Từ Trốn Tìm của Đen Vâu, hãy xem chúng ta đang đối xử với những cái cây như thế nào?
Chỉ sau 26 tiếng phát hành MV Trốn Tìm của Đen Vâu đã nhanh chóng lọt vào Top 1 Trending của YouTube Việt Nam. Không chỉ đưa khán giả...
Chỉ sau 26 tiếng phát hành MV Trốn Tìm của Đen Vâu đã nhanh chóng lọt vào Top 1 Trending của YouTube Việt Nam. Không chỉ đưa khán giả trở lại với những ký ức ngày thơ bé với trò chơi trốn tìm, hay suy ngẫm về nỗi niềm cô đơn của những người trưởng thành, mà ở Trốn Tìm của Đen Vâu còn cho thấy rõ cách chúng ta đang đối xử với những cái cây, đối xử với thiên nhiên như thế nào. Hãy cùng xem nhé!
Cây – người bạn ngày thơ bé
“Có một cái cây trong một cái vườn
Trên những tán cây nở rộ những đóa hoa
Có hai đứa nhóc đang chơi trốn tìm
Tìm hoài tìm mãi nên quên lối về”
Trên những tán cây nở rộ những đóa hoa
Có hai đứa nhóc đang chơi trốn tìm
Tìm hoài tìm mãi nên quên lối về”
Mở đầu MV là khung cảnh một cái cây nằm trơ trọi trên thảo nguyên buồn tẻ. Để rồi, cả khung cảnh xám xịt ấy bỗng bừng sức sống khi có một em bé khoảng 7 – 8 tuổi úp mặt vào thân cây để chơi “trốn tìm”. Hình ảnh ấy, khiến chúng ta liên tưởng ngay tới tuổi thơ đầy ắp kỷ niệm.
Đó là cây ổi trước nhà, cứ tới mùa chín là thi nhau trèo cây tìm quả. Đó là cây mít sau vườn, trở thành chỗ để bịt mắt, đếm số khi chơi trốn tìm cùng tụi bạn. Đó là cây xoài bên hiên, những buổi trưa hè, nắng gắt, được trưng dụng ngay làm nơi mắc võng ngủ cho mát. Hay đó là cây vải xum xuê, nơi ẩn náu những trận đòn của mẹ…
Những cái cây, chẳng biết từ lúc nào, cứ lặng lẽ lớn, lặng lẽ chứng kiến hành trình của những cô cậu bé, mới ngày nào chập chững bi bô, giờ đã biết yêu đương, giận hờn. Có lẽ, hơn cả một cái cây, nó đã trở thành một người bạn thân thuộc luôn góp mặt trong những kỷ niệm tuổi thơ đầy ắp tiếng cười hay những ngày cô đơn chẳng có ai vui đùa.
Cây – cùng ta trải qua những nỗi vui, buồn của tuổi trưởng thành
“Có hai cái cây trong một cái vườn
Trên những tán cây nở rộ những đóa hoa
Có hai đứa nhóc đang chơi trốn tìm
Tìm hoài tìm mãi nên quên lối về”
Trên những tán cây nở rộ những đóa hoa
Có hai đứa nhóc đang chơi trốn tìm
Tìm hoài tìm mãi nên quên lối về”
Khi chúng ta lớn lên, những cái cây cũng lớn lên. Lúc này, nó không chỉ đem lại bóng mát, trái ngọt, mà nó còn là nơi để chúng ta làm việc, vui chơi, thư giãn.
Chúng ta chọn những cái cây để bày biện, trang trí ngôi nhà.
Chúng ta chọn những tán cây mát mẻ để ngồi làm việc, đọc sách.
Chúng ta chọn những cành cây chắc chắn để làm cọc phơi đồ.
Chúng ta chọn những gốc cây to lớn để mắc võng, thư giãn.
Chúng ta chọn những tán cây mát mẻ để ngồi làm việc, đọc sách.
Chúng ta chọn những cành cây chắc chắn để làm cọc phơi đồ.
Chúng ta chọn những gốc cây to lớn để mắc võng, thư giãn.
Những hình ảnh đời thường ấy xuất hiện trên MV Trốn Tìm của Đen Vâu một cách thật trữ tình và gần gũi. Như chính cách những cái cây vẫn bên ta thường ngày, chứng kiến cuộc sống bên trong ngôi nhà, bên công việc, bên bạn bè, bên cả người thương mà chúng ta không hề để ý. Để rồi hứng chịu những cơn mưa bão, nắng nóng. Để rồi mang cho chúng ta bóng mát, không khí trong lành, một chốn bình yên và cả những niềm vui nhỏ như hình ảnh những bông hoa li ti, mọc trên thân cây đang rung rinh trong gió chiều trong MV.
Vậy mà chúng ta đang đối xử với những cái cây như thế nào?
“Ai đó đã chặt hết cây và cũng chẳng thấy vườn (chẳng thấy cây trong vườn)
Ai đó đã xây một ngôi nhà rất to (chặt hết cây đi rồi)
Chắc em hạnh phúc yên vui với người (Chắc em hạnh phúc yên vui)
Nhà em có chó anh không dám vào”
Ai đó đã xây một ngôi nhà rất to (chặt hết cây đi rồi)
Chắc em hạnh phúc yên vui với người (Chắc em hạnh phúc yên vui)
Nhà em có chó anh không dám vào”
Dường như, việc những cái cây ở bên chúng ta một cách bình lặng đã trở thành mặc định. Để rồi chúng ta cứ thoải mái hành xử với nó như là một vật mà ta sở hữu. Chúng ta khắc tên lên cây và coi đó như một cách để đánh dấu kỷ niệm. Chúng ta chặt cây đi để phục vụ những nhu cầu bản thân. Chúng ta bán những cái cây đi để lấy tiền tiêu xài.
Nhưng rồi, kỷ niệm cũng nhạt phai, nhu cầu bản thân thì luôn luôn thay đổi, tiền thì tiêu mãi cũng hết. Và cuối cùng chúng ta chỉ còn lại mình ta, đơn độc, trơ trọi với cuộc sống. Không có những tán cây làm bóng mát. Không có những cái cây để vui đùa. Không có những cái cây để bầu bạn. Không có không khí trong lành để hít thở. Mặt đất cũng vì thế trở nên đơn độc và khô khốc như chính tâm hồn của chúng ta lúc này.
Chuyện của những cái cây trong Trồn Tìm của Đen Vâu, dường như cũng chính là câu chuyện của cuộc sống chúng ta. Chúng ta được sinh ra, đón nhận bởi vòng tay của thiên nhiên: có cây, có rau, có hoa, có bóng mát, không khí trong lành và có cả nguồn sống. Nhưng hãy xem chúng ta đang làm gì? Chúng chỉ biết khai thác, tận diệt. Chúng ta nhân danh “phát triển kinh tế” để hủy hoại chúng. Chúng ta đã biến hàng triệu ha rừng thành sa mạc, thành những vùng đất trống, đồi trọc
Chúng ta phá rừng để làm nhà máy, trang trại, xây thủy điện.
Chúng thá rừng để làm nương rẫy, trồng trọt.
Chúng ta phá rừng để phục vụ nhu cầu sinh hoạt, xây nhà.
Chúng ta phá rừng để thỏa thú vui sưu tầm gỗ quý.
Chúng ta phá rừng để làm du lịch, nghỉ dưỡng.
Chúng thá rừng để làm nương rẫy, trồng trọt.
Chúng ta phá rừng để phục vụ nhu cầu sinh hoạt, xây nhà.
Chúng ta phá rừng để thỏa thú vui sưu tầm gỗ quý.
Chúng ta phá rừng để làm du lịch, nghỉ dưỡng.
“Theo Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT), chỉ hơn 5 năm (2012-2017), diện tích rừng tự nhiên bị mất do chuyển mục đích sử dụng rừng tại các dự án được duyệt chiếm 89% tổng diện tích rừng giảm; còn lại là do phá rừng trái pháp luật làm mất 11%… Trong 4 năm từ 2016-2019, diện tích rừng bị thiệt hại đã lên tới 7.283ha. Như vậy, trung bình mỗi năm chúng ta mất đi 2.430ha rừng.”
Và hậu quả của nó thì sao?
Thiên tai như hạn hán, lũ lụt, lũ quét, hạn hán, động đất, sóng thần là những hậu quả rõ nhất cho việc tàn phá thiên nhiên, tàn phá cây rừng của con người. Từ thảm họa nổ nhà máy hạt nhân Chernobyl ở Ukraine, thảm họa động đất và sóng thần Fukushima ở Nhật,… cho đến những tác động rõ nhất về biến đổi khí hậu ở Việt Nam.
Chắc hẳn bạn vẫn chưa quên được những ký ức đau xót về những trận lũ quét, sạt lở đất, hạn hán, xâm nhập mặn gây hậu quả nghiêm trọng ở nước ta năm 2020 vừa rồi. Thiệt hại về tài sản lên tới hàng trăm tỉ đồng nhưng con số ấy vẫn không đáng là gì so với hơn 356 người chết và mất tích.
Cùng với đó là sự phát triển của dịch bệnh, mà nghiêm trọng nhất – như chúng ta đang thấy là dịch Covid – 19. Tính đến ngày 14/6/2021 số người tử vong vì dịch bệnh này đã lên tới 3.81 triệu người. Nó là minh chứng rõ nhất cho việc thiệt hại môi trường có thể giết chết con người nhanh chóng.
Trái đất hiện tại đang quá tải và nó đang đáp trả lại chính những hành động của chúng ta hàng ngày. Dường như những tác động ấy ngày càng mạnh mẽ và khó lường hơn. Nếu chúng ta không thức tỉnh và thay đổi hành vi của mình thì chắc chắn, chúng ta sẽ phải hứng chịu nhiều hơn nữa.
Bây giờ cần phải làm gì?
Bạn đã nghe quá nhiều lời kêu gọi về bảo vệ môi trường, sống xanh và giảm thiểu rác thải rồi. Nhưng nếu như tất cả những điều ấy chưa khiến bạn hành động thì hãy xem video dưới đây:
“Đừng trông chờ vào chính phủ, đừng trông chờ vào những chính trị gia, chúng ta là gốc rễ, là yếu tố quyết định. Hành tình này cần được chúng ta chăm sóc. Đây là mái nhà duy nhất. Chúng ta phải làm ấm những trái tim, biến đổi khí hậu trong tâm hồn. Hãy nhận ra rằng chúng ta không tách biệt với tự nhiên. Chúng ta là một phần tự nhiên. Phản bội tự nhiên, chính là phản bội CHÚNG TA. Cứu tự nhiên chính là CỨU CHÍNH MÌNH”.
Đúng vậy, trông chờ ở người khác không bao giờ là giải pháp. Giải pháp nằm trong chính chúng ta. Đừng như cô gái trong MV Trốn Tìm của Đen Vâu, coi việc “có một cái cây” là chuyện dĩ nhiên, coi việc cây mang cho ta bóng mát, che chở ta là chuyện thường tình. Hãy bắt đầu bước tới, yêu thương nó. Hãy bắt đầu trân trọng nó như chính cách bạn trân trong cuộc sống này.
Bởi vì khi biết yêu thương và trân trọng bạn sẽ biết cách làm sao để bảo vệ và phát triển. Bạn sẽ biết cách giảm thiểu rác thải, giảm thiểu nhu cầu không cần thiết. Bạn sẽ biết cách lên tiếng khi thấy những hành động tiêu cực. Bạn sẽ biết cách gieo trồng và nuôi dưỡng nó để rồi sống xanh hơn từng ngày.
Như ở trong bài viết: Trồng một cây xanh, gieo mầm hạnh phúc mình đã chia sẻ:
“José Martí nhà lãnh đạo Cuba đã từng nói rằng: “Trong cuộc đời này, có 3 việc cần phải làm: Trồng một cái cây, nuôi một đứa trẻ và viết một cuốn sách.” Chúng ta có thể mất vài năm để viết một cuốn sách, hàng chục năm để nuôi một đứa trẻ. Nhưng chúng ta chỉ mất chưa đến 1h để trồng một cái cây.
Bạn biết không, mọi sự thay đổi lớn đều bắt nguồn từ những việc nhỏ nhặt. Thế nên, trồng một cây xanh, không chỉ góp phần phủ xanh mảnh đất mà nó còn giúp phủ xanh tâm hồn đang ngày càng khô hạn của chúng ta. Giúp chúng ta có thêm niềm tin và hi vọng vào tương lai, giúp chúng ta học cách yêu thương và quan tâm người khác và giúp chúng ta bảo vệ cuộc sống của hành tinh này.“
Hãy bắt đầu trồng một cái cây ở bàn làm việc, trồng một cái cây ở ban công, trồng một cái cây ở khu vườn, rồi dần dần chúng ta sẽ có cả một rừng cây ở trong cuộc sống cũng như tâm hồn!
Bài viết thuộc danh sách bài đăng tham gia thử thách 90 ngày viết lách. Khi mình tiếp tục xuất bản các bài viết trên blog hàng ngày, mình sẽ cập nhật danh sách này cho đến khi nó có thêm 89 bài viết khác. Theo bạn liệu mình có thể viết 90 bài blog liên tục trong 90 ngày không? Cùng theo dõi tại đây nhé!
Thủy Trà
Bài viết nằm chia sẻ về chủ đề "phát triển bản thân". Bạn có thể đọc thêm những bài viết hữu ích khác tại đây.
Bạn yêu thích bài viết này? Hãy ủng hộ cho Chuyện của Trà để mình có thể tiếp tục đem đến các bài viết chất lượng hơn một cách MIỄN PHÍ.
Bạn yêu thích bài viết này? Hãy ủng hộ cho Chuyện của Trà để mình có thể tiếp tục đem đến các bài viết chất lượng hơn một cách MIỄN PHÍ.
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất