Tư Duy Thiết Kế (Design Thinking): Hành Trình Từ Ý Tưởng Đến Giải Pháp
Trong một kỷ nguyên sống đầy biến động thế kỷ 21, vạn vật thay đổi, vấn đề không còn như xưa cần phải tư duy hóa để tiếp nhận...
Trong một kỷ nguyên sống đầy biến động thế kỷ 21, vạn vật thay đổi, vấn đề không còn như xưa cần phải tư duy hóa để tiếp nhận thêm kiến thức mới, rèn luyện đa kỹ năng thì mới có thể giải quyết các vấn đề phức tạp. Cần xây dựng lộ trình học tập 1 cách khoa học và có chiến lược để nâng cao năng lực cạnh tranh của bản thân trong sự nghiệp và giúp giải quyết vấn đề hiệu quả hơn.
Vậy Tư duy thiết kế là gì?
Tư duy thiết kế là phương pháp thiết kế ra giải pháp trên cơ sở trọng tâm đó là con người bằng việc vận dụng các bộ kỹ năng và các công cụ của một designer tức là một người tư duy thiết kế kết hợp với việc am hiểu nhu cầu của con người ứng dụng khoa học công nghệ và phải đảm bảo được yếu tố hiệu quả trên kinh doanh.
Nhưng trước khi đi sâu vào giải pháp của hiện đại, ta có thể bàn 1 chút về tư duy cổ xưa trong lý luận giải pháp.
Nhà triết học duy vật vĩ đại thời Hy Lạp cổ đại có câu: Không ai có thể tắm hai lần trên một dòng sông. Nghĩa là chúng ta cứ nghĩ dòng sông quen thuộc đó là dòng sông ngày xưa chúng ta từng đắm mình một cách đê mê và bây giờ thì khi ùa xuống đó mọi thứ sẽ như cũ. Thật sự điều này không còn xảy ra nữa rồi! mọi vật chất sinh vật tế bào trên đời luôn ở trạng thái vận động di chuyển không ngừng nên không có gì là nguyên trạng mãi mãi. Hình thái bên ngoài có thể giống nhau nhưng bên trong đã thay đổi.
Thiền sư Thích Nhất Hạnh cũng từng diễn giả một ví dụ: khi nhìn vào tấm hình hồi còn nhỏ của chúng ta thì đó có phải là chúng ta không? Đứa bé ấy là chúng ta và bây giờ nó cũng không phải là chúng ta. Nó là chúng ta có nghĩa là nó là quá khứ của chúng ta. Nó không phải là chúng ta có nghĩa là bây giờ chúng ta đã khác xưa rất nhiều: nhận thức, tư duy, quan điểm sống, lối sống, các mối quan hệ, bối cảnh của chúng ta không phải như thời thơ ấu.
Các vấn đề trong cuộc sống làm của chúng ta nghĩ rằng chúng ta đương đầu với vấn đề giống hệt như trong quá khứ, nên cũng đưa ra những giải pháp rập khuôn từ quá khứ. Tức là cần:
Giải thoát tư duy ra khỏi lối mòn
Giải thoát sự mắc kẹt trong trải nghiệm quá khứ nặng nề
Có 1 số lý do dẫn đến việc giải pháp cũ không còn phù hợp cho vấn đề hiện tại dù nhìn mặt hình tướng thì nó giông giống.
(1) Báo chí mạng xã hội ngày càng bùng nổ các tấm gương của những con người thành đạt và bối cảnh của họ mà ta muốn sao chép, trở thành họ với công thức của họ nhưng ở 1 thì hiện tại.
(2) Tâm lý chung của con người là muốn an toàn, ổn định, bảo vệ nguồn năng lượng bản thân. Nên khi họ gặp vấn đề, vô thức sẽ lục lại giải pháp thành công trong quá khứ và trở thành sự ngộ nhận cho giải pháp duy nhất.
(3) Sự hiểu biết hạn hẹp về các biến số quan trọng của một vấn đề. Ví dụ: Nói đến cái đẹp, hãng thực phẩm chức năng chỉ đề cập đúng đến biến số đó là bổ sung giữ chất từ bên trong hay Phòng tập Gym chỉ nói về yếu tố rèn luyện thể chất tập thể dục hay Skincare thì chỉ nói về biển số đó là chăm sóc da bằng kem dưỡng. Thực tế để có một làn da khỏe mạnh thì phải kết hợp tất cả các biển số trên cùng 1 số vấn đề chưa nhắc tên.
Việc đánh giá không đầy đủ về các biến số quan trọng của một vấn đề làm cho chúng ta hiểu sai lệch về một vấn đề việc copy past giải pháp từ những người nổi tiếng thành công khác thường kém hiệu quả là vì giải pháp của họ chỉ phù hợp với biến số cuộc đời họ.
Nguyên tắc căn bản điều kiện cần để giúp thiết kế ra giải pháp sáng tạo để giải quyết vấn đề phức tạp mà chưa từng có trong tiền lệ quá khứ đó là cần phải có nhiều kiến thức và ra kỹ năng (a wide range of Knowledge and skills). Các kỹ năng có thể chuyển đổi, vay mượn lẫn nhau tạo nên đột phá.
Thinking Process to acquire Knowledge
Cần phải học kiến thức và từ kiến thức chuyển hóa thành kỹ năng thông qua bối cảnh hình thành.
Step 1: Define & self-evaluate the Broad & Depth of Skills by T-Shape model
Step 2: Define what skills to level up the Depth, Expand the Broad (Trau dồi kỹ năng cốt lõi hay mở rộng kĩ năng phụ)
Step 3: Prioritize skills to learn (dựa trên 2 tiêu chí (1) Tạo ra giá trị công việc, cải thiện tính cạnh tranh (2) Thời gian học cần thiết để đạt chất lượng
Step 4: Design a learning roadmap with tentative context (Học tập hiệu quả là tạo bối cảnh phù hợp)
Quay trở lại Tư Duy Thiết Kế!
Cốt lõi là có 3 yếu tố chính:
(1) Năng lực tư duy hay Công cụ tư duy (nghiên cứu thị trường, AIDA..)
(2) Nhu cầu từ người dùng
(3) Công nghệ khả thi
Lấy ví dụ:
(1) MRI Machine:
Sự ra đời của máy MRI là rất hữu ích cho ngành y tế. Tuy nhiên, trong mắt bệnh nhân, nó giống như một bộ phim kinh dị; chiếc máy MRI như một tảng đá. Sự lạnh lẽo của nó làm bao nhiêu đứa trẻ phải òa khóc. Vậy nên, ngoài chữa bệnh, bệnh viện đề xuất tập trung thiết kế giải pháp cho vấn đề trải nghiệm của bệnh nhân. Thiết kế mới hình thành giống như một khu vui chơi cho trẻ em để tạo sự hứng thú (dán tranh ảnh hình tảng đá trên mặt sàn, chiếc máy MRI thì được thiết kế cho giống một chiếc tàu….)...một hành trình phiêu lưu vào một hòn đảo kho báu. Và kết quả là, hòn đá cũ đã dời xa trong tâm trí khách hàng.
(2) Ngành thời trang: Crocs
(2) Ngành thời trang: Crocs
Như bạn cũng biết, thị trường thời trang chi phối cảm xúc con người rất mạnh mẽ và luôn kích thích cảm xúc bằng những mẫu đồ mới mẽ và đẹp mắt. Đối với thị trường giày dép Footwear, việc chi tiền mua nhiều đôi giày phổ biến hơn là nhiều đôi dép. Nhìn vào góc độ tâm lý con người, các dịp gặp gỡ ngoài xã hội thường quan trọng đòi hỏi về phối đồ cho ngoại hình nên luôn có sự ưu tiên về số lượng giày nhiều hơn. Thì thách thức mà Crocs có chính là tính trendy cho dép để khiến cho khách hàng khi thêm tiền cho dép. Và Crocs tạo ra đế chế mới cho dép đi từ các sticker đa dạng trên mặt dép- cá nhân hóa theo mỗi người. Khi đó, mẫu Crocs ít có sự thay đổi về form dáng nhưng sticker thì cực kỳ đa dạng.
Kết quả sáng tạo của tư duy thiết kế thường mang một số đặc điểm như sau:
(1) Khai thác những khía cạnh mới tâm lý mới của trải nghiệm con người mà xưa nay doanh nghiệp ít để ý đến. Tức là nhìn rộng hơn về cuộc sống của khách hàng và khai thác những insight rất mới mẻ thậm chí đáng ngạc nhiên để làm nền tảng cho thiết kế.
Ví dụ: bạn nam bị vấn đề về mụn: cho dù bạn đang làm kinh doanh hàng tiêu dùng mỹ phẩm trị mụn nhưng vẫn phải nhìn rộng dịch vụ thẩm mỹ viện hay sản phẩm make-up phấn phủ.
(2) Kết quả của tư duy thiết kế có tính sáng tạo cao về tính năng lợi ích hay concept định dạng của sản phẩm dịch vụ đối với doanh nghiệp đó.
Ví dụ doanh nghiệp kinh doanh hàng mỹ phẩm quyết định mở thẩm mỹ viện hoặc mở cửa hàng bán lẻ riêng là một quyết định táo bạo và là giải pháp sáng tạo để giải quyết bài toán tăng trưởng hay cạnh tranh.
(3) Kết quả đột phá trong kinh doanh về mặt tăng trưởng doanh số, xây dựng thương hiệu, tác động thay đổi hành vi khách hàng đáng kể như là mua hàng, tải App sử dụng trên một quy mô lớn.
(4) Các mẫu thử của tư duy thiết kế cần được triển khai nhanh để test nhanh khuyến khích thất bại nhanh, để hiểu được lý do tại sao. Sau đó sẽ điều chỉnh dựa trên kết quả hay thậm chí loại bỏ để phát triển mẫu thử mới
Vì tư duy thiết kế mang các đặc điểm độc đáo như thế nên văn hóa môi trường doanh nghiệp cũng phải trang bị một số phẩm chất để phát huy tính sáng tạo của thiết kế
(1) Ý thức hợp tác
(2) Khuyến khích thử nhanh và sai nhanh, để đúc kết bài học đây là văn hóa thúc đẩy sự sáng tạo dám nghĩ và dám làm.
(3) Văn hóa học tập trau dồi kiến thức mà dũa kỹ năng liên tục mỗi ngày ở mọi cấp độ
Quá trình của Design Thinking

Bước 1: Thấu cảm Empathize
Mục tiêu là hiểu được sự kết nối giữa vấn đề của khách hàng về vấn đề thương hiệu hay kinh doanh. Hiểu là đồng cảm với khách hàng để cố gắng hiểu tất cả mọi vấn đề hay kỳ vọng nguyện vọng mong ước quan điểm của họ mà có liên quan đến sản phẩm dịch vụ ngành nghề lĩnh vực mà doanh nghiệp kinh doanh.
Bước này đòi hỏi tiếp xúc trực tiếp phỏng vấn khơi gợi khách hàng thổ lộ và lắng nghe các insight của họ., Khi đó, trang bị cho chúng ta góc nhìn rất rộng về thế giới cuộc sống của khách hàng với lăng kính đa chiều giúp nắm bắt mọi góc nhìn đến từ nhiều phòng ban bao gồm:
● Bộ phận thiết kế sản phẩm: quan tâm đến Insight của khách hàng về trải nghiệm dùng sản phẩm
● Bộ phận cửa hàng: quan tâm đến Insight quan trọng của quá trình trải nghiệm
● Bán hàng: Quan tâm đến Insight trong quá trình tương tác với các chương trình bán hàng hay nhân viên tư vấn.
Tương tác con người là trái tim của tư duy thiết kế vì giải pháp được thiết kế là dành cho con người.
Kỹ năng lắng nghe sẽ thay đổi linh hoạt theo hai chế độ:
● Chế độ đầu óc hoàn toàn fresh để tiếp nhận hầu hết mọi thông tin càng nhiều càng tốt mục đích là để hiểu rộng.
● Chế độ đầu óc chắt lọc các thông tin để kiểm chứng giả định
Kỹ thuật liên quan đến việc khai thác thông tin bao gồm:
● Cách dẫn chuyển để lồng ghép các câu hỏi một cách tự nhiên
● Cách đặt câu hỏi mở trong trường hợp muốn hiểu rộng
● Cách đặt câu hỏi mớm thu hẹp phạm vi câu trả lời khi đã có 1 số giả định
Bước 2: Xác định | Define
Mục tiêu là xác định rõ các vấn đề hay kỳ vọng quan trọng của khách hàng cần ưu tiên để giải quyết.
Nhiều vấn đề và kỳ vọng có sự kết nối lẫn nhau và có mối quan hệ nhân quả thì sau khi đã thấu cảm khách hàng và tìm ra hàng loạt sự quan tâm của họ thì bắt đầu phân chia các vấn đề này vào các nhóm theo tiêu chí khẩn cấp đến ít khẩn cấp.
Bước 3: Tư duy sáng tạo Ideate
Mục tiêu đó là bảo não ra nhiều ý tưởng sáng tạo chắt lọc và concept hóa các ý tưởng tiềm năng nhất
Bước rất quan trọng vì tính sáng tạo mới có thể giúp giải quyết vấn đề phức tạp. Và khi này cần có sự hiện diện 1 team có các thành viên từ các phòng ban với mục đích:
(1) Sự đa dạng về chuyên môn của team sẽ bổ sung nhiều kiến thức với các góc nhìn đa chiều
(2) Các phòng ban tham gia vào quy trình thiết kế giải pháp, cảm thấy mình có đóng góp và kết quả thiết kế thay vì xưa nay chỉ quen làm theo chỉ thị sự cấp trên đưa xuống nhờ đó mà tính kháng cự, phòng thủ sẽ tiếp giảm.
(3) Việc kết nối các phòng ban cùng làm việc chung với môi trường workshop tạo điều kiện cho mọi người cởi mở hơn.
Sau khi đã thảo luận bằng các phương pháp đánh giá thì chọn lọc là điểm chính đi tới kết quả phù hợp. 2 tiêu chí ưu tiên khi lựa chọn ý tưởng:
(1) Thực hiện được trong nguồn lực cho phép
(2) Tác động đáng kể lên hành vi khách hàng
Sau đó, kết nối ý tưởng chọn lọc với nhau, chúng ta sẽ concept hóa chúng tức là nhóm chúng lại dưới một concept đơn giản cực kỳ ngắn gọn xúc tích để team nội bộ cấu trúc hóa ý tưởng.
Bước 4: Thiết kế mẫu thử Prototype
Quan trọng nhất là trực quan hóa ý tưởng concept thành mẫu thử hữu hình để khách hàng có thể hình dung.
Thiết kế mẫu prototype thiết kế mẫu là trực quan hóa concept biến concept trở nên dễ hình dung hơn làm cho nó có thể nhìn thấy được chạm vào được, dùng thử được, nghe được nếm được.
Thiết kế mẫu phụ thuộc vào 3 biển số quan trọng:
● Định,dạng của loại mẫu
● Thời,gian
● Chi,phí thiết kế
Bước 5: Test mẫu
Sau khi đã có mẫu thì test với khách hàng, lấy ý kiến phản hồi của họ để điều chỉnh hoặc thậm chí loại bỏ là hành động cần thiết. Bước này đòi hỏi nhiều bộ kỹ năng rất đa dạng của các loại hình nghiên cứu thị trường, tâm lý học hành vi, nhân chủng học, khoa học vô thức, marketing, thiết kế đồ họa, thiết kế vẻ tay in ấn ….. kết hợp với việc sử dụng nhiều công cụ để nó giúp ích cho quá trình thiết kế như là bản đồ hành trình khách hàng, các loại báo cáo sẵn có, phân khúc thị trường database khách hàng sẵn có để khảo sát …. tuy nhiên phải thực hiện nhanh nhất có thể.
Điều này cho thấy để thực hiện tư duy thiết kế đòi hỏi có sự tập hợp của một nhóm đa dạng thành viên sở hữu đa dạng bộ kỹ năng với các công cụ phù hợp.
Về bản chất, quy trình design thinking không mới, nó chỉ càng ngày càng phức tạp và áp lực hơn với những mục tiêu hay vấn đề trở nên nan giải hơn. Nhưng tuyệt nhiên, khi có thể áp dụng cùng với trình độ và kinh nghiệm thì giá trị mang lại chính là sự trung thành của người dùng.
Trong đời sống, bản thân chúng ta cũng đã và đang áp dụng. Tuy nhiên, đôi khi chúng ta chưa nhận thấy được hiệu quả, có thể 1 lần nữa quay về 1 số yếu tố input như kiến thức đủ rộng chưa, kỹ năng phân tích đã thuần thục chưa....
Chúc các bạn thêm 1 kiến thức mới hoặc chia sẻ kinh nghiệm từng trải qua với Design Thinking nha.

Khoa học - Công nghệ
/khoa-hoc-cong-nghe
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất
Hãy là người đầu tiên bình luận bài viết này