Bạn hẳn đã nghe thấy thuật ngữ “Tư duy Game” (Game Thinking) ở khắp mọi nơi. Nó có nghĩa là gì? Nó có giống như "Game hóa" (Gamification) không? Hay tư duy Game là một thứ gì đó khác - thứ gì đó lớn hơn và mạnh mẽ hơn?
Cũng giống như mọi thuật ngữ khác, tư duy Game phụ thuộc vào cách bạn định nghĩa nó. Dưới đây là định nghĩa của tôi:
Tư duy Game là nghệ thuật và khoa học về việc thu hút khách hàng vào con đường hấp dẫn để làm chủ một thứ gì đó.
Cách tiếp cận này kết hợp thiết kế trò chơi, tư duy hệ thống, Agile/Lean UX và tư duy thiết kế, giúp bạn xây dựng những trải nghiệm hấp dẫn và tạo ra những sản phẩm phù hợp với thị trường.
Mô hình tư duy Game.
Mô hình tư duy Game.

Khách hàng giàu đam mê và có nhu cầu cao

Paul Buchheit, người điều hành Y-Combinator, thích cách nói “tạo ra thứ gì đó mà chỉ một vài người yêu thích, ngay cả khi hầu hết mọi người không thích nó ngay từ cái nhìn đầu tiên”.
Để đưa một sản phẩm vào cuộc sống, trước tiên bạn cần tìm kiếm và tận dụng những khách hàng đầu tiên - những người giàu đam mê và có nhu cầu sản phẩm cao, sau đó mới bắt đầu mở rộng quy mô khách hàng.
Tìm kiếm những khách hàng tiềm năng.
Tìm kiếm những khách hàng tiềm năng.

Bắt đầu với vòng lặp học tập cốt lõi

Ralph Koster, một nhà thiết kế trò chơi xuất sắc và thành đạt, nói rằng niềm vui chỉ là một từ khác để diễn tả việc học. Trong trò chơi, khi chúng tôi mang những trải nghiệm vào cuộc sống, chúng tôi gọi đó là “tìm kiếm niềm vui”. Và điều đó thực sự có nghĩa là xây dựng sự tương tác từ trong ra ngoài.
Bạn không bắt đầu với việc giới thiệu hệ thống của mình; bạn bắt đầu với việc tìm ra những giá trị cốt lõi. Ví dụ, trong trò chơi The Sims quen thuộc, chúng tôi bắt đầu những thử nghiệm nhỏ nhằm tìm kiếm những giá trị cốt lõi - và chính những niềm vui bé nhỏ đó đã mang trò chơi yêu thích của bạn đến với thế giới thực.
Nếu bạn xây dựng một cái gì đó đơn giản mà mọi người đều có thể làm tốt, bạn đang trên con đường thúc đẩy sự tương tác lâu dài.
Nếu bạn xây dựng một cái gì đó đơn giản mà mọi người đều có thể làm tốt, bạn đang trên con đường thúc đẩy sự tương tác lâu dài.

Các thí nghiệm nhỏ, mang tính học hỏi cao

Điều này dựa trên một lý thuyết nổi tiếng về sự đổi mới của doanh nghiệp được gọi là lý thuyết cổng pha (Stage Gate Theory). Tất cả các dự án thành công mà tôi từng thực hiện đều tuân theo nguyên tắc cơ bản này. Linus Pauling, một nhà khoa học đoạt giải Nobel, thường nói rằng cách tốt nhất để có một ý tưởng tốt là có thật nhiều ý tưởng.
Thái độ khoa học này là nền tảng trong cách tiếp cận tư duy Game của chúng tôi. Hãy đảm bảo rằng bạn không say mê bất kỳ ý tưởng nào mà thay vào đó hãy yêu thích việc giải quyết vấn đề và học hỏi thật nhiều điều từ những khách hàng của bạn.
Hãy yêu thích việc giải quyết vấn đề và học hỏi thật nhiều từ những khách hàng của bạn.
Hãy yêu thích việc giải quyết vấn đề và học hỏi thật nhiều từ những khách hàng của bạn.
Vấn đề là, khi bạn thử nghiệm những ý tưởng của mình trong đời thực, chuyện gì sẽ xảy ra? Bạn nghe ai ở giai đoạn nào? Đừng lo lắm, mọi tiến trình thử nghiệm điển hình đều bắt đầu với một nhóm hoặc một bộ phận, sau đó đến bạn bè và gia đình. Bạn có thấy chuyện này quen thuộc không? Có khi bạn đang làm điều đó ngay bây giờ cũng nên đấy. Bước tiếp theo là chạy phiên bản beta kín và beta mở, rồi khi khởi chạy, bạn hy vọng sẽ đạt được lượng truy cập sớm như mong muốn. Đến đây nhiều người sẽ vướng phải trở ngại, bởi vì họ không nhận thức được những khách hàng đầu tiên - những người giàu đam mê và có như cầu cao của mình - thực sự muốn và cần gì.
Ngược lại, quá trình thử nghiệm trò chơi dành cho người hâm mộ siêu hạng cũng bắt đầu với một cộng đồng người hâm mộ có nhu cầu cao. Những nhà phát triển thông minh nhất sẽ tận dụng cộng đồng đó như một nguồn tài nguyên để tiến hành thử nghiệm, từ đó nâng cao tỉ lệ thành công.
Mục đích của việc này là làm theo lời khuyên của Frank Lloyd Wright và sử dụng kĩ thuật “một cục tẩy trên bàn soạn thảo, không phải một cái búa trên công trường”. Những kỹ thuật này sẽ giúp bạn xác thực ý tưởng của mình nhanh hơn, thông minh hơn và có cơ hội thúc đẩy tương tác lâu dài hơn.

Những điều tư duy Game có thể làm cho bạn

Tư duy Game có thể tăng gấp 10 lần khả năng của bạn trong việc thực hiện các thử nghiệm thông minh đồng thời kiểm tra các giả định rủi ro mà quan trọng của bạn. Những người sáng tạo từng làm nên những cú hit đột phá đều tuân theo cách tiếp cận này - và bây giờ bạn cũng có thể làm được.
Với công cụ mạnh mẽ này trong tay, bạn có thể tăng tốc đáng kể và tập trung phát triển sản phẩm ban đầu của mình - bạn có thể hoàn thành chúng trong vài tháng chứ không phải kéo dài đến tận một năm. Bạn cũng có thể tìm ra những thông tin chi tiết và chính xác từ những khách hàng phù hợp ngay khi bạn cần - kiểm tra những giả định này đối với những khách hàng phù hợp.
Bài viết gốc được đăng tải trên Blog Game hóa: