Bài thơ này... À mà khoan, tôi tạm gọi nó là thơ nhé^^, tại vì nó được viết theo thể lục bát, một thể thơ dân gian Việt Nam dễ viết dễ đọc dễ hiểu, có vần có điệu, êm tai mát ruột. Vì vậy cá nhân tôi gọi nó là một-bài-thơ! Mọi người cũng có thể coi là như vậy nếu nó đáp ứng đủ các yêu cầu khắc khe nào đó của các bậc thông kim bác cổ về thơ trong số các bạn, không thì coi nó là gì cũng được =))). Bởi vì...Bilbo cùng Gwaihir trên hòn Carrock.
Đây là bài thơ đầu tiên tôi viết, tầm đâu năm năm về trước, hồi cuối năm 2014. Khi tiếng tù và thành Dale vang lên trong thung lũng kết thúc trận chiến Năm Đạo Quân, Thorin ngã xuống trên đỉnh Raven Hill, Bilbo giã từ Erebor với đám Người Lùn bát nháo nhưng trọng nghĩa trung thành, cùng Gandalf lên đường trở về xứ đồng xanh... Đó là lúc tôi biết những tháng năm đẹp đẽ nhất thời thanh xuân đã lặng lẽ rời xa, đẹp đẽ và huy hoàng, kiêu hãnh nhưng đầy tiếc nuối. Cùng với những tháng ngày học trò, chúng ra đi, để lại mình tôi với những hoài niệm...
Tôi viết để nói lời chia tay, viết để nhớ về những kỷ niệm về một Trung Địa đẹp như thơ, như tranh, đẹp như nàng Luthien diệu vũ dưới tán rừng Beleriand! Viết để hôm nay nhìn lại và thấy chúng thật ngớ ngẩn =))
"I am looking for someone to share in an adventure"_ Gandalf
GẶP GỠ
Xưa kia Hobbit nhỏ người Sống trong đụn đất thước mười thấp hơn. Bag End tên gọi là nhà, Shire là nguyên quán, thân là Bilbo, Baggins vốn họ bên cha, Tính tình nhút nhát, la cà đó đây. Sáng ra hút tẩu loay hoay, Thổi vòng khói nhỏ tựa mây chân trời. Chiều thì nước ấm, cá tươi, Tối vào áo gấm, ghế bành, trà ngon. Chăn êm nệm ấm chẳng mòn, Phiêu lưu một mực phần còn ghét thay.
Tính trời thì chẳng ai hay, Hôm kia gió mát, người ngay đến chào. Tóc dài, râu bạc, mũ cao, Pháp sư Gandalf ngêu ngao đứng nhìn. Bilbo bất chợt thình lình, Làm rơi tẩu thuốc chình ình dưới chân, Điệu người tỏ vẻ bâng khuân, "Thầy kia ai hử?", trân trân mắt nhìn. Hồi lâu bặp bẹ miệng mình, Ngỏ lời chào hỏi: "Sáng lành tốt thân!". Thầy thì chẳng phải phân vân, Nói liền một mạch từ chân đến đầu, "Tốt lành kia hãy ở đâu? Chúc ta ý cậu, đâu thuần ý ta. Tốt lành do cậu mà ra, Hay đây chỉ một trò ma sớm chiều". Chàng ta bụng chẳng nghĩ nhiều, Thật tình buộc miệng: "Tấc điều đấy ông". Thầy liền ngẫm nghĩ hư không, Sau hồi suy sét quyết không dứt lời: "Ta đây vạn dậm không rời, Bag End hạ cố tìm người phiêu lưu". Bilbo mắt hỏa tai ù, Miệng thì lắp bắp, lù lù tấm thân. "Thôi thôi ông hỡi ông ơi... Tôi đây Hobbit, con nhà Baggins, Phiêu lưu tôi thật chẳng màn, Hiểm nguy, khốn khó muôn vàng đắng cay. Tìm người cho ải cho ai Xin qua chốn ấy bên này xứ Bree. Hobbit đây chỉ bụng phì Nay đây mai đó thật là kỳ công. Thật tình mong chỉ cho ông Mau mau đi khỏi xuôi dòng Brandywine". Thầy liền nổi trận cuồng phong, "Ta đâu ông lão lưng còng bán khuy, Nay đây trước cửa nhóc tì Con trai cô ấy lại nhìn không ra". Chàng lùn đôi lại tăng ba, "Thầy này ai nhỉ thật là khổ thân!". Sau hồi ruột nát phân vân, "Thầy ơi, thầy hỡi thật lần khó thay..." Thầy đành ấm ức cho hay, "Tên ta cậu biết thật là quên đi, Xám người chỉ một là đây, Ta đây Gandalf, pháp sư bần cùng. Bilbo như khỏi mê cung, "Ra đây ông ấy người cùng pháo hoa, Nào rồng, nào quỷ, nào yêu, Đêm sao Hạ Chí thật nhiều lắm thay". "Ta là gì nữa cậu đây?" Bilbo ngậm tẩu xoay xoay liền hồi, Thầy đành chấp nhận vậy thôi, Đến đây thì quyết Bilbo vào đoàn. Chàng ta bốn cẳng ba chân, Loay hoay hốt hoảng lân lân thân người, Vội vào đóng cửa gài then, Nhưng không quên ngỏ câu chào sớm hôm...
HỌ CÓ THỂ GIỮ THIÊN ĐƯỜNG CHO RIÊNG HỌ, CÒN TÔI KHI CHẾT ĐI LINH HỒN SẼ BAY VỀ VÙNG ĐẤT TRUNG ĐỊA", George R. R. Martin - Tác giả A Song of Ice and Fire
Mới đầu thấy mình liền ngỡ ngàng, ô có người cũng viết thơ về Trung Địa, bèn mở ra xem. Nhưng khi lướt mắt qua thấy Bag End, Baggins, Shire thì hứng thú phần nào bay đi mất. Nếu có để tên gốc hãy dùng tên Tây ngữ: Labin-neg, Labingi, Sûza. Mấy tên Anh hóa kia thì chỉ nên ở trong bản tiếng Anh thôi.
Rồi còn Raven Hill, Luthien? Raven Hill từ bình thường có gì đâu không dịch? Còn không viết Lúthien được thì hãy viết Luuthien chứ - trường độ nguyên âm là một điểm quan trọng trong ngữ hệ Tiên mà, sao tùy tiện bỏ đi được? Nó không khác gì với dấu phụ nguyên âm và thanh điệu trong tiếng Việt hết đó.
Tên riêng có lẽ là vấn đề không có hồi kết đối với fan Việt bạn nhỉ^^
Mình thừa nhận đối với tên riêng Lúthien không bỏ dấu hay không dịch Raven Hill ra tiếng Việt là một sai sót của mình.
Còn chuyện bạn không đồng ý việc mình dùng Bag End, Baggins, Shire trong bài thơ thì thật sự là quá đáng lắm luôn á^^. Mình tin là ngay cả bạn khi viết bình luận hay trao đổi vấn đề gì đó về Trung Địa cũng sẽ dùng những cái tên tiếng Anh này thôi!
Mình dùng những cái tên này vì mình yêu nó!
Mình sẽ không xem xét thay đổi gì đâu.
Mình rất ngưỡng mộ hiểu biết của bạn về thế giới của Tolkien, đặc biệt là là am hiều về ngôn ngữ học.
Từ khi có bản dịch của NN mình dùng tên Việt hóa hoặc tên Tây ngữ trong hầu hết mọi đối thoại về Nhẫn và Tolkien. Còn thì mình chỉ dùng tên Anh hóa nếu trao đổi bằng tiếng Anh. Nếu cần với mục đích tra cứu mình có ghi kèm tên Anh hóa nhưng rất hiếm khi.
Có thể bỏ quá cho trường hợp Baggins, nhưng Bag End và Shire thì cũng có nghĩa bình thường như Raven Hill thôi chứ không phải tên riêng đến nỗi không thể dịch được. Nếu không dịch cái gì chỉ vì thích thì mọi thứ loạn hết cả lên, không phân biệt được cái gì thì dịch được cái gì thì không. Cơ bản là cần tôn trọng các nguyên tắc chuyển đổi ngôn ngữ. Nếu không thì Tolkien đã chẳng để Sûza cho rồi, sao phải dịch thành "Shire"?
Tolkien mong muốn mang góc nhìn Hobbit đến gần góc nhìn Anh nên đã dịch như vậy. Nhưng vì sao người Việt lại không được phép đến gần mà phải bị xa cách với góc nhìn Hobbit qua những cái tên đọc lên không thấy nghĩa? Khi bạn đọc chữ "Shire" lên trong đầu bạn luôn hiểu nó nghĩa là quận huyện không?
Ngày xưa mình cũng thích kiểu như vậy lắm, thích để tên tiếng Anh đọc lên nghe cho hay, không thích dịch ra tiếng Việt vì nghe kì. Nhưng nhờ Nhẫn ra mắt ở VN dấy lên làn sóng tranh cãi về tên dịch mình mới có dịp biết và tìm hiểu kĩ hơn các văn bản của Tolkien cũng như xem xét ý định ngôn ngữ của ông. Ngoài ra còn tìm hiểu sâu hơn về ngôn ngữ học nữa. Từ sau vụ đó mình nhìn nhận vấn đề ngôn ngữ, tên tuổi này nghiêm túc hơn theo hướng ngôn ngữ học và dịch thuật chứ không phải theo ý thích cá nhân. Làm vậy mình cũng thấy mình đã tôn trọng nguyên tắc và ý định của Tolkien hơn.
Có một thời Tolkien đã đấu tranh với những dịch giả nước ngoài để tên trong sách không bị dịch ra. Nhưng sau đó ông lại viết hẳn một hướng dẫn cho phép dịch tên và giải thích rõ các thành tố từ nguyên. Điều đó là sao? Đó chính là sự thay đổi trong cách nhìn nhận vấn đề ngôn ngữ của ông. Nó khiến Nhẫn và Trung Địa trở nên sâu sắc hơn vì vấn đề ngôn ngữ được nhìn nhận nghiêm túc hơn, có quy tắc hơn trước. Từ bỏ cái thích cá nhân ông đã đặt quy tắc ngôn ngữ lên trên hết bởi chính tình yêu ngôn ngữ là đã giúp Nhẫn và Trung Địa thành hình chứ không phải cái gì khác. Không xem Nhẫn như một tác phẩm sáng tác nữa mà xem là tác phẩm dịch, ông đã nâng tầm Nhẫn với Trung Địa lên nhiều hơn. Nó trở thành một truyền thuyết có thể tin được vì có yếu tố lịch sử giả định sâu sắc hơn. Nếu bạn tìm hiểu thêm chút sẽ thấy Tolkien có nhiều phiên bản thảo khác nhau nhằm giải thích vì sao ông có trong tay cuốn Sách Đỏ Biên Tây gốc để rồi sau đó mới có bản dịch Nhẫn bằng tiếng Anh. Tiếng Anh đã không còn là ngôn ngữ gốc của truyện nữa, mà chỉ là ngôn ngữ dịch, một phương tiện giúp Tolkien mang Nhẫn và Trung Địa đến với đất nước ông mà thôi.
Có thể bản dịch NN không đưa ra các phương án dịch hay lắm. Nhưng việc ông xem bản tiếng Anh chỉ là bản dịch như vậy khuyến khích chúng ta đưa ra các phương án dịch cho bản Việt. Mình không bảo mọi người phải dùng phương án của NN. Mình chỉ muốn thấy bản dịch Việt dù phương án của ai đi nữa. Vì đó chính là thể hiện sự tôn trọng đối với ý định của Tolkien.
Phải thú nhận một điều mình không có am hiểu nhiều về hệ thống ngôn ngữ của Tokien trong thế giới tuyệt diệu mà ông đã tạo ra.
Tolkien rất ghét việc dịch tên riêng bữa bãi của các bản dịch nước ngoài, mình biết. Để ngăn chặn việc đó ông đã tạo một quy chuẩn riêng về việc dịch tên riêng theo "điểm nhìn Hobbit", đó là những gì gần gũi, gắn liền với Quận có thể dịch được sẽ được chuyển sang ngôn ngữ dịch, những tên riêng khác thoát ra khỏi phạm vi của Quận sẽ giữ nguyên theo đúng tinh thần của nó, mình biết. Tấc cả những điều này mình đã được đọc trong quyển danh pháp của Nhã Nam rồi.
Có nhiều lý do mình vẫn sẽ để nguyên tên tiếng Anh như vậy, bạn hãy nghe và thông cảm.
Thứ nhất phải nói rằng là đây là một bài thơ được viết (hay sáng tác) dựa trên tình yêu của mình đối với thế giới Tolkien, không phải là một công trình dịch thuật, cái này vượt xa khả năng và tầm hiểu biết của mình.
Thứ hai, mình rất biết ơn Nhã Nam đã mang mình tới với Tolkien (trước đó mình đã biết tới Nhẫn qua bộ ba của Peter Jackson, nhưng bộ ba của Nhãn Nam mới thực sự nâng tầm hiểu biết và tình yêu Trung Địa của mình lên gấp nhiều lần) bằng việc mang đến một bản dịch đầy tâm huyết theo đúng nguyện vọng của Tolkien, đó là dịch theo "điểm nhìn Hobbit". Nhưng tệ hơn điều bạn đã nói ("Nhưng vì sao người Việt lại không được phép đến gần mà phải bị xa cách với góc nhìn Hobbit qua những cái tên đọc lên không thấy nghĩa?") những tên riêng đã được Việt hóa trong bản dịch của Nhã Nam khiến cho người Việt như mình đọc lên cũng không thấy nghĩa... Bạn hiểu thế nào về những cái tên như Bia Rum Đun hay Dinh Bia Rum? Mình không đã kích hay phũ nhận tâm huyết của Nhã Nam mà còn biết ơn họ nhưng trên quan điểm cá nhân mình sẽ không dùng những cái tên đó ở những nơi khác ngoài bộ ba bản dịch đó.
Thứ ba, như đã nói ở trên, mình rất tôn trọng Tolkien cũng như nguyện vọng của ông, và bản thân mình cũng rất hiểu rõ khả năng của mình tới đâu. Mình sẽ không phá nát công trình của ông bằng việc tự ý dịch ra tiếng Việt những tên riêng mà mình không đủ khả năng để dịch một cách...đẹp đẽ như nó vốn đã như vậy!
Rất cám ơn bạn vì những đóng góp cực kỳ mang tính xây dựng này!
P/S: Ơ sao bạn không nhận xét bài thơ này trên góc độ nó là một bài thơ nhỉ, cho vài cmt để mình lấy tinh thần viết tiếp nào^^
Ngày xưa mình cũng thích kiểu như vậy lắm, thích để tên tiếng Anh đọc lên nghe cho hay, không thích dịch ra tiếng Việt vì nghe kì. Nhưng nhờ Nhẫn ra mắt ở VN dấy lên làn sóng tranh cãi về tên dịch mình mới có dịp biết và tìm hiểu kĩ hơn các văn bản của Tolkien cũng như xem xét ý định ngôn ngữ của ông. Ngoài ra còn tìm hiểu sâu hơn về ngôn ngữ học nữa. Từ sau vụ đó mình nhìn nhận vấn đề ngôn ngữ, tên tuổi này nghiêm túc hơn theo hướng ngôn ngữ học và dịch thuật chứ không phải theo ý thích cá nhân. Làm vậy mình cũng thấy mình đã tôn trọng nguyên tắc và ý định của Tolkien hơn.
Có một thời Tolkien đã đấu tranh với những dịch giả nước ngoài để tên trong sách không bị dịch ra. Nhưng sau đó ông lại viết hẳn một hướng dẫn cho phép dịch tên và giải thích rõ các thành tố từ nguyên. Điều đó là sao? Đó chính là sự thay đổi trong cách nhìn nhận vấn đề ngôn ngữ của ông. Nó khiến Nhẫn và Trung Địa trở nên sâu sắc hơn vì vấn đề ngôn ngữ được nhìn nhận nghiêm túc hơn, có quy tắc hơn trước. Từ bỏ cái thích cá nhân ông đã đặt quy tắc ngôn ngữ lên trên hết bởi chính tình yêu ngôn ngữ là đã giúp Nhẫn và Trung Địa thành hình chứ không phải cái gì khác. Không xem Nhẫn như một tác phẩm sáng tác nữa mà xem là tác phẩm dịch, ông đã nâng tầm Nhẫn với Trung Địa lên nhiều hơn. Nó trở thành một truyền thuyết có thể tin được vì có yếu tố lịch sử giả định sâu sắc hơn. Nếu bạn tìm hiểu thêm chút sẽ thấy Tolkien có nhiều phiên bản thảo khác nhau nhằm giải thích vì sao ông có trong tay cuốn Sách Đỏ Biên Tây gốc để rồi sau đó mới có bản dịch Nhẫn bằng tiếng Anh. Tiếng Anh đã không còn là ngôn ngữ gốc của truyện nữa, mà chỉ là ngôn ngữ dịch, một phương tiện giúp Tolkien mang Nhẫn và Trung Địa đến với đất nước ông mà thôi.
Có thể bản dịch NN không đưa ra các phương án dịch hay lắm. Nhưng việc ông xem bản tiếng Anh chỉ là bản dịch như vậy khuyến khích chúng ta đưa ra các phương án dịch cho bản Việt. Mình không bảo mọi người phải dùng phương án của NN. Mình chỉ muốn thấy bản dịch Việt dù phương án của ai đi nữa. Vì đó chính là thể hiện sự tôn trọng đối với ý định của Tolkien.
Thứ hai, mình rất biết ơn Nhã Nam đã mang mình tới với Tolkien (trước đó mình đã biết tới Nhẫn qua bộ ba của Peter Jackson, nhưng bộ ba của Nhãn Nam mới thực sự nâng tầm hiểu biết và tình yêu Trung Địa của mình lên gấp nhiều lần) bằng việc mang đến một bản dịch đầy tâm huyết theo đúng nguyện vọng của Tolkien, đó là dịch theo "điểm nhìn Hobbit". Nhưng tệ hơn điều bạn đã nói ("Nhưng vì sao người Việt lại không được phép đến gần mà phải bị xa cách với góc nhìn Hobbit qua những cái tên đọc lên không thấy nghĩa?") những tên riêng đã được Việt hóa trong bản dịch của Nhã Nam khiến cho người Việt như mình đọc lên cũng không thấy nghĩa... Bạn hiểu thế nào về những cái tên như Bia Rum Đun hay Dinh Bia Rum? Mình không đã kích hay phũ nhận tâm huyết của Nhã Nam mà còn biết ơn họ nhưng trên quan điểm cá nhân mình sẽ không dùng những cái tên đó ở những nơi khác ngoài bộ ba bản dịch đó.
Rất cám ơn bạn vì những đóng góp cực kỳ mang tính xây dựng này!
P/S: Ơ sao bạn không nhận xét bài thơ này trên góc độ nó là một bài thơ nhỉ, cho vài cmt để mình lấy tinh thần viết tiếp nào^^