Làng tôi hơn 4k năm nay ôm nghề chài lưới, vị muối biển quyện mùi sương gió đã ngấm vào màu da giọng nói từ bao đời. Vốn tính đoàn kết đùm bọc bí bầu, vài ba gia đình trong làng rủ nhau cùng ra biển dăm bữa nửa tháng khi về cùng chia cá chia tôm năm này qua tháng khác. Vừa đánh bắt kiếm cá qua ngày lại vừa gắng gượng giữ nghề cha ông, mà cũng là ngoài chài lưới ra thì dân đinh làng tôi cũng đoé biết làm cái gì khác để kiếm cá kiếm gạo kiếm muối đút vào mồm nữa. Buông tay lưới là khép cái loa mồm. Đời con mận, đeng!

Dịp vừa rồi đc đảng, nhà nc, chính phủ hỗ trợ cho vay ít vốn các kiểu nhằm tạo điều kiện động viên làng chúng tôi đóng tàu giữ nghề, phát triển kinh tế, tầm nhìn độ trăm năm nữa có khi còn làm du lịch làng nghề nữa. Thế là, sau buổi họp tiên chỉ làng, các bô lão trình bày phát biểu lên xuống đủ cả, bỏ phiếu kín hẳn hoi, quy trình quy củ lắm lắm, cuối cùng quyết định sẽ nhận hỗ trợ rồi gom góp thêm chút ít tuỳ tình trạng mỗi gia đình bởi chương trình "đói ổn định, nghèo bền vững” mỗi nhà mỗi khác. Đại loại như góp cổ phần ấy các đồng chí. Cái tàu vỏ sắt hàng trăm tấn trang bị đầy đủ trang thiết bị hiện đại như lưới vét, móc câu đơn, móc câu kép, móc câu chùm, đèn dầu siêu sáng, thính rang,... các kiểu ra đời sau đận ấy

Chuyến đầu tiên ra biển, các cụ tiên chỉ trong làng mở sách thánh, bấm độn xem ngày, chọn giờ, thắp hương khấn vái tổ nghề, thần phật tổ tiên đủ cả. Kỹ càng lắm. Những mong các vị phù hộ độ trì cho đội ngư đinh của làng chuyến này ra biển thuận buồm xuôi gió, đi nhanh về sớm, cá đầy khoang, bình an vô sự. Nhẽ các vị cảm cái tấm lòng ấy của dân làng, độ cho mà tàu khởi hành gió yên bể lặng, đi đúng lộ trình, đến ngư trường gặp ngay mùa cá về. Lũ ngư đinh chúng tôi vội vội vàng vàng tranh thủ ăn uống nghỉ ngơi lấy sức rồi bắt đầu cuộn buồm sửa lưới, người thì ngắm thiên văn, xem thời tiết, người thì kiểm dòng hải lưu, hướng gió, người thì theo dấu luồng cá di chuyển, chọn điểm thả lưới. Mỗi người mỗi việc, quy củ mà lành nghề cũng lắm. Thôi chả kể bọn ngư đinh làng chúng tôi làm những cái gì trên biển nữa. Nó đi vào vấn đề chuyên môn hoá cả hồng lẫn chuyên rồi, đồng chí nào quan tâm nhẽ gút gồ cho nhanh!

Đại loại là, sau hơn nửa tháng lênh đênh, dập dềnh sóng vỗ tàu bọn tôi lai dắt đc một đàn cá Bè Vàng về bến, chừng vài chục đến hơn trăm tấn theo kinh nghiệm trên dưới 4k năm đi biển các cụ tiên chỉ làng tôi gia cát dự đoán thế, quy ra cỡ độ dăm tỷ đô la ông cụ với thời giá hiện tại. Về cơ bản đây là đàn cá lớn, bọn tôi đã nghĩ là trúng con mận nó mẻ đậm rồi. Chứ bình thường mỗi chuyến vài tấn đã là khá khẩm lắm. Lai dắt thành công, lũ ngư đinh bọn tôi phấn khích đến độ lột lại con mận nó hết quần áo ném lên giời rồi ôm nhau khóc ròng như hồi thế chiến kết thúc ấy. Rồi còn xì xụp khấn khấn vái vái đủ kiểu tạ cái ân bổng các ngài ban cho nữa. Chuyến đầu tiên ra biển mà, đỏ vc!

Tin tức lan truyền nhanh như thiểm điện. Như mấy thằng trúng kỳ nam hay sủ vàng hồi nào ấy. Thuyền về đến bến bọn phóng tinh viên đoé gì đã bu đầy hỏi han. Ngư đinh lũ chúng tôi vốn thật thà chân đất mắt toét mồm loe có sao nói vậy. Chả mấy khi lại đc săn săn đón đón thế mà, hớn hở lắm lắm. Tìm dư lào, lai dắt dư lào, bao tấn, quy ra bao nhiêu muối bao nhiêu gạo, dự định dư lào, xây nhà mấy lầu, tậu siêu xe mấy bánh, các cái,... Bọn chúng ghi ghi chép chép, rồi lại còn chụp chụp choẹt choẹt. Nhộn nhịp mà cũng ồn ã thời rất lắm. Hội thương lái khắp nơi đổ về, rào trc đón sau, đấu giá lên xuống, tranh nhau sứt đầu mẻ chán mà các cụ tiên chỉ làng tôi chưa thống nhất chốt giá bán

Chừng đâu vài ngày sau, giá cá thì tụt dần đều như áo quần cô giáo Thảo. Hội thương lái thì quay lại ép giá, bảo là cá đánh bằng "bom" bị trắng bụng nên giá ko đc cao nữa, đại khái thế. Lũ ngư đinh bọn chúng tôi há hốc mồm ngơ ngác lại cũng đoé hiểu chuyện gì. Các cụ tiên chỉ thì chạy đôn chạy đáo khắp nơi. Đàn cá trốn lưới thì cứ vơi dần. Cả làng bao trùm một bầu giời lo lắng. Nghe đâu là bọn nhà báo, lều báo, ngàn sao báo,... về săn tin vụ trúng mẻ cá, rồi giật tít kiểu "Trúng đậm bè cá 150 tấn làng chài bỏ nghề?" ; "Lai dắt đàn cá 150 tấn, chuyện có thể?" ; "Ai là người hưởng lợi nhất vụ đàn cá 150 tấn?" ; lại còn "Các ngư dân làm sao bắt đc cá?", thậm chí "Ngư dân ta dùng bom đánh cá?" ; "Vì sao cá nổi trắng bụng, ý kiến chuyên gia",... Lại có bọn "cư dân mạng” đoé gì nữa ấy, bới đâu ra đc mấy cái ảnh đàn cá nổi trắng bụng khi lai dắt về như thật thế là động rồ lên phán rằng cá bị đánh "bom", nhiễm độc chì các loại, rồi bình rồi lai rồi se khít lỗ chân lông ầm ầm ào ào loạn cào cào lên đòi đâm đòi chém đòi ngũ mã phanh thây đòi voi giầy ngựa xéo đòi lăng trì tùng xẻo. Thấy mấy bà trong chợ kháo nhau như thế. Lũ ngư đinh chúng tôi nghe loáng thoáng mà toát con mận nó mồ hồi đang định cong đít chạy về làng báo tin. Chợt đâu từ xa xa vọng tới tiếng cụ Cá đứng đầu hội đồng bô lão tiên chỉ của làng nấc lên từng hồi như có gì chẹn ngang cuống họng: Bọn "nhà báo" đâu, đứa "dân mạng" đâu? Chúng mài thò mặt ra đây cụ sống mái với chúng mài một phen. Đời con mận nhà chúng mài!

Miệng cụ lặp đi lặp lại, tay run run lăm lăm cây gậy, đôi chân bủn rủn rung lên sau mỗi bước đi, ánh mắt cụ cứ dáo dác tìm trc ngó sau. Tiếng cụ ngắt quãng từng hồi, chìm dần hoà vào cùng tiếng sóng biển rì rào, ầm ào, rồi, mất hút. Ôi, thì ra, cụ Cá đã phát điên. Đời con mận, vẫn đeng!