Sau mấy cơn mưa đầu mùa tui chợt nghĩ ra sự liên quan của…… Con mèo Shroedinger và câu hỏi khó trả lời :”giữa em và mẹ anh, anh chọn ai. Nếu cả hai cùng rơi xuống sông?” đến tính cách mỗi người.
Con mèo Schroedinger là con mèo nào? Đây là một khái niệm mang tính hình tượng, do nhà khoa học Erwin Schroedinger nghĩ ra để mô tả sự kỳ quặc của vật lý lượng tử (bộ môn giải thích những vật chất siêu nhỏ như electron, photon,….). Câu chuyện nó như vầy:
Anh em có nhớ bài giao thoa sóng ánh sáng với thí nghiệm khe Young học trong sách vật lý 12 không? Cái bài nguồn sáng rồi tới 2 khe hẹp rồi tới vân sáng, vân tối đó. Rồi tính khoảng cách các vân, số vân sáng (tối) tè le. Học gần chết chỉ để biết là ánh sáng có tính chất như sóng vật chất (mà mấy chương đầu tiên có học cơ bản về sóng cơ học, các vật thể duy chuyển tuần hoàn theo hàm số lượng giác Sin, Cos). Xong tới mấy chương gần cuối với cái thí nghiệm của ông Herzt (trình tự tương ứng với lịch sử phát triển vật lý hiện đại). Cái thí nghiệm đại khái là có 2 miếng kim loại gần nhau, xong chiếu ánh sáng vô tự nhiên 2 kim loại banh ra (2 miếng kim loại tích điện cùng dấu nên đẩy nhau). Mà hồi thí nghiệm trên được công bố, giới giang hồ chuyên cày vật lý méo hiểu sao là ánh sáng dạng sóng mà sao có thể tích điện cho miếng kim loại được. Rồi ông Albert Engstein với Max Plank giải thích là ánh sáng là mấy gói năng lượng (hạt năng lượng) nhỏ đập vô miếng kim loại làm 2 miếng đó tích điện cùng dấu, với hằng số Plank kinh điển mà ae 8x phải thuộc lòng còn bọn 9x thì méo cần vì nó nằm trong máy tính FX-360 huyền thoại (kaka). Vậy ánh sang là dạng hay dạng sóng? “đậu đại học đi rồi biết”: một cô giáo dạy vậy lý THPT giải đáp.
Thế rồi tui tình cờ học môn hóa lượng tử ở đại học, từ đây tui mới biết ánh sáng vừa là dạng sóng vừa là dạng hạt (như thằng cha ba phải vừa lịch sự vừa mất dạy), nó còn tùy vào cách ta đo nó như thế nào, đem ánh sáng vào thí nghiệm khe Young thì nó là ánh sáng dạng sóng, lấy ánh sáng đo ở thí nghiệm Herzt thì nó là dạng hạt, thế có ba phải không chứ??? Để giải thích cho sự ba phải đó ông Erwin Schroedinger (một người ghét mèo như thằng Nil-em tui) nghĩ ra thí nghiệm tưởng tượng như sau (ở đây tui trình bày thí nghiệm này bằng cách khác, không giống nguyên bản, chỉ để cho ae dễ hiểu):
Đặt con mèo vô cái hộp kín cùng với một quả bom kích nổ bằng ánh sáng, cụ thể ánh sáng dạng sóng thì không kích nổ bom, dạng hạt thì bom nổ. Vì ông ánh sáng ba phải nên là dạng sóng hay dạng hạt xác suất là 50:50, vì thế không thể biết chính xác được trong cái hộp kín mít đó trái bom đã nổ hay chưa? Hay không biết được con mèo còn sống hay đã chết. Ta chỉ biết khi mở hộp ra coi (hay dùng đúng cách đo, đúng thí nghiệm). Con mèo vừa sống vừa chết (vì xác suất nổ bom là 50:50) trong cái hộp được gọi là sự chồng chập trạng thái. Câu chuyện khôi hài trên dùng để giải thích cho việc chồng chập trạng thái của các hạt siêu nhỏ, mà dân ngu khu đen như tui hay gọi là tính ba phải của các hạt siêu nhỏ (vd ánh sáng là chồng chập trạng thái vừa sóng vừa hạt). Sau đó ra đời tính bất định của Herzberg giải thích cho tính ba phải của hạt lượng tử (vật chất bao nhỏ). Có công thứ hẳng hoi, đó là một bất đẳng thức (giống câu chứng minh bất đẳng thức 2 điểm trong mấy đề thi đại học hồi đó haha).
Vậy thì con mèo ba phải của schroedinger liên quan gì câu hỏi :”giữa em và mẹ anh, anh chọn ai, nếu cả hai cùng rơi xuống sông?”? đó là câu hỏi khó vừa lòng bất kỳ một người cụ thể nào. Vd trước mặt vợ thì anh em phải chọn ẻm rồi. Sau đó lấy ra đủ thứ quan điểm của phương Tây về sự quan trọng đến mặt kinh tế của người trẻ so với người già, và đinh ninh với cô ấy rằng mẹ anh em cũng đồng ý với bạn về sự lựa chọn đó, vì mẹ biết là cô vợ của anh em, sẽ chăm sóc anh em thay mẹ cho đến cuối đời (còn mẹ già thì như chuối chín cây, gió lay mẹ rụng con phải mồ côi….). Vậy mà khi mẹ anh em hỏi chính câu đó, thì anh em chọn ngay mẹ, rồi dẫn ra các học thuyết của phương Đông, Phật giáo đại thừa, nho Khổng giáo về sự quan trọng của đạo hiếu và báo hiếu. Nhưng trước mặt cả vợ và mẹ, bạn lại khó chọn lựa để vừa lòng cả 2 người phụ nữ đang bừng bừng nóng mặt? Có phải bạn đang rơi vào trạng thái “chồng chập lượng tử” (trạng thái ba phải chọn gì cũng chết) hay không? Tức là trong đầu bạn vừa có mẹ và vừa có em…… Tui nghĩ lúc đó ta nên giải thích là sự chọn lựa đó như con mèo của Schroedinger đang bị chồng chập lượng tử và chỉ biết chính xác khi mở hộp. Và rằng mở hộp ở đây là bạn dùng học thuyết nào để giải thích, triết học phương Tây hay văn hóa dân tộc, triết học Phật giáo đại thừa, Đạo giáo, Khổng giáo. Bạn chỉ có thể trả lời ba phải như vậy khi bạn là người theo chủ nghĩa tự do và hoài nghi tất cả mọi thứ (tức là không đồng tình cũng không bác bỏ mọi học thuyết, hay có thể gọi là chồng chập hoặc ba phải về mọi thứ). Nếu bạn ít sự hiểu biết hoặc chỉ chuyên về một thứ, thì rõ ràng sẽ chỉ có thể là một thằng con mất dạy (chọn vợ) hoặc là một thằng gia trưởng ích kỷ (vì chọn mẹ). Tức là bạn không thể vừa là thế này vừa là thế kia cùng lúc, vừa là người con bất hiểu vừa gia trưởng ( như con mèo vừa sống vừa chết trong chiếc hộp),  bạn không bị chồng chập trạng thái (ba phải)!!!
Từ đó tui nghĩ rộng ra những thứ nhị nguyên (chỉ có 2 mặt như 0 và 1 trong lập trình) khó lựa chọn  là một sự chồng chập trạng thái. Đều này có ý nghĩa gì? Một người mình sẽ không biết là hiền lành hay độc ác cho đến khi mình “đo” được, nghĩa là  biết được dựa vào một tình huống cụ thể như cách người đó đối xử như thế nào với người lớn, người nhỏ, anh bán vé số, chị lao công, cô bán nước mía,…. Khi bạn có đủ nhiều dữ liệu về tính cách đó của người ấy rồi thì bạn hẳn chắc chắn là anh ấy sẽ là hiền hay ác. Nhưng điều đó cũng sẽ chưa chắc đúng theo thời gian, vì bạn phải theo dõi suốt để thu thập liên tục dữ liệu để đánh giá (một người đứng ngoài nhìn chiếc hộp có con mèo và trái bom gọi là người quan sát). Vì khi ta thay đổi cách nhìn nhận, hoặc đưa người đó vào tình huống đặc biệt cách nhìn nhận sẽ khác. Tương tự cho các cặp tính cách đối lập như lười biếng hay siêng năng, giỏi hay dở, có hiếu hay bất hiếu,…… Hay đôi lúc ta lại vừa vui vừa buồn, vừa siêng vừa làm biếng đó cũng là những sự chồng chập trạng thái mà ta không biết trừ khi “mở cái hộp”. Cụ thể khi nghe một người bạn bảo là crush của bạn là một người vừa đen vừa hôi vừa bẩn. Bạn đừng đánh giá vội vì có thể crush bị bắt gặp khi đang đi làm, hãy nhìn crush khi đi sinh nhật bạn, khi đến thăm thầy cô hay đi đám cưới. Khi bạn lấy đủ nhiều dữ liệu rồi hẳn đánh giá. Hay hồi học phổ thông tui có mấy ông thầy thích chơi đá gà. Nhiều bạn biểu môi, còn tui thì nhìn về mặt chuyên môn và cách mấy ông thầy nói chuyện. Rõ ràng đánh giá một người không thể chỉ nhìn mỗi một chiều, phải nhìn nhiều chiều vì tính cách bên trong con người như con mèo Schroedinger đang vừa sống vừa chết và chỉ khi “mở hộp” nhìn vào bên trong con người đó ta mới biết chính xác được.
Tóm lại cái sự chồng chập trạng thái này có ý nghĩa là gì chứ?? Tui nghĩ nó có ý nghĩa thực tiễn là khi ta muốn đánh giá một người, đánh giá một sự việc (hiện tượng trong xã hội, trào lưu trên mạng, công việc), hay cụ thể hơn với đàn ông chúng tui chọn một em vợ. Thì ta phải thu thập dữ liệu ở mọi người và mọi khía cạnh để có đánh giá gần đúng nhất về người đó và dĩ nhiên để đánh giá đúng tính cách thì phải dùng đúng cách đánh giá (ta không thể dùng khe Young để đánh giá tính hạt của ánh sáng). Vậy làm sao để có các phương pháp đánh giá đúng? Thử và sai hoặc học hỏi thật nhiều mở rộng đầu óc để tiếp nhận sự việc ở mọi góc độ. Rồi những sự việc đúng và sai trong xã hội mình phải có cách tiếp cận đúng mới có thể đánh giá đúng được vì đúng hay sai nó cũng là sự chồng chập trạng thái mà chỉ khi “mở hộp” mới biết được, và cách mở hợp đó là còn tùy lượng kiến thức của người quan sát. “Con mèo” đúng hay sai hay vừa có thể đúng vừa có thể sai tùy vào “cách mở hộp”….
Mèo Cút đang làm một giất mơ trưa...