Truyền thông bẩn ảnh hưởng thế nào đến cuộc sống của chúng ta?
Bạn đã từng bị ảnh hưởng bởi truyền thông bẩn chưa? Chia sẻ câu chuyện của bạn ngay dưới đây!

Okay, bữa nay tui kể về cái vụ truyền thông bẩn. Tui thề, cái này nó len lỏi vô từng ngóc ngách cuộc sống luôn mà nhiều người còn chưa nhận ra. Ngồi xuống, làm ly trà nóng, rồi nghe tui kể nè.
Nghệ sĩ dính phốt từ trên trời rơi xuống. Bạn có thấy cái cảnh một ngày đẹp trời, idol bạn tự nhiên bị ném đá không? Hôm qua còn là "cây ngay không sợ chết đứng", hôm nay bỗng dưng biến thành "kẻ tội đồ của nhân loại". Ủa? Tại sao? Đơn giản, một bài báo giật tít, một cái post "nghe nói là", một cái video cắt ghép khéo léo AI đủ thủ thuật chiêu trò – thế là đời người ta đi tong. Mà đến khi người ta được minh oan thì sao? À, lúc đó mọi người đã chuyển qua hóng drama khác rồi, ai thèm quan tâm nữa.
Doanh nghiệp cũng chẳng yên thân. Bán hàng đàng hoàng, làm ăn chân chính nhưng đùng một cái, nguyên cái mạng xã hội nhốn nháo lên: "Sản phẩm này độc hại", "Công ty này lừa đảo". Ai đăng? Ờ, mấy trang tin lá cải, mấy tài khoản clone, hoặc... chính đối thủ chơi xấu. Người tiêu dùng hoảng loạn, tẩy chay, công ty sập tiệm, nhân viên mất việc. Rồi, xong! Ai cũng ở không. Đến khi lòi ra là tin vịt thì đã muộn, có ai trả lại danh dự cho người ta đâu? Phá gì mà phá quá trời phá!
Ví du: Một hãng sữa lớn bị lan truyền tin đồn sử dụng nguyên liệu bẩn, khiến doanh số giảm mạnh dù sau đó có bằng chứng khẳng định sản phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn.
Chính trị cũng bị thao túng, ai tin ai bây giờ?
Bầu cử mà, ai mạnh truyền thông hơn thì thắng. Tin giả tràn lan, bôi nhọ ứng viên này, tâng bốc ứng viên kia. Xong rồi dân tình bị dắt mũi lúc nào không hay. Hết bầu cử mới ngớ ra, nhưng mà tiếc gì nữa, mọi chuyện đã xong rồi.
Ví dụ: Trong các cuộc bầu cử, truyền thông bẩn có thể tạo ra các chiến dịch tin giả nhằm bôi nhọ ứng viên, gây ảnh hưởng đến quyết định của cử tri.
Coi tin tức xong hoảng loạn , muốn nổ não luôn. Đọc báo bây giờ toàn thấy "Sốc", "Căng đét", "Rùng mình", mà bấm vô thì toàn mấy thứ xàm xí, chưa kịp tiêu hóa đã thấy bài khác giật tít tiếp. Sống mà lúc nào cũng hoang mang, không biết đâu là sự thật, thấy ai cũng đáng ngờ, không tin tưởng ai luôn. Một xã hội mà không còn tin tưởng lẫn nhau thì nó đáng sợ cỡ nào, nghĩ đi!
Sống ảo nhiều quá quên mất mình là ai. Truyền thông cứ vẽ ra một cái thế giới mà ai cũng phải đẹp, giàu, thành công, cuộc sống phải lung linh như phim. Tao hơn mày? Mày thật đáng ghét. Nhìn lại mình, ủa sao tui không được vậy? Xong thấy tự ti, thấy thất bại, thấy cuộc đời chán quá. Nhưng thiệt ra cái bạn thấy chỉ là một phần nhỏ được người ta sắp đặt kỹ lưỡng thôi. Mạng xã hội có thể biến một người bình thường thành ngôi sao, và cũng có thể biến một ngôi sao thành cát bụi.
Cái trò truyền thông bẩn nó không chỉ làm cho tụi mình hoang mang, mà nó còn đục khoét từng chút một vào suy nghĩ, vào cách sống của mình. Nghĩ coi, có bao giờ bạn đọc tin tức xong cảm thấy phẫn nộ, tức tối, rồi tự nhiên thấy thế giới này tệ quá chưa? Nhưng mà khoan, ai là người quyết định cái bạn đang đọc? Ai là người đang nhấn cái nút "đẩy tin này lên top"?
Tin giả không giết bạn liền, nhưng nó gặm nhấm bạn từ từ. Bạn có biết không, một lời nói dối lặp đi lặp lại đủ nhiều lần thì nó sẽ thành "sự thật"? Có những chuyện hồi đó nghe vô lý lắm, nhưng vì ai cũng nói riết rồi tự nhiên thấy nó có lý ghê chưa? Mà khi bạn tin vào một thứ không đúng, bạn sẽ hành động sai, lựa chọn sai, và rồi cái cuộc đời của bạn sẽ bị lái sang hướng khác.
Một câu chuyện nhỏ: Có lần tui thấy nguyên cái mạng xã hội đồn ầm lên là uống nước chanh mỗi sáng chữa được ung thư. Ờ, nghe thì có vẻ hợp lý, tự nhiên, lành mạnh. Nhưng mà có mấy người vì tin cái đó mà bỏ điều trị y tế, để rồi khi phát hiện ra thì đã muộn. Ai chịu trách nhiệm? Cái người viết bài tung tin? Cái người share bài không kiểm chứng? Hay chính nạn nhân?
Coi chừng bị nhốt trong cái hộp của chính mình.
Thuật toán bây giờ nó thông minh lắm nha, nó biết bạn thích gì, nó chỉ cho bạn thấy cái đó thôi. Bạn ghét ai, nó sẽ cho bạn thấy thêm nhiều lý do để ghét họ hơn. Bạn tin một điều gì đó, nó sẽ cho bạn thấy cả rổ thông tin củng cố niềm tin đó, bất kể nó đúng hay sai.
Ví dụ: Việc các nền tảng như Facebook, TikTok tràn ngập nội dung sai lệch khiến người dùng ngày càng khó phân biệt đâu là tin chính thống, đâu là tin giả.
Nhiều người trẻ bị ảnh hưởng bởi những tiêu chuẩn làm đẹp phi thực tế do truyền thông dựng lên, dẫn đến các vấn đề về tâm lý như trầm cảm, rối loạn ăn uống.
Cái nguy hiểm là gì? Là bạn tưởng cả thế giới này cũng nghĩ như bạn. Là bạn tưởng cái bạn thấy là sự thật duy nhất. Rồi khi có ai nói khác đi, bạn sốc, bạn giận, bạn tấn công người ta, vì trong đầu bạn chỉ có một phiên bản duy nhất của "sự thật".
Mở mắt ra, tự hỏi: Mình đang bị dắt đi đâu vậy? Không có ai cầm điều khiển từ xa bấm nút để điều khiển bạn, nhưng bạn đang bị hướng dẫn từng chút một mà không hay. Một cú click, một cú share, một bài viết bạn vô tình lướt qua—tất cả đều là những viên gạch nhỏ xây lên cái cách bạn nhìn thế giới.
Vậy nên, lần tới khi thấy một tin sốc, một bài viết giật gân, hay một câu chuyện làm bạn phẫn nộ—đừng vội tin, đừng vội chia sẻ. Dừng lại chút xíu, tự hỏi:
Ai được lợi khi tin này lan truyền?
Mình có chắc đây là toàn bộ sự thật không?
Nếu mình tin sai thì sao?
Nếu cả xã hội tin sai thì chuyện gì sẽ xảy ra?
Rồi sao? Giờ phải làm gì?
Tui nói thiệt, không có cách nào để chặn hết truyền thông bẩn, nhưng ít nhất thì:
Trước khi share cái gì, dừng lại 3 giây mà suy nghĩ coi nó có đáng tin không. Đừng tin vô mấy cái tin giật gân, tin từ nguồn không rõ ràng. Đọc nhiều nguồn khác nhau, đừng để một phía nào dẫn dắt hoàn toàn suy nghĩ của bạn. Biết phản biện, biết tự đặt câu hỏi, đừng để bị dắt mũi dễ dàng.
Bạn có bao giờ bị truyền thông bẩn chơi chưa? Kể tui nghe đi!

Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất
Hãy là người đầu tiên bình luận bài viết này