Từ chiến tranh tới đại dịch, con người trong khủng hoảng cần cảm thấy được gắn kết (dịch)
Được dịch từ bài "From wars to pandemics, people in crisis need to feel connected" của tác giả Edgar Jones trên Psyche (link gốc ở...
Được dịch từ bài "From wars to pandemics, people in crisis need to feel connected" của tác giả Edgar Jones trên Psyche (link gốc ở đây)
Khi đại dịch Covid-19 bùng phát, sự xa lạ của con virus và sự thiếu vắng của vắc xin nghĩa là, xuyên qua toàn bộ các cộng đồng, không ai có thể miễn dịch, hay họ cũng chẳng thế biết được điều gì có thể xảy ra khi họ bị nhiễm bệnh. Giãn cách xã hội và phong tỏa nhằm giảm thiểu tỷ lệ nhiễm bệnh nhưng cũng mang lại sự cô đơn, thất nghiệp và phiền muộn tới nhiều người. Giữa sự gián đoạn này, các thành viên cộng đồng đã nỗ lực cố gắng kết nối và hỗ trợ lẫn nhau. Trong khi tác động dài hạn của cơn đại dịch đến sức khỏe tâm lý con người vẫn còn bỏ ngỏ, nhưng nó đã cung cấp một ví dụ sống động về cách mà chúng ta ứng phó với các tình huống rủi ro và không chắc chắn có tính tập thể - và làm thế nào mà cảm giác thuộc về và mục đích chung có thể đóng góp tới khả năng phục hồi.
Trận đại dịch chỉ là sự kiện mới nhất và bao trùm nhất mà trong đó các cư dân phải đối mặt với những hiểm họa mà không có một phương pháp bảo vệ chắc chắn. Khi nước Anh bị đe dọa bởi trận rải bom trên không trong Thế chiến II, sự bảo vệ chắn chắn duy nhất là hệ thống hầm trú ẩn nằm sâu dưới lòng đất. Năm 1939, chính phủ Anh đã loại bỏ điều này – một phần vì lý do chi phí, nhưng cũng bởi họ tin rằng tinh thần người dân có thể được bảo vệ chỉ khi mọi người được cung cấp các biện pháp bảo vệ bình đẳng trong những khu vực có nguy hiểm tương đương nhau. Hơn nữa, các nhà chức trách lo ngại rằng những sự an toàn thể chất tuyệt đối có thể thúc đẩy sự tổn thương tâm lý. Những trận bom trong các thành phố lặp đi lặp lại, phá hủy các căn nhà và cơ sở kinh doanh, có thể tạo ra một “tâm lý trú ẩn sâu” mà khiến người ta lưỡng lự rời khỏi các hầm trú ẩn dưới lòng đất khi mà các đợt công kích đi tới hồi kết. Trong một cuộc xung đột kéo dài, khả năng hồi phục cần phải được nuôi dưỡng và quản lý để kéo dài sự sống của chính nó.
Các nhà khoa học được tuyển mộ để khám phá các cách khuyến khích mọi người quen dần và điều chỉnh trước các rủi ro mới. Các nghiên cứu được tiến hành trong suốt trận oanh tạc London Blitz đã chỉ ra rằng người ta muốn ở lại căn nhà của mình hơn là đi đến các nơi trú ẩn công cộng, thậm chí dù cho lựa chọn này thường gia tăng sự nguy hiểm. Đáp lại mong ước của nhân dân, chính phủ đã sản xuất các hầm trú ẩn Morrison, một cái lồng thép có thể chứa hai người trưởng thành nằm bên trong và gấp đôi làm thành một chiếc bàn những ngày bình thường. Để giảm thiểu sự mất mát các sản phẩm chiến tranh quan trọng, các hầm trú ẩn dưới lòng đất được xây dựng cùng các nhà máy, và một hệ thống cảnh báo sớm được lắp đặt để công việc có thể được tiếp tục cho đến khi những kẻ đánh bom đạt được những mục tiêu của chúng.
Các yếu tố bảo vệ khác ít cụ thể hơn cũng được xác định. Trong suốt Thế chiến I, Wilfred Trotter, một bác sĩ phẫu thuật với niềm đam mê về tâm lý học đám đông, đã viết về giá trị liên kết trong các nhóm. Trong cuốn “Những bản chất bầy đàn trong Hòa bình và Chiến tranh” (1916), ông đã xác định tầm quan trọng của những nhóm đồng nhất đối với quyết tâm củng cố, một phát hiện được hiểu qua trực giác bởi các lực lượng vũ trang thời đó. Đối với các công dân không có những danh tính chia sẻ như vậy, Trotter gợi ý rằng sự đa dạng và những khác biệt của họ có thể được bù lại bởi việc tìm kiếm các vai trò thực tiễn cho bản thân để tạo ra những cảm giác về mục đích chung. Với tinh thần như vậy, trong suốt trận oanh tạc Blitz, mọi người đương đầu bằng cách tích cực tham gia trong công cuộc phòng thủ của chính bản thân. Mọi người được yêu cầu quan sát tình trạng mất điện, một thói quen ngăn ánh sáng từ các cửa ra vào và cửa sổ hằng đêm, được thiết kế nhằm che dấu vị trí của các khu đô thị. Mỗi cá nhân hành động bảo vệ cộng đồng, nâng cao cảm giác thuộc về và chia sẻ khó khăn. Thêm nữa, chính phủ Anh đưa ra một loạt các vai trò tình nguyện hoặc bán thời gian: giám hộ Các biện pháp phòng ngừa Không kích (ARP), các cảnh sát viên đặc biệt, người quan sát hỏa hoạn, hay thành viên của Dịch vụ Cứu hỏa Phụ trợ, Bảo vệ Nhà ở, xe cứu thương St John và Dịch vụ Tự nguyện cho Phòng vệ Dân sự của Phụ nữ (WVS). Các hoạt động đầy mục đích đã trao quyền cho các công dân và cho họ cảm giác cùng nhau chiến đấu. Người ta có thể so sánh những hình thức tham gia này với các biện pháp giãn cách xã hội gần đây và đeo khẩu trang được áp dụng bởi các thành viên trong cộng đồng và các chính phủ nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus Covid-19.
Trong suốt trận oanh tạc Blitz, những người sống trong các thị trấn bị đánh bom có thể sử dụng các mạng lưới xã hội và các hoạt động cộng đồng nhằm tìm được sự hỗ trợ tinh thần và sự hỗ trợ thiết thực. Các cư dân tụ tập tại các quán rượu, các rạp hát và các vũ trường bất chấp sự nguy hiểm của việc ở trong các không gian hạn chế, trong khi lượng khán giả đến rạp tăng lên trong suốt cuộc chiến. Tom Harrisson, một nhà nhân học và nhà sáng lập của Mass-Observation, người được chính phủ kí hợp đồng báo cáo về tinh thần nhân dân, đã viết vào năm 1940 về cảm giác đau buồn ra sao khi cảm thấy “mọi quả bom đều thuộc về cá nhân.” Cảm giác là một phần của một cộng đồng lớn hơn chia sẻ chung những hiểm nguy có thể tạo ra một cảm giác trấn an. Năm 1941, William Sillince, họa sĩ hoạt hình người Anh của tạp chí Punch, đã xuất bản một bộ sưu tập các tranh vẽ với tựa đề “We’re all in it”, phản ánh các trải nghiệm chung của người dân Anh đã phải hứng chịu các cuộc không kích, khẩu phần ăn và sự đe dọa của các cuộc xâm lược.
Một niềm tin quan trọng thúc đẩy giãn cách xã hội là niềm tin rằng tất cả chúng ta đều đang ở trong nó và chúng ta đều phải thoát ra khỏi nó cùng nhau
Các cuộc tấn công khủng bố thời hiện đại, được thiết kế để làm run sợ dân thường đến mức họ từ bỏ các thói quen của bản thân, cũng nhấn mạnh đến nhu cầu cảm thấy là một phần của cộng đồng được bảo vệ. Trong hậu quả của của vụ đánh bom khủng bố ở London ngày 7 tháng 7 năm 2005, một nghiên cứu được tiến hành bởi nhà tâm lý học James Rubin đã phát hiện ra rằng một phần ba cư dân London được phỏng vấn đã báo cáo một mức độ áp lực đáng kể. Ba phần tư những người được phỏng vấn đã nỗ lực để liên lạc ngay lập tức với các thành viên trong gia đình hoặc bạn bè trong suốt buổi sáng mà trận đánh bom diễn ra. Với số lượng cuộc gọi như vậy đã khiến mạng lưới điện thoại di động bị sập. Các hành động như vậy đã chỉ ra tầm quan trọng của gắn kết cá nhân không chỉ để trấn an mà còn là biện pháp giải quyết trong những thời điểm không chắc chắn và đe dọa. Nhu cầu cho cảm giác thuộc về và tình gắn kết càng thể hiện rõ trong các sự kiện tưởng niệm tự phát và có tổ chức – như việc đặt các bó hoa ở các địa điểm bị tấn công và các đám đông tụ tập để tưởng nhớ những người đã bị giết bởi những tên khủng bố, như sự kiện xảy ra sau vụ đánh bom Manchester Arena vào tháng 5 năm 2017.
Đối với các cộng đồng đối mặt với khủng bố, thường là sẽ khó khăn để tạo nên các vai trò tình nguyện mà các cá nhân có thể đảm nhận để cho họ cái cảm giác thuộc về và có mục đích. Điều này, một phần, là bởi những tên khủng bố tấn công xuất hiện tại nơi công cộng một cách ngẫu nhiên và khó đoán. Với sự không chắc chắn bao quanh hình thái khủng bố có thể xảy ra và khi đó, các chính phủ đưa ra các lời khuyên chung chung, chẳng hạn như khẩu ngữ “Đi vào, ở lại, nghe ngóng” trong một tập sách nhỏ của Bộ Nội vụ gửi tới tất cả các căn hộ ở Anh Quốc vào năm 2004, các thông báo chính thức phát sóng trên radio hoặc truyền hình hoặc, thường xuyên hơn, khẩu hiệu “See it. Say it. Sorted”, nhằm khuyến khích các công dân duy trì cảnh giác và thực hiện phần việc của mình bằng việc tố cáo các hành vi đáng ngờ tại các nơi công cộng.
Trong suốt đại dịch Covid-19, rất nhiều các nguồn lực xã hội và cộng đồng có sẵn cho các công dân ở Anh Quốc thời chiến và trong suốt các cuộc khủng hoảng khác – từ social outings tới các nghi lễ truyền thống – đều bị từ chối bởi phong tỏa. Nhưng ở Anh Quốc và các nơi khác, người ta phát hiện ra các cách khác để duy trì cảm giác cộng đồng, như là các sự kiện xã hội dựa trên video và nghi thức vỗ tay cho nhân viên bệnh viện. Những nỗ lực thúc đẩy của chính phủ đã thuê tuyển các tình nguyện viên để giúp đỡ trong việc đi chợ và các việc vặt cho các người hàng xóm dễ bị tổn thương, những người mà tự cách ly, và đã thu hút những sự ủng hộ rộng khắp. Các chuyên gia sức khỏe đã nghỉ hưu và các viên cảnh sát đã đến để đảm nhận các nhiệm vụ nơi tiền tuyến. Các nghiên cứu về sự tuân thủ giãn cách xã hội ở 10 thành phố được tiến hành vào tháng 4 năm 2020 đã kết luận rằng một niềm tin quan trọng thúc đẩy sự tuân thủ được gói gọn trong một câu nói Blitz: “niềm tin rằng “chúng ta đều ở trong đó cùng nhau và chúng ta đều cần phải thoát ra khỏi nó cùng nhau” – một cảm giác về định mệnh chung, một danh tính chia sẻ, và hành động vì sự tốt đẹp chung hay sự tốt đẹp của xã hội”.
Lý thuyết danh tính xã hội gợi ý rằng người ta phát triển một cảm giác về con người của họ bằng cách tham chiếu đến các nhóm, cả những nhóm mà họ cảm thấy thuộc về và những nhóm mà họ cảm thấy ác cảm. Nghiên cứu ủng hộ ý tưởng rằng con người có nhiều khả năng hỗ trợ cho những người cùng nhóm – những người mà họ cùng chia sẻ một danh tính xã hội quan trọng, chẳng hạn như dựa trên sự gần gũi về mặt địa lý hay một sở thích chung. Trong khi phân chia xã hội dựa trên giai cấp và các phân chia xã hội khác không biến mất giữa các cuộc khủng hoảng tập thể, sự tồn tại của một kẻ thù chung có lẽ sẽ giúp cho sự mở rộng phạm vi các nhóm mà mọi người cảm thấy họ thuộc về, và khuyến khích tình đồng chí giữa những người đang đối mặt với cùng một mối đe dọa.
Trong hậu quả của cuộc Thế chiến II, những người dân London đã đối mặt với các trận rải bom kéo dài liên miên thường được nghe nhận xét rằng họ nhớ tình đồng chí và các hành động hỗ trợ nhau nhường nào hồi những năm tháng chiến tranh. Thật vậy, năm 1943, Joseph Goebbels, Bộ trưởng bộ tuyên truyền của Đức, đã thừa nhận thành công của chính phủ nước Anh trong việc xoa dịu quyết tâm sục sôi trong suốt thời kỳ oanh tạc Blitz và tạo nên “một huyền thoại London” nhằm chống lại những cảm giác tuyệt vọng.
Khả năng phục hồi hoạt động ở cấp độ những cá nhân, những nhóm nhỏ và toàn bộ các cộng đồng. Nó có thể được tạo ra bởi bản thân mọi người và cũng được thúc đẩy bởi các tổ chức và chính phủ. Nhưng như thời kỳ oanh tạc Blitz và các cuộc khủng hoảng tập thể khác đã dạy cho ta, khả năng phục hồi không phải một điều có sẵn và phải được quản lý với sự thấu hiểu nỗi sợ và ước vọng của mọi người, bao gồm cả nhu cầu về sự kết nối của họ.
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất