Mới nghe hết podcast của anh Hieutv hay quá, nên Matthew liền phải biên soạn một bài viết về tự do tài chính, bài viết sẽ kết hợp kiến thức đã học của anh Hiếu và chính trải nghiệm của bản thân mình về định nghĩa này cũng như cách giải thoát khỏi bản thân vì lựa chọn bởi tiền bạc.

Tiền bạc khiến chúng ta mất đi sự lựa chọn 

“Tiền bạc không phải là tất cả”
Nhưng nó gần như là tất cả 
Việc thiếu tiền bạc khiến chúng ta trở lên cực kỳ khó khăn trong cuộc sống và thiếu đi những cơ hội để tiến bước. Chỉ đơn giản, bạn đang làm một công việc cực kỳ chán ghét với mức lương 10tr/tháng, bạn phải chi trả toàn bộ cho chi phí về tiền trọ, sinh hoạt, ăn uống. Bạn muốn nhảy việc nhưng thật sự lo lắng công việc tiếp theo có lương có như bạn mong muốn, đủ để khiến bạn tiếp tục sinh hoạt như điều kiện cơ bản không. 
Vậy đó!
Tiền bạc giới hạn sự lựa chọn của chúng ta, và nếu như chưa có bất cứ một kế hoạch đúng đắn nào, bạn đã bị trói buộc về nó trong cuộc sống này rồi. 
Với cuộc sống xô bồ hiện nay, việc bạn tiêu bao nhiêu chi bấy nhiêu là cuộc sống vô cùng phổ biến. Ngoài ra, một điều mà bạn không để ý là thu nhập bạn tăng thì cùng nghĩa với là chi phí bỏ ra bạn tăng còn nhiều hơn. 
Nhiều người viện lý do thu nhập tăng mình cũng phải bỏ ra chi phí tương ứng để bù lại cho việc đó, chính bản thân mình cũng từng nghĩ vậy, nhưng có phải thật không? 
Đây là một suy nghĩ hết sức sai lầm và nguy hiểm về lâu, về dài cho tất cả chúng ta. Nếu chẳng may bạn đau ốm, công việc bạn bị dừng giữa chừng, mẹ già cũng đau yếu,.. tất cả đồ dồn lên vai bạn. Bạn đi vay ngân hàng, vay nặng lãi chỉ để giải thoát khỏi cơn cùng cực này. 
Nhưng sau khi thoát khỏi xong, bạn lại è cổ ăn tiêu, nhưng giờ còn khổ hơn trước, bạn lại nợ đủ nơi, lãi mẹ đẻ lãi con, bạn trở lên sợ hãi về tiền bạc, phải làm nô lệ cho nó suốt cả cuộc đời, nhiều người kết thúc bằng việc tự tử chỉ để giải thoát. Vậy có đáng không? 
Đối với nhiều bạn, nghĩ rằng mình chắc chắn sẽ không rơi vào trường hợp này đâu, nhưng cuộc đời đâu biết trước được điều gì. 
Mà thôi, nói xui vậy đủ rồi, quay lại vấn đề là nếu bạn không ở trong trường hợp này thì đó sẽ là may mắn cho bạn. Còn tuyệt vời hơn là nếu bạn còn rất trẻ chỉ khoảng 18-20 tuổi, đã có suy nghĩ đúng đắn về tiền bạc, để đồng tiền làm việc cho mình, cuộc sống sau này sẽ dễ thở hơn rất nhiều. 
Vậy chúng ta cùng đi vào mục đích chính của bài viết nhé! 

Tư duy đúng đắn về tiền bạc 

Việc sở hữu một tư duy đúng về tiền bạc nó sẽ khiến bạn trở lên dễ thở hơn rất nhiều trong cuộc sống. Bản thân luôn ở thế chủ động phòng trừ mọi rủi ro về ập đến chỉ vì 2 chữ “thiếu tiền”. 
Vậy một tư duy đúng đắn về tiền bạc như thế nào? 
Mình sẽ gói gọn lại trong vòng 4 keyword: 
Tiết kiệm – Tăng thu nhập – Phân chia rõ ràng – Đầu tư 
Giờ chúng ta sẽ đi theo dòng chảy tiền bạc, mọi thứ sẽ trở lên thật rõ ràng nếu bạn đọc hết bài viết này. 

Tăng thu giảm chi 

Tăng thu 
Nhiều khóa học, bài viết luôn nói về việc nên tiết kiệm tiền như thế nào nhưng họ lại quên một điều rằng những đồng tiền ta kiếm ra được thì đã dồn hết vào việc ăn uống, sinh hoạt và tồn tại của bản thân trong cuộc sống rồi. 
Nên cái đầu tiên bạn cần nghĩ đến chính là tăng thu nhập của bản thân bằng mọi cách (không phải vi phạm pháp luật nha). Bài viết này mình đã từng viết nhưng sẽ tóm gọn lại, xoay quanh hiểu biết mình về ngành marketing – tài chính. 
Đây là chủ đề chính mình từng trải nghiệm với 2 điều 
Đa nguồn thu nhậpGia tăng tính chuyên môn để tăng lương 
Cái 1) sẽ dễ làm trong thời gian ngắn hơn, mình ví dụ mình đang làm một nhân viên SEO, ngoài ra về nhà mình nhận thêm dự án viết bài ở ngoài, mình nhận càng nhiều thì số tiền mình nhận đc sẽ tỉ lệ thuận. 
Khi bạn đã có nhiều dự án thì việc bạn có case study để tìm kiếm các dự án lớn hơn sẽ giúp bạn gia tăng nguồn thu nhập. Song song điều đó bạn có thể tăng lương, KPI và thưởng tại công ty nếu bạn làm tốt như những người bình thường. 
Ngoài ra, bạn có thể học sang mảng khác như media, design, IT để gia tăng nguồn thu nhập ở nhiều mảng. 
Hoặc đơn giản hơn là bạn đang kinh doanh đều đặn và quen thuộc 1 mặt hàng, bạn chỉ đơn giản là ngoài việc kinh doanh cái đó, bạn kiếm những mặt hàng tương tự hoặc link affiliate để tăng nguồn thu nhập bản thân. 
Trên đây chỉ là 1 vài cách đơn giản để bạn làm, và tập trung vào keyword “Đa nguồn thu nhập” 
Giảm chi 
Lọc lại hết những chi phí mình đã tiêu trong vài tháng qua, bạn chỉ cần xem cái nào có thật sự là cần thiết với bản thân không.
Nếu không, hãy buông bỏ sạch, trong 1 tuần có 7 bộ quần áo, bộ thứ 8 thì đừng mua vì nó không cần thiết, nếu 10 cuốn sách chưa đọc xong thì hãy đọc xong hết rồi hẵng mua cuốn tiếp theo,… 
Tất cả những chi phí nhỏ nhỏ cộng lại sẽ giúp bạn tiết kiệm một khoản rất lớn về lâu về dài. Cùng lúc với điều đó, sức khỏe tinh thần của bạn cũng sẽ được cải thiện vì bớt quan tâm đi nhiều thứ. Cuộc sống tối giản mọi thứ nổi lên là vì vậy, nhưng mình không cần cực đoan quá. 

Tiết kiệm – Phân chia rõ ràng – Đầu tư 

3 điều này mình muốn nói trong một mục vì nó liên quan tới nhau, vậy nó như nào? Sau khi nghe bài podcast của anh Hiếu. Chúng ta hãy phân chia theo quỹ, mỗi quỹ với một mục đích riêng: 
Quỹ 1: Khẩn cấp 
Đây là quỹ mà anh Hiếu gọi là quỹ “Emergency” – Một quỹ khẩn cấp dành riêng cho thời điểm bạn đang gặp trường hợp khó khăn nhất, ví dụ như bạn đau ốm, tai nạn, thất nghiệp, dính COVID,… Bắt buộc đây là quỹ dành riêng cho những trường hợp khẩn cấp như này. 
Nếu như bạn bị hỏng lap cũng đừng lôi quỹ này ra tiêu bởi nó còn quan trọng hơn thế, trừ khi đây là công cụ kiếm tiền duy nhất của bạn. 
Quỹ 2: Quỹ đời sống 
Trong quỹ đời sống bạn chia làm 3 mục: 
Tồn tại: Mọi thứ bạn chi trả cho việc ăn uống, trọ, sinh hoạt – Gần như là số tiền bạn cần để tồn tại Học hành: Số tiền bạn cần để mua khóa học, mua sách cải thiện bản thân mình trong cuộc sống Shopping: Khoản tiền bạn cần để mua sắm, chi tiêu, game, bao gái,… 
Một note nhỏ để bạn quản lý kỹ được kỹ này có 2 cách là hãy ghi tất cả chi tiêu mình vào excel ở cuối ngày. 
Đối với mình thì đặc thù hơn, mình sử dụng app money lover, mỗi lần chi tiêu mình thường ghi vào luôn cho tiện. Điều này sẽ giúp bạn nhìn ngắm lại số tiền bạn chi, số tiền bạn còn lại cũng như cảm giác hối tiếc khi chi tiêu tiền. 
Nếu được bạn phân luôn là mỗi loại 1 quỹ cho tiện. 
Quỹ 3: Quỹ đầu tư an toàn 
Đầu tư luôn là một chuyên mục để bạn học hỏi càng sớm càng tốt, việc đầu tư có rất nhiều kiểu dạng. Ví dụ bạn có số tiền lớn, bạn để ngân hàng, phát sinh lãi trung bình (4-6%/năm) cũng gọi là dạng đầu tư, nhưng nó lại gần như không có rủi ro và lãi suất rất ít. Lắm lúc nó còn thấp hơn cả lạm phát khiến tiền bạn gần như chẳng tăng thêm bất cứ giá trị nào trong tương lai. 
Hình ảnh trong video của anh Hieu.tv tập 4
Đầu tư an toàn có thể bạn mua các loại tài sản giá trị như vàng, BĐS,… hoặc bất thứ gì tương tự, có giá trị trên thị trường lâu dài, tài sản tăng lên đều đặn trong tương lai. Ngoài ra, đầu tư an toàn có thể tìm hiểu ở thị trường cổ phiếu và trái phiếu. Tuy nhiên, trước khi đầu tư bất cứ thứ gì, bạn cần có kiến thức nhất định để đầu tư, không ném nguyên cục tiền vào và mong nó sinh lãi. Đây có thể gọi là đầu cơ hoặc cá cược hơn là đầu tư. 
Quỹ 4: Quỹ đầu tư mạo hiểm
Đối với những ai thích an toàn, muốn sống cuộc đời an nhàn thì dừng ở mức quỹ 3 là đủ. Nhưng nếu bạn muốn đạt được sự tự do tài chính sớm nhất có thể. Hãy xây dựng cho mình một số tiền ở quỹ đầu tư mạo hiểm này. 
Đây là quỹ bạn dành riêng để kinh doanh, đầu tư các thị trường mạo hiểm như FOREX, Blockchain,.. Đây là khoản đầu tư bạn có thể mất trắng nhưng cũng có thể sinh lãi rất nhanh trong tương lai. 
Xây dựng quỹ này, gần như bạn có thể thỏa mãn được ham muốn làm giàu của mình, cũng như kiềm hãm được con thú trong bản thân. Bởi mình nghĩ rằng, ai cũng có ham muốn làm giàu, dù ít hay nhiều. Và việc làm giàu trong thời gian ngắn luôn tiềm ẩn rủi ro lớn nhưng nếu xây dựng sẵn một quỹ phòng riêng cho việc này sẽ giúp bạn tránh việc xa vào quá đà, cũng như điều chỉnh bản thân tốt hơn.

Trong trường hợp mắc nợ thì sao? 

Hãy lên một kế hoạch trả nợ chi tiết, nếu bạn nợ một người, tạm gác lại quỹ đầu tư, gác lại chuyên mục mua sắm, gác lại chuyên mục học hành => Tập trung một điều duy nhất để trả nợ => Trả nợ xong thì quay lại việc xây quỹ. 
Nếu mắc nợ nhiều người thì sao? Kiếm người nào có lãi suất nhiều nhất thì trả trước, xoay vòng rồi trả dần. Các khoản thu nhập của bạn dồn vào để trả nợ cho xong.
Ngay việc xây dựng được tư duy như này cũng giúp bạn phần nào giảm bớt được áp lực nợ nần rồi.

Lợi ích của tự do tài chính 

Nếu bạn tuân theo các quy tắc trên đây. ban đầu có thể bị bó hẹp về mức chi tiêu của mình. Bởi ngay từ ban đầu, nếu bạn nghĩ tự do tài chính là bạn có thể ăn tiêu thoải mái, tiêu tiền không nhìn giá thì đó là suy nghĩ sai lầm. 
Một kế hoạch chi tiêu tốt, luôn có giải pháp phòng trừ rủi ro, biết được cách gia tăng khối tài sản của mình. Đây chính là tự do tài chính đích thực, chỉ đơn giản là bạn muốn nhảy việc mà chẳng vướng bận điều gì về tiền bạc, bạn muốn tạm gác lại mọi việc để đi du lịch một thời gian,… 
Tất cả mọi thứ sẽ trở lên thật nhẹ nhàng nếu hệ sinh thái tài chính của bạn được xây dựng thành công. Gần như bạn không bị rơi vào thế bị động nếu chẳng may gia đình đau ốm, hoặc bạn bị thất nghiệp nữa.
Và đó chính là sự tự do tài chính đích thực. 
Matthew Le
>>> Tham gia ngay group của mình để cập nhật các bài blog mới nhất: Tại đây!
—-
Các bài viết mọi người có thể đọc thêm: