Từ bản năng sinh tồn đến Y học hiện đại: Con người đã thay đổi ra sao?
1. Lời mở đầu ...
1. Lời mở đầu
Bài viết dưới đây là đôi chút góc nhìn thú vị về một cậu sinh viên tuổi trẻ ngông cuồng đã từng một lần vật vã trong bệnh viện và đã chiêm nghiệm ra nhiều điều thú vị. Từ sự kiện đáng nhớ ấy, em đã có một thái độ khác đối với các y bác sĩ và điều dưỡng, một cảm giác biết ơn vô cùng tận. Dù thế nào, em vẫn luôn ghi nhớ và trân trọng công lao của những vị anh hùng áo trắng, bởi đó là một nghề cao quý, và chỉ có những người có nghĩa cử cao đẹp và trái tim lớn lao mới có thể làm được những công việc cao quý như vậy.
Khi nhắc tới Y học, thì hai từ 'bệnh tật' có thể ngay lập tức xuất hiện trong suy nghĩ của nhiều người, đơn giản vì nó đã hằn sâu bên trong bản năng ngay từ trước. Về thế giới hiện đại ngày nay, hầu hết tất cả mọi người đều cần đến sự hỗ trợ của Y học khi bị bệnh hay những trận ốm nhẹ nào đó, nhưng thuở xa xưa, khi mà loài người còn ăn lông ở lỗ và tất nhiên là không hề có bệnh viện, phần lớn mọi người chết vì những thứ mà con người bây giờ đều có thể phần nào kiểm soát được, chính vì vậy, nhận thức của con người về bệnh tật luôn rất mạnh mẽ, tạo tiền đề cho sự phát triển vượt bậc của Y học song song với tiến bộ công nghệ. Vậy đầu tiên, hãy cùng bàn về bệnh tật và cách nó tạo dấu ấn thế nào với thế giới loài người chúng ta.
2. Vấn đề đầu tiên: Cái chết sinh học
Vào thuở sơ khai, khi con người còn ăn lông ở lỗ, phần lớn bệnh tật có thể dễ dàng được suy ra từ môi trường, lối sống thiếu vệ sinh. Bước sang thời kỳ tiếp theo, khi con người biết trồng trọt, chăn nuôi, khi đấy nguồn thức ăn thay đổi và không còn dựa giẫm vào việc săn bắt hái
lượm nữa. Nhưng khi nguồn thức ăn gần bị phụ thuộc nhiều vào điều này thì họ có nguy cơ chết vì đói hoặc mắc bệnh truyền nhiễm từ động vật cao hơn do nguồn thức ăn thu hoạch được cũng phụ thuộc vào thời tiết, và môi trường sống. Có thể thấy, bệnh tật đã luôn có một sự gắn bó sâu sắc nào đó đến cái chết của con người, nhưng bên cạnh đó cũng còn có nhiều nguyên nhân khác mà chúng ta sẽ cùng bàn đến sau. Đến đây, nhiều độc giả đặt câu hỏi rằng nếu con người chết vì đã quen với bệnh tật từ thuở sơ khai thì căn bệnh gì chịu trách nhiệm cho cái chết của tổ tiên chúng ta?
Trong những môi trường thiếu vệ sinh và nhận thức của loài người còn chưa rõ ràng về những khái niệm liên quan đến mầm bệnh, thì những căn bệnh nguyên thủy nhất chắc chắn sẽ ít nhiều phải liên quan tới lối sinh hoạt này. Và để nhắc tới bệnh dịch, thì người bạn đồng hành với loài người không thể không nhắc đến đó là “Sốt rét”. Tại sao lại là sốt rét mà không phải là căn bệnh nào khác?
Đầu thập niên 2000, trung bình mỗi năm muỗi gây ra 2 triệu ca tử vong. Hiện nay con số này đang dần được kéo xuống, nhưng mỗi năm cũng có khoảng 725.000 người chết vì các căn bệnh do muỗi lây lan. Chính vì sự nguy hiểm đó của muỗi mà nhà khoa học đạt giải Nobel Y khoa năm 1976, tiến sĩ/bác sĩ/nhà toán học Baruch Blumberg (sinh năm 1925), bằng các phương pháp ngoại suy, ước tính rằng muỗi đã gây ra cái chết cho ½ tổng dân số, trong số 108–109 tỷ người từng tồn tại trên trái đất (trong vòng 192.000 năm qua), chủ yếu là do bệnh “Sốt rét”.
Một câu chuyện thú vị khác gắn với căn bệnh “Sốt rét”, muỗi vằn Anopheles truyền bệnh sốt rét đã góp phần làm nên thành công cho tướng George Washington. Mùa thu 1780, tướng Charles Cornwallis chỉ huy quân đội đế quốc Anh, nhận được báo cáo rằng đội quân của ông bị mắc bệnh sốt rét và không còn sức để chiến đấu. Mùa xuân 1781, ông phải rút đội quân bệnh tật của mình về Virginia để tránh sốt rét vẫn còn đeo bám dai dẳng gần nửa năm qua. Tháng 8/1781, quân Anh rút về Yorktown, vùng ngập nước dọc bờ sông James và sông York. Đây lại là cao điểm mùa muỗi vằn Anopheles sinh sôi. Ngày 28/9
khi ông đưa quân bao vây Yorktown, ông đang nắm trong tay 8700 binh lính khỏe mạnh. Ngày 19/10 khi tướng Cornwallis đầu hàng, chỉ còn 3200 người lính đủ sức khỏe cầm súng, 2/3 còn lại đang bị sốt rét hành hạ. Tướng Cornwallis từng thừa nhận rằng ông thua không phải vì bị tướng Washington đánh bại mà là ông đầu hàng muỗi vằn Anopheles. Nhà sử học J.R.McNeil nổi tiếng đã ca ngợi muỗi Anopheles là một trong những người mẹ nhỏ bé đã khai sinh ra nước Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.
Sốt rét không chỉ đồng hành với loài người từ những giai đoạn nguyên thủy nhất, mà còn tạo ra những dấu ấn vô cùng đậm nét trên bức tranh lịch sử nhân loại. Có thể nói muỗi là tác nhân chính gây nên cái chết cho con người, và là một trong những chủ thể tiêu biểu để đại diện cho “Bệnh tật”. Chính xác thì “Bệnh tật” hay “Bệnh dịch” có phải là một món quà mà thiên nhiên ban tặng? Bởi như chúng ta đã thấy rằng, chúng gắn liền với cuộc sống của loài người ngay từ thời tiền sử và cũng chịu trách nhiệm phần lớn cái chết của chúng ta. Mọi sinh vật theo thời gian đều tiến hóa để thích nghi với môi trường sống và điều kiện tự nhiên. Tuy nhiên, có vẻ như không loài nào có thể hoàn toàn chống lại bệnh tật. Không chỉ con người, nhiều loài động vật khác
cũng chịu tác động tương tự.
Một ví dụ cụ thể khác cho vấn đề này là bệnh suy mòn mãn tính. Là một bệnh prion tấn công não của hươu, nai sừng tấm và nai sừng tấm bị nhiễm bệnh. Động vật ở giai đoạn cuối của CWD thường gầy gò, có hành vi thất thường và biểu hiện các bất thường về thần kinh. Tuy nhiên, do bệnh tiến triển chậm và kéo dài nên động vật bị nhiễm bệnh hầu như luôn bị động vật ăn thịt, xe cộ, thợ săn hoặc các bệnh khác giết chết trước khi các triệu chứng của CWD trở nên đủ tệ để một người nhận ra.
Để làm vấn đề phức tạp hơn, nhiều dấu hiệu này cũng có thể là triệu chứng của các bệnh khác. CWD luôn gây tử vong cho động vật bị nhiễm bệnh. CWD lần đầu tiên được phát hiện ở Colorado vào năm 1967 và ở Nebraska vào năm 2000 tại Quận Kimball. Kể từ năm 1997, Ủy ban Trò chơi & Công viên Nebraska đã xét nghiệm hơn 58.000 con hươu và hơn 400 con nai sừng tấm, cho đến nay có 1.347 con hươu và 23 con nai sừng tấm có kết quả xét nghiệm dương tính với CWD. Tại thời điểm này, CWD đã được phát hiện ở hươu và nai sừng tấm thả rông ở 68 quận.
3. Vấn đề thứ hai: Cái chết vật lý
Những vết thương do tác động vật lý xuất phát khá nhiều từ những hành vi của con người trong quá trình phát triển và hình thành thành các tập thể lớn. Đầu tiên có thể nhắc đến vấn đề sinh sản, theo nhiều nghiên cứu cho thấy, cấu trúc cơ thể của con người khiến cho việc sinh sản khó khăn hơn so với một số loài động vật có vú khác khi di chuyển bằng cả bốn chi, dẫn đến việc trong quá trình sinh nở, người mẹ bị mất rất nhiều máu, các vết thương hở sau sinh cũng góp phần giúp cho họ dễ bị nhiễm trùng hơn nếu không được vệ sinh sạch sẽ. Do đó, từ thời tiền sử, tỷ lệ phụ nữ tử vong liên quan tới chuyện sinh nở cao hơn rất nhiều so với thời điểm hiện tại, theo thống kê từ một bài báo tương đối uy tín trên VnExpress, vào một số thời điểm đặc biệt khó khăn, tỷ lệ phụ nữ tử vong do sinh sản có thể lên tới con số 25%. Một điều cũng đáng lưu ý rằng, cho đến thời điểm hiện tại, tỷ lệ tử vong ở phụ nữ do sinh sản vẫn không đồng đều tại các khu vực do có sự khác biệt về văn hóa, phong tục tập quán cũng ảnh hưởng khá nhiều đến con số này, đơn cử như tại một số nền văn hóa chấp nhận tảo hôn, những cô dâu trẻ khi ấy sẽ phải trải qua thử thách khắc nghiệt này trước khi được xem là có giá trị với gia đình. Do vậy, tảo hôn tại một số nơi khác có thể bị coi là kém văn minh, thậm chí là man rợ. Dẫu vậy nhưng nguyên nhân tiếp theo sau đây mới thực sự là man rợ.
Bạo lực luôn là thứ song hành với bất kỳ một sinh vật nào trong suốt chiều dài lịch sử của trái đất, điều này tương tự với con người, thậm chí còn diễn ra một cách nghiêm trọng hơn, khi ít có “loài sinh vật” nào không chỉ giết động vật để sinh tồn, giết động vật để làm thú vui
mà còn giết chết chính đồng loại của mình, bản năng này không những không vơi bớt dần đi mà còn ngày càng phát triển lên các mức cao hơn. Bởi khi nhìn vào sự phát triển của kỹ thuật chế tác vũ khí, dường như con người thời đó phát triển ý chí tấn công cao hơn là các xu hướng khác để bảo vệ lãnh thổ của mình, khi mà nhìn chung có thể thấy rằng những tiến bộ của loài người trong những giai đoạn trước đây đều ít nhiều liên quan đến sự cải tiến về chất lượng vũ khí chiến đấu chứ không phải các phương pháp trị thương. Ban đầu chỉ là những công cụ thô sơ như gậy guộc và đá, một thời gian dài sau thì dùng giáo mác, kiếm, tiếp đến là sự xuất hiện của súng, và giờ là tên lửa hạt nhân. Theo thống kê về hai giai đoạn chiến tranh ác liệt nhất của lịch sử nhân loại, chiến tranh thế giới thứ hai cướp đi khoảng từ 60 triệu đến 80 triệu người trong vỏn vẹn 6 năm, cuộc xâm lược của
Mông Cổ cũng lấy đi khoảng 40 triệu người trong gần 300 năm từ năm 1207 đến năm 1472. Từ con số này, chúng ta có thể một phần dám chắc rằng giai đoạn tiếp theo nếu có chiến tranh sẽ đem tới tai họa khủng khiếp đến mức như thế nào, thiên tài Albert Einstein đã từng nói: “Tôi không biết chiến tranh thế giới thứ ba sẽ được chiến đấu bằng vũ khí gì, nhưng tôi biết rằng chiến tranh thế giới thứ tư sẽ được chiến đấu bằng gậy gộc và đá.”
Bên cạnh những trường hợp đã được liệt kê ở trên, thì cũng còn một số trường hợp các như, chấn thương khi đi săn, hoặc tai nạn không đáng có v.v… Tuy nhiên, những điều này thường sẽ không ảnh hưởng quá nhiều tới ý thức phát triển như hai trường hợp ở trên do không chứa nhiều yếu tố hành vi mang tính chủ quan cụ thể, chúng thường xảy ra một cách ngẫu nhiên mà con người ít có khả năng kiểm soát được, việc duy nhất họ có thể phát triển nhận thức của họ là tăng khả năng nhận diện một mối nguy hiểm tiềm tàng, điều này đôi chút đồng nghĩa với những phản xạ có điều kiện. Ví dụ như nhìn thấy dòng nước chảy siết thì tránh né, hoặc khi thấy một cành cây non thì tránh không được vịn vào.
4. Con người đã phát triển nhận thức như thế nào để dẫn đến Y học?
Thời kỳ sơ khai - Bản năng sinh tồn nguyên thủy
Để tồn tại và duy trì giống nòi trong cả một quãng thời gian hàng triệu năm như vậy, loài người tất nhiên không thể cứ thế phó mặc cho “chúa trời” mà làm ngơ trước những mất mát đó được. Khi trí thông minh của con người càng phát triển, thì nỗi sợ bên trong họ cũng ngày càng được phân nhánh một cách phức tạp hơn, song song với đó là ý chí và bản năng sinh tồn tuyệt vời đã giúp con người ngày một phát triển thêm nhiều lối tư duy khác biệt, khởi đầu cho chuỗi phát triển tầng nhận thức ấy chính là nền tảng của bản năng sinh tồn theo một cách thuần túy.
Đầu tiên, một trong những câu chuyện cũng không kém phần thú vị khi góp phần làm phát triển bản năng sinh tồn của loài người chính là những mối quan hệ với các giống loài khác xung quanh môi trường sống. Đặc biệt, để phát triển nhận thức về bản năng sinh tồn, con người cần đối mặt với những sinh vật nguy hiểm. Một trong những kẻ thù nguyên thủy của loài người chính là rắn.
Theo một cái nhìn trừu tượng hóa từ thuyết tiến hóa của ngài Darwin, khi một số loài có môi trường sống gần gũi với một số loài khác sử dụng nọc độc để săn mồi, tạo một vòng tuần hoàn trên phạm vi sinh thái hẹp, thì những loài nạn nhân sẽ dần tiến hóa chất miễn dịch tự
nhiên của chúng để chống lại được nọc độc của các loài săn mồi kia, tuy nhiên điều này lại thúc đẩy cho các loài săn mồi tự phát triển chất độc sinh học mới trong người chúng để có thể tiếp tục thích nghi với môi trường. Từ đây ta có thể nói rằng, những mối nguy hiểm xung quanh dường như là một thứ gần như không thể tránh khỏi. Loài linh trưởng cũng có một mối quan hệ khá mật thiết với loài rắn từ lý thuyết trên, theo một số nguồn thông tin đã nghiên cứu, thì bản thân loài
người từ trước tới nay cũng có khả năng chống lại mạnh mẽ với nọc độc của rắn, vì cả hai có môi trường sống gần gũi với nhau và thường đối đầu với nhau. “Khi càng tiếp xúc nhiều với hiểm nguy thì sẽ càng trở nên quen thuộc với nó”, Một số cá nhân đã phát triển khả năng miễn dịch với nọc độc rắn thông qua việc tự nguyện tiếp xúc nhiều lần với nọc độc. Ví dụ, Tim Friede, một người Mỹ, đã để rắn độc cắn hơn 200 lần và tự tiêm nọc độc vào cơ thể để nghiên cứu khả năng miễn dịch. Các xét nghiệm cho thấy mức độ kháng thể IgG trong cơ thể anh đủ cao để trung hòa nọc độc rắn trong máu. Tương tự, Joe Quililan, một người đàn ông Philippines, đã cho rắn hổ mang cắn hàng trăm lần và tự tiêm nọc rắn vào cơ thể để tăng cường khả năng miễn dịch. Mặc dù gặp nhiều nguy hiểm, anh vẫn kiên trì và hiện có khả năng miễn dịch với nọc độc rắn hổ mang. Những trường hợp này cho thấy cơ thể con người có thể phát triển khả năng miễn dịch với nọc độc rắn thông qua việc tiếp xúc có kiểm soát và lặp đi lặp lại, dẫn đến việc hệ miễn dịch tạo ra kháng thể chống lại nọc độc. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế cảnh báo rằng việc tự ý tiếp xúc với nọc độc rắn là cực kỳ nguy hiểm và không được khuyến khích. Phương pháp này có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, bao gồm tử vong, nếu không được thực hiện dưới sự giám sát chặt chẽ của chuyên gia.
Đó chỉ là một vài ví dụ cá biệt, khôngthể khẳng định được hoàn toàn trên một quy mô dân số rộng lớn, ta vẫn có thể thấy rằng con người có khả năng miễn dịch với nọc độc rắn ở một mức nào đó, nhưng điều
hiển nhiên rằng, trong nhận thức của chúng ta luôn nói nọc độc là một thứ nguyhiểm. Khi dần nhận ra khả năng miễn dịch không đủ để chống lại thứ nọc độc ấy, chúng ta bắt đầu biết dùng gậy hay cành cây để đối đầu lại với chúng, vô hình chung hình thành một bản năng cơ bản cho con người hiện đại ngày nay đó chính là “dùng vật dài nhọn” để chọc, đuổi rắn, hay nói nôm na là thích tác động vào những thứ “có vẻ nguy hiểm” nhưng phải giữ khoảng cách. Tuy nhiên không vì vậy
mà loài rắn đầu hàng, trước đây để có thể tấn công bằng nọc độc, bản thân chúng phải cắn một lực vừa đủ để hai chiếc răng nanh cắm sâu vào con mồi rồi mới tiết chất độc, nhưng khi biết được chiến thuật này dần không còn hiệu quả để có thể tự vệ được trước những mánh khóe của tổ tiên chúng ta nữa, thì chúng mới bắt đầu tiến hóa và cải tiến vũ khí lên một dạng chiến đấu mới, đó là khả năng “phun nọc độc”, ví dụ như một số chi trong họ rắn Hổ Elapidae ngày nay.

Nói tóm lại, có những loài được ban tặng cho một hệ miễn dịch tuyệt vời, có thể chống lại nhiều loại độc tố, có loài thì không được may mắn như vậy. Đối với lịch sử loài người mà nói, con người không phải sinh vật có một hệ miễn dịch mạnh mẽ, nhưng con người có trí thông minh vượt xa những loài khác nhờ thói quen ăn mỡ tủy sống qua hàng triệu năm, và nếu nói một cách bay bổng thì có lẽ chúa trời cũng không thể ngờ được rằng con người không chỉ học được cách tạo ra lửa để nấu chín đồ ăn và trồng trọt nuôi sống tập thể họ, mà còn biết cách bảo vệ sự sống mà họ được ban tặng ấy, khi mà họ đã không còn quá tin tưởng vào miễn dịch. Điều này cũng cho thấy rằng, bản năng sinh tồn đóng một vai trò mang tính nền tảng, làm cho con người dần phải tự nhận thức được rằng đâu là mối nguy hiểm, đâu là những điều gây hại đến giống loài của mình, từ đó dần dần tìm ra những cách thức đối phó theo dòng thời gian.
Thời kỳ bán khai - những phát kiến mới và điều siêu nhiên
Kế đến giai đoạn tiếp theo của tầng nhận thức con người về Y học, trước đây, khi còn bé đã từng có ai tự hỏi mình hoặc thắc mắc với cha mẹ rằng tại sao các cụ lại biết được có loại thực vật này trị được bách bệnh, có loại kia ăn vào thì có độc không? Thời gian trôi qua đã để lại cho các thế hệ sau biết bao kinh nghiệm quý báu về các bài thuốc quý, hầu hết là những loại thảo dược hoặc một số khoáng sản thiên nhiên giúp cho con người chữa được các loại bệnh tật. Những nguồn tư liệu quý giá này chúng ta không thể xác định được rằng con người đã mất bao nhiêu năm để có thể thu thập được đầy đủ, nhưng có một điều chắc chắn đó là “Không thử thì sao mà biết”. Suốt những thập kỉ sống trong thói quen săn bắt và hái lượm, với trí tò mò không giới hạn, con người luôn khám phá ra các loại thảo dược quý, phần lớn là nhờ phương pháp “thử nghiệm”. Theo một lối suy nghĩ logic, nếu có ai đó vào rừng vì đói bụng mà ăn bừa một loại nấm, kể cả có ăn được hay không ăn được thì vẫn sẽ dẫn đến kết quả là con người sẽ biết về nó, rồi từ đó các thế hệ về sau sẽ dựa vào kinh nghiệm của những người đã thử nghiệm nó để tìm ra cách sử dụng hiệu quả nhất. Tuy nhiên giai đoạn này cũng là một quá trình rất dài và diễn ra liên tục trong suốt chiều dài lịch sử, nhưng nếu nhắc đến tính xác thực về độ hiệu quả thì khỏi phải bàn cãi. Cho đến tận ngày nay, chúng ta vẫn luôn tập trung nghiên cứu các bài thuốc mới dựa vào thảo dược và các loại cây thiên nhiên, một số cộng đồng dân cư Việt Nam tại các vùng miền núi, dân tộc thiểu số cũng vẫn luôn duy trì thói quen này, ví dụ có thể nhắc đến tỉnh Cao Bằng, các loại thảo dược quý Hà Thủ Ô Đỏ, Giảo Cổ Lam đều nằm trong danh sách những “thần dược”, hay là nguyên liệu cho các bài thuốc gia truyền của người Cao Bằng nói riêng. Tóm lại, nhận thức về các loại thảo dược quý từ thiên nhiên đã đóng góp một phần vô cùng quan trọng trong tiềm thức của con người về Y học và các phương pháp chữa trị sơ khai nhất trong suốt chiều dài lịch sử, giúp con người có một niềm tin vững chắc về sự kì diệu mà thiên nhiên ban tặng.

Hà Thủ Ô Đỏ
Bên cạnh đó, điều tương tự cũng xảy ra ở động vật, khi tại một số nơi cũng cho ra một số quan niệm về việc ăn bộ phận của con vật này hay sử dụng nó để tạo ra thuốc và có hiệu quả trong việc cải thiện sức khỏe và chữa một số loại bệnh tật. Tuy nhiên ta có thể thấy rằng chúng không quá rõ ràng so với tác dụng của thực vật, và cho tới thời điểm hiện tại cũng có kha khá quan niệm sai lầm đã được khoa học chứng minh. Một quan niệm sai lầm phổ biến là ăn não động vật giúp tăng cường trí thông minh, nhưng trên thực tế, não động vật không phải là nguồn dinh dưỡng lý tưởng và còn tiềm ẩn nguy cơ sức
khỏe, ví dụ như trong 100g não bò, lợn hay cừu có tới 2.500mg cholesterol, gấp hơn 8 lần mức khuyến nghị hàng ngày của FDA. Nhưng liệu chỉ có tự nhiên mới có thể giúp con người phát triển nhận thức về y học?
Sức mạnh của niềm tin và hiệu ứng giả dược
Khi mà hiện tại chúng ta mới chỉ nhắc đến bản năng sinh tồn nguyên thủy và các bài thuốc của thiên nhiên, cả hai chủ thể này đều mới chỉ xây dựng các khối nhận thức về nỗi sợ, trí tò mò của loài người, thì ở đâu đó nằm ngoài những cỗ máy đã được lắp ráp sẵn đó chính là hệ
thống niềm tin sâu thẳm bên trong tiềm thức, thứ được xây dựng bởi cả nỗi sợ lẫn trí tò mò muốn chinh phục mọi thứ: “Thế giới tinh thần”.
Trong nhiều nền văn hóa, các nghi lễ chữa bệnh, chẳng hạn như trừ tà hoặc cầu nguyện, được cho là có thể giúp con người hồi phục khỏi bệnh tật. Nhiều người khẳng định rằng sau khi tham gia các nghi lễ này, họ cảm thấy khỏe mạnh hơn, bớt đau đớn hoặc thậm chí khỏi bệnh hoàn toàn. Điều này khiến nhiều người tin rằng có một yếu tố siêu nhiên tác động đến sức khỏe con người. Hiệu ứng giả dược cho thấy rằng khi một người tin rằng mình đang nhận được một phương pháp điều trị hiệu quả, cơ thể họ có thể tự kích hoạt cơ chế hồi phục nhất định. Tuy nhiên, điều này khác với niềm tin chữa bệnh trong tôn giáo. Trong khi hiệu ứng giả dược có thể đo lường và tái tạo trong các nghiên cứu khoa học, niềm tin tôn giáo chữa bệnh phần lớn dựa vào trải nghiệm chủ quan và không có bằng chứng y học rõ ràng về cơ chế sinh học đằng sau sự hồi phục.
Trong Kito giáo, Lễ Trừ Quỷ (Exorcism) được coi là một trong những “phép chữa trị” nổi bật của Y học tâm linh, khi ấy một số căn bệnh bị coi là lạ lẫm và ghê rợn ví dụ bệnh tâm thần sẽ thường bị gán là do ma quỷ gây ra. Các linh mục tiến hành nghi lễ trừ tà để chữa bệnh nhân bằng cách đọc kinh thánh, sử dụng nước thánh và thực hiện các nghi thức đặc biệt. Mặc dù tính hiệu quả của các phương pháp này rõ ràng không hiệu quả bằng hình thức đã kể trên, nhưng thứ khiến cho con người tin rằng “người được trừ tà” đã khỏi bệnh chính là niềm tin mạnh mẽ của họ, một phần còn đến từ những chuyện huyền bí đã được truyền tai nhau về sự ứng nghiệm của chúng, giúp cho niềm tin ngày một mạnh mẽ hơn. Tôn giáo ngày nay không còn sức mạnh quá lớn đến niềm tin của con người khi đã có sự can thiệp của khoa học, những phép tính toán, nhưng trong những giai đoạn trước đó, hệ thống niềm tin vào những thực thể siêu nhiên là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của họ. Những nỗi sợ khi lớn dần lên qua thời gian sẽ khiến họ mưu cầu sự an toàn, nhưng với bản tính chinh phục đã hằn sâu trong tiềm thức, thì những thứ mà trong khả năng của con
người thời đó không giải quyết được, tức là những thứ không hoàn toàn nằm trong tầm tay, sẽ khiến họ mất đi cảm giác an toàn với một số khía cạnh riêng biệt, điều này biến các vị “thần linh yểm trợ” bên cạnh họ trở thành chỗ dựa vững chãi nhất.

Tuy vậy, niềm tin cũng mang đến một mức hiệu quả nhất định cho con người trong việc trị bệnh, đặc biệt là sức khỏe tinh thần. Ví dụ, một nghiên cứu được công bố trên trang Radias Health cho thấy gần
một phần ba số người mắc bệnh thể chất mãn tính cũng gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần, thường gặp nhất là trầm cảm hoặc lo âu. Những vấn đề tâm lý này không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn tác động tiêu cực đến quá trình điều trị và khả năng hồi phục của bệnh nhân. Điều này chứng tỏ rằng, một số căn bệnh có thể diễn biến nghiêm trọng hơn nếu sức khỏe tinh thần của người bệnh
không được tốt, việc giúp cho họ tin rằng “mọi chuyện rồi sẽ tốt hơn” bằng cách nói rằng “Chúa luôn ở bên cạnh con” cũng được coi như một liệu pháp điều trị vô cùng hiệu quả giúp người bệnh cảm thấy phấn trấn hơn và có niềm tin rằng mình có thể khỏi bệnh. Bên cạnh đó, một dạng nhận thức khác nhưng đặc biệt hơn của niềm tin trong việc cải thiện sức khỏe con người đó chính là “sự lạc quan”. Theo Lewina Lee, một nhà tâm lý học nghiên cứu lâm sàng của Trung tâm Quốc gia Hoa Kỳ đã chỉ ra rằng quan điểm lạc quan về cuộc sống có thể làm tăng khả năng sống lâu đến già của mỗi con người chúng ta. Phát hiện bắt nguồn từ cái nhìn về sự lạc quan và tuổi thọ của gần 70.000 phụ nữ và 1.400 nam giới. Nó được xây dựng dựa trên nghiên cứu trước đó về mối liên hệ giữa mức độ lạc quan cao với việc
giảm nguy cơ mắc bệnh mãn tính và tử vong sớm. Nhà tâm lý học cũng cho biết thêm: “Nghiên cứu này đã đưa chúng tôi đi xa hơn bằng cách gợi ý rằng, những người lạc quan có nhiều khả năng đạt được 'tuổi thọ đặc biệt', mà chúng tôi định nghĩa là sống đến 85 tuổi trở lên, so với những người kém lạc quan nhất trong nhóm đối tượng. Những người đàn ông và phụ nữ lạc quan nhất được nghiên cứu có khả năng đạt được mốc tuổi thọ đặc biệt đó cao hơn từ 50% đến 70%”. Từ đó,
con người cũng dần hình thành một tầng nhận thức mới, việc chữa trị không chỉ đến từ việc khám phá và thích nghi từ những thứ bên ngoài, mà nó còn đến từ bên trong tâm thức mỗi người.
Qua những giai đoạn trên, hẳn là chúng ta đã có được một vài cái nhìn sâu sắc về sự phát triển nhận thức của con người về y học, tuy vậy nếu xét theo tính quy mô và toàn diện hơn, điều này chưa đủ để gây ra một mức tác động đủ lớn đến toàn bộ nhận thức của con người về
tầm quan trọng của việc phải phát triển Y học lên một mức cao hơn. Cho nên, phải có một cú huých mạnh nào đó vào cả nền văn minh loài người trong một giai đoạn nhất định trong lịch sử mới khiến con người suy nghĩ đến khái niệm này nhiều đến vậy cho tới ngày nay.
Thời kỳ mới – Những bước ngoặt lớn trong lịch sử

Một trong những bằng chứng rõ ràng nhất có thể thấy trong lịch sử chính là Dịch hạch – Cái chết Đen, thứ tai ương kinh hoàng đã cướp đi sinh mạng của hơn nửa dân số châu Âu thời bấy giờ khi mọi chuyện chỉ bắt đầu từ những con chuột. Mặc dù dịch hạch đã suy giảm dần
sau nhiều đợt tấn công vào xã hội loài người thời ấy, nhưng phải cho đến khoảng vài trăm năm sau đó, khi chúng một lần nữa tới quấy rầy loài người, lần này là ở Hong Kong, chính con người mẫu mực mang tên Alexandre Yersin, vị bác sĩ đã đi vào trái tim của người Việt Nam chúng ta đã tìm ra vi khuẩn gây ra dịch hạch, chứng minh rằng vi khuẩn này có thể lây lan từ chuột sang người, qua đó làm sáng tỏ các phương thức lây truyền của bệnh. Sau khi phát hiện ra vi khuẩn,
ông cùng với các đồng nghiệp đã phát triển huyết thanh chống dịch hạch đầu tiên vào năm 1895, giúp điều trị và cứu sống nhiều bệnh nhân mắc bệnh này. Công lao của ông trong việc nghiên cứu và điều chế thuốc điều trị dịch hạch đã được ghi nhận bằng việc trao tặng Huân chương Bắc đẩu bội tinh từ Chính phủ Pháp.

Alexandre Émile John Yersin (22 tháng 9 năm 1863 – 1 tháng 3 năm 1943)
Qua những giai đoạn nổi bật, thì giờ có hỏi bất cứ ai bàn luận về chủ đề này cũng đều có thể nhắc đến khái niệm Dịch Hạch, bởi có lẽ chúng đã hằn quá sâu vào gốc rễ trong tiềm thức của mỗi người. Khi mà thống kê về số lượng người chết đã đạt đến con số hàng triệu trong khoảng thời gian rất ngắn, thì nỗi sợ về sự quay trở lại của những “tai ương” này sẽ lớn đến nhường nào, Chúa cũng không thể bảo vệ được, thảo dược thì cũng khó có thể tìm được ra trong ngày một ngày hai. Vào những thời điểm quan trọng như vậy, chỗ đứng của khoa học chỉ cần một phép chứng minh là có thể khẳng định được vị thế của mình. Và rồi sự nỗ lực của con người đã chiến thắng mọi thứ, họ đã tự cứu lấy nhân loại của mình mà không cần đến bàn tay của Chúa.
5. Y học gắn với cuộc sống hiện đại ra sao?
Trở lại thế giới hiện đại, y học đã thâm nhập vào mọi ngóc ngách của cuộc sống, từ chăm sóc sức khỏe cơ bản đến trị liệu tâm lý, dinh dưỡng, thậm chí cả kiến trúc và âm nhạc chữa lành. Chúng ta dần
xem y học như một phần tất yếu, thậm chí là một nỗi sợ khi thiếu nó – như việc đeo khẩu trang khi ra đường đã trở thành thói quen sau đại dịch COVID-19.
Tuy nhiên, đi cùng với sự quan trọng là cái giá phải trả. Mọi sản phẩm liên quan đến sức khỏe đều có xu hướng trở nên đắt đỏ hơn. Truyền thông nhấn mạnh rằng “sức khỏe là ưu tiên hàng đầu”, và đúng là như vậy. Nhưng điều đó cũng đồng nghĩa với việc chúng ta phải làm việc
nhiều hơn để có đủ khả năng chi trả cho những thứ giúp mình... tiếp tục làm việc. Một chiếc ghế Công Thái Học hỗ trợ cột sống luôn đắt hơn một chiếc ghế bình thường. Chúng ta làm việc nhiều nên đau lưng, rồi phải mua ghế tốt hơn để làm việc nhiều hơn – một vòng lặp không hồi kết.
Vậy câu hỏi đặt ra là: Liệu con người có thể sống tốt mà không có y học? Ít ai dám thử sống một cuộc đời không khám định kỳ, không thuốc men, không chuyên gia tâm lý, không thực phẩm chức năng. Một cuộc sống hoàn toàn tự nhiên nghe có vẻ lý tưởng, nhưng thực tế, từ khi sinh ra, chúng ta đã được tiêm vaccine, hưởng lợi từ các tiến bộ y học. Chúng ta không có quyền lựa chọn một cuộc sống "thuần tự nhiên" nữa, vì ngay từ đầu, nhân loại đã đặt cược vào con đường tiến bộ này.
Cảm ơn tất cả mọi người đã dành chút thời gian ít ỏi của mình để đọc đến đây, Mờ Quân sẽ luôn cố gắng tiếp thu ý kiến của mọi người để mang đến những sản phẩm có giá trị nhất. Tiện đây em cũng rất
mong muốn có cơ hội được gặp gỡ và kết bạn với những “học giả uyên bác” của Spiderum để thảo luận về nhiều chủ đề hơn, bằng tất cả sự nhiệt huyết của mình, em luôn sẵn sàng để tiếp thu những chân trời mới.

Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất
huu phong
Hay quá
- Báo cáo

Mờ Quân
@huu phong mình cảm ơn rất rất nhiều ạ 😭
- Báo cáo

Eternal Mind
Cảm ơn bạn vì bài viết. Hình như bạn copy từ một nền tảng khác sang spiderum phải ko, bạn có thể xem lại mấy đoạn rớt chữ để trình bày được đẹp hơn nhé :D
- Báo cáo

Mờ Quân
@Eternal Mind dạ em quen viết bản thảo trên word, xong cop sang ạ, e quên mất là spiderum có lưu trữ bản nháp 😭
- Báo cáo