẳng phải chú ếch trong câu chuyện chết vì thích nghi hay sao? Vậy rốt cuộc là chúng ta có nên thích nghi hay không? Có thể có người sẽ nói: "Phải thích nghi chứ, nhưng trong giới hạn có lợi cho mình." Giới hạn đó là gì? Trong câu chuyện dù chú ếch thay đổi nằm ở góc nào của chiếc nồi đi chăng nữa thì khi nước sôi, kết cục vẫn là sẽ bị luộc chín. Điều đó cứ làm bản thân tôi bối rối, nghĩ mãi; có thể người khác tìm được cách giải quyết ngay nhưng với tôi thì chưa. Thích nghi thì mới sống được hay thích nghi là chết?