Có lẽ ít có nghề nào, mà ngành FMCG lại giữ một vị trí quan trọng như vậy, như đối với ngành Marketing. Những lớp người làm Marketing đầu tiên tại Việt Nam, xuất hiện vào những năm 1990, ngay sau thời kỳ “Đổi mới” lần thứ nhất, với làn sóng đầu tư của các tập đoàn FMCG hàng đầu lúc bấy giờ, P&G, Unilever, Nestle…Nghề Marketing bây giờ, có thể được định hình từ thời điểm ấy. Cùng với ngành Automobile (Ô tô – Xe máy), FMCG được phần lớn thị trường nhìn nhận, như là nơi tụ họp của những nhân tài Marketing xuất sắc nhất.
Một buổi chiều ngồi cafe với Anh Đỗ Xuân Khoa (người luôn mang trong mình dòng máu kiếm hiệp với nickname Quách Tĩnh) - CEOFounder Markus School & Markus Agency, hồi tưởng lại quá trình làm nghề 10 năm không ngắn không dài, và tự tìm cho mình câu trả lời về chuyện “Marketing FMCG”, Tại sao, Cái gì, Thế nào bạn nhé
(Cuộc trò chuyện diễn ra giữa hai người hơn nhau 9 tuổi, xin phép bạn đọc được giữ xưng hô anh-em như đúng nguyên văn).
-------------------------
Phần 1: Cơ duyên đến với ngành từ cơn cảm nắng hồi cấp 3 & những bài học "đường đời" FMCG đầu tiên. 
Phần 2 - Sự khác biệt giữa các môi trường & lời khuyên cho các bạn trẻ mới vào nghề
Phần 2 (tiếp)
- Khi làm việc trong các tập đoàn lớn, thay vì Startup hay SME, liệu anh có thấy sự khác nhau?
“Điểm danh” các điều “Được” rất nhiều, đó là một môi trường chuyên môn về Marketing “siêu xịn”; nơi có những đồng nghiệp “trình độ”; được làm việc với các đối tác lớn rất tự hào, ngân sách “luôn khủng”. Ngoài ra, từ sự truyền cảm hứng của cấp trên, giá trị văn hóa công ty đến giá trị cốt lõi của sản phẩm vô hình chung xây nên một sự tự hào sâu thẳm trong mỗi nhân viên. Dù sau này có thay đổi chỗ làm nhưng điều này vẫn không bị thay đổi.
Được cũng nhiều nhưng “suy nghĩ” cũng đáng kể, khi ngân sách lớn sẽ gặp những rủi ro mà khi làm ngân sách nhỏ không bao giờ gặp phải như giấy tờ, thủ tục, quá trình giải ngân,… Việc “tiền nhiều” gắn với quy trình nhiều, rất dễ xảy ra chậm trễ.
Không những thế, tâm lý chung là khi làm việc ở công ty lớn là “giữ ghế”, “nâng cao vị trí” vì thế dần dần chuyển giao công việc cho người khác, không chấp nhận những rủi ro, từ đó rất dễ mất đi nhiệt huyết.
Bạn làm phòng Marketing, hãy hiểu bản chất và người vận hành các bộ phận đó thì mới có thể làm việc thuận lợi với họ được.
- Làm thế nào để sinh viên mới ra trường có thể nộp đơn vào các “FMCG”?
Có 2 con đường để đi tới “Marketing FMCG” đó là qua các kỳ thi Management Trainee, apply thẳng khi công ty đăng tin tuyển dụng (hình thức này là chính thống) và qua “Network” ( hình thức “mối quan hệ” ). Hình thức thứ hai sẽ dễ dàng cho các công ty lớn hơn bởi tính hiệu quả và chi phí.
Anh nhận thấy một thực tế rằng các tập đoàn lớn thường sẽ ưu tiên tuyển dụng qua các mối quan hệ hơn là tuyển công khai vì hình thức này sẽ rất tốn thời gian cũng như chi phí hơn hẳn. Một lời khuyên dành cho các bạn, đó là hãy xây dựng các “network” ngay khi có thể.
Đừng bao giờ ngừng học hỏi. Nguồn: Markus Marketing School.
Sinh viên mới ra trường, những người mới đi làm, đã quá tuổi thi MT, phát hiện ra mình thích Marketing, có thể tiếp cận với các anh chị trong phòng Marketing FMCG theo những hướng như :
Học hỏi ( tức là hãy là một “học sinh”, mang những gì chưa hiểu học hỏi một cách cầu thị, kết bạn với các anh chị qua FB, theo dõi và comment các chủ đề họ chia sẻ, mang tâm thế người học trò đi học, không ai nỡ từ chối em ạ. Nhưng cũng đừng làm phiền họ quá em nhé. ),Làm quen ( Tham gia các sự kiện, chương trình nơi có các anh chị đang làm việc, làm giám khảo,… với một thái độ phù hợp. Hầu hết các anh chị level Marketing Manager FMCG anh gặp, đều rất nice à, giúp đỡ đám đàn em nhiều nhiều lắm luôn đó em. Nếu em là thí sinh tham gia cuộc thi, có màn thể hiện tốt, thì yên tâm là sẽ để lại ấn tượng tốt với BGK, từ đó sẽ mở ra nhiều nhiều cơ hội nữa á. Không ai lại không muốn nâng đỡ trong sáng với người tài cả em ạ.Nhờ người giới thiệu, gặp ăn trưa với các anh chị thì dễ thôi à, nhưng để lưu lại ấn tượng với các anh chị ý, thì em cũng nên chuẩn bị chút nhé. Ví dụ, làm sẵn một nghiên cứu nho nhỏ về sản phẩm công ty họ đang kinh doanh, tới nơi vừa ăn vừa hỏi bài, vừa đưa cách giải và góc nhìn của mình vô. Thân nữa, thì hỏi han có vị trí trống nào không để apply, nhưng đừng xin reference từ anh chị vội nhé em. Cứ bình tĩnh.
Tiếp cận xong rồi, giờ tới đoạn Làm sao để có Kinh Nghiệm ngành FMCG?
Tìm kiếm một công việc liên quan tới ngành FMCG. Như anh đi đường vòng đấy, là qua Sales n Trade, sau mới quay lại được Brand Team mà. Nhưng lúc anh qua Sales n Trade là anh đã có gần 2 năm làm Truyền thông rồi em nhé. Chứ không phải chỉ mới biết chút chút đã đủ sức vô làm đâu. Quan trọng là công việc Sale n Trade kia đúng ngành FMCG.Bổ sung kiến thức thị trường FMCG bằng cách phân tích case, kết hợp giữa cả Sales, Trade và Brand. Em có thể bám lấy 1 anh Sales Sup nào đó của FMCG, đi theo họ để cafe tìm hiểu về cách họ đánh trên kênh phân phối. Từ đó tự phân tích case TVC em thấy, xem nó khớp với Sale thế nào. Tất nhiên là khó rồi, nhưng không phải không làm được và em cũng không cần phải làm đúng ngay. Quan trọng là khi phỏng vấn, em nói được, chương trình MarCom bên mình làm tốt đấy, nhưng điểm bán chưa đủ POSM. Chứ đừng chỉ chăm chăm phân tích MarCom mà chẳng hiểu gì về Sales cả em nhé.Tự làm Consumer Portrait qua IDI (phỏng vấn 1-1). Em vẽ chân dung khách hàng của 1 nhãn hàng mà em định apply, bằng cách thực hiện khoảng 5-10 cuộc phỏng vấn chuyên sâu 1-1. Chân dung khách hàng cơ bản là gồm Demographic (Nhân khẩu học), Behaviour (Hành vi), Insights, Media Preference, Influencers.Làm proposal – Đề xuất – 1 chiến dịch Marketing cho thương hiệu mà em chọn apply, gửi thẳng cho các anh/chị Brand Team, xin được cafe hỏi ý kiến. Lúc này, em đã có Consumer Portrait, em có cả Sale n MarCom rồi. Khả năng cao em sẽ gây được ấn tượng tốt với các anh chị ấy nhé. Rồi đề xuất thêm các ý tưởng khác, chưa chuẩn lắm cũng ko sao, miễn là thể hiện được em tìm hiểu kỹ về Thị trường, Sản phẩm, Ngành hàng… của họ. Và em dám làm, em có ý tưởng và mong muốn cải tiến sản phẩm.
-----------------------------------
Bài viết thuộc series #StoaTalks by Markus.
Stoa Talks - Trò chuyện dưới Mái hiên, chủ đề Sự Nghiệp - là series những bài phỏng vấn đa chiều về câu chuyện nghề Marketing. Trải nghiệm từ chính những Marketer trẻ có xuất phát điểm khác nhau nhưng đều gặt hái được những thành công nhất định sẽ mang đến cho người đọc các góc nhìn mới mẻ, từ đó giải đáp “một ngàn lẻ một" những băn khoăn về ngành Marketing. Mời các bạn đón đọc những số tiếp theo.