Truyện cổ tích có tác dụng rất là thực tế là ru em bé ngủ. Lúc rãnh rỗi bạn bè ngồi chung với nhau cũng hay kể những câu chuyện này để thư giãn. Tuy nhiên đặt biệt hơn, khi bạn gặp một tình huống thực tế giống câu chuyện tự dưng bạn sẽ dùng câu chuyện đó để diễn giải tình huống với người khác. Ví dụ đơn cử là câu nói hay được dùng ở Việt Nam là trên đời này Thạch Sanh thì ít mà Lý Thông thì nhiều". Hay như khi thấy một đứa bé lớn nhanh thì bà con hay nó là nó lớn nhanh như Thánh Gióng. Ngắn gọn súc tích vậy thôi nhưng lại diễn tả nhiều điều vì Thạch Sanh là người tốt, Lý Thông là kẻ xấu còn Thánh Gióng thì lớn nhanh để bảo vệ đất nước. Từ đó các truyện cổ tích trở thành khuôn mẫu của cuộc sống.
Nhờ những câu chuyện như vậy mà người ta giao tiếp rất hiệu quả góp phần tăng mức độ thấu hiểu cuộc sống. Triết học thì hên xui nước này có nước kia không chứ truyện cổ tích thì nước nào cũng có. Điều đó cho thấy đây không phải chỉ thuần tuý là trí tượng tượng mà là một kiểu đúc kết các kinh nghiệm cuộc sống thông qua những câu chuyện. Những câu chuyện này nếu đọc theo lối tư duy thông thường sẽ thấy rất ảo vì đâu đó toàn là những con thú biết nói và biết suy nghĩ như con người và hành xử như con người. Nhưng nếu bạn đọc qua lăng kính của những giấc mơ thì sẽ thấy được tầng nghĩa sâu xa của những truyện cổ tích này.

Tại sao lại là lăng kính của những giấc mơ?

Bạn có những giấc mơ kì lạ không? Những giấc mơ đó có phải xuất hiện khi bạn đang rối bời hay không? Trong mơ bạn thấy những câu chuyện hết sức kì lạ nhưng nó vẫn có những logic gì đó đúng không? và cái còn đáng sợ hơn nữa là một số giấc mơ biến thành hiện thực y chang nhưng giấc mơ luôn.
Tất nhiên những giấc mơ thì cũng có giấc mơ này giấc mơ kia, có những giấc mơ tào lao và những giấc mơ mà bạn không thể nào quên được. Thế là sáng hôm sau bạn kể cho bạn bè người thân nghe. Đôi khi họ nghe xong cũng nói tao từng có giấc mơ giống vậy. Xong giấc mơ đó sẽ lại được kể cho nhiều người khác kiểu tam sao thất bản. Nếu tam sao thất bản vậy có khi nào cuối cùng ở phiên bản thứ một nghìn hay một vạn nó thành một câu chuyện hoàn toàn khác không? Theo mình quan sát thì đúng là có nhiều dị bản nhưng cấu trúc nó cũng tương tự nhau thôi chứ không hoàn toàn sai khác. Mình đoán ở đây có một cơ chế tự nhiên để tự biến câu chuyện trở về nguyên bản là nhưng câu chuyện đó vẫn tái diễn trong cuộc sống. Bạn sẽ lại gặp Thạch Sanh, Lý Thông và Thánh Gióng đâu đó.
Như truyện Thỏ và Rùa chạy thi. Thỏ và Rùa bình thường đâu có nói chuyện với nhau đâu nói gì đến chạy đua. Nhưng khi nói đến Thỏ là ta biết nó chạy nhanh, còn Rùa thì chạy chậm, nếu đua thì Thỏ thắng chắc. Trừ khi mọi việc diễn ra như trong câu chuyện Thỏ và Rùa. Thế nên nếu ta yếu thế thì phải có tinh thần như Rùa. Còn nếu đang có lợi thế thì không được có suy nghĩ như con Thỏ.
Đọc chuyện cổ tích bạn chỉ cần thêm một câu hỏi thôi là mọi chuyện sáng tỏ. Đó là "Thỏ" tượng trưng cho điều gì?

Có những truyện cổ tích rất sâu sắc

Mình cũng hay đọc truyện cổ tích và suy nghĩ về những mẫu chuyện này. Trong đó, truyện "Anh học trò nghèo và Ngọc Hoàng" là câu chuyện mình thích nhất. Truyện cổ Grim cũng có câu chuyện có motif tương tự là "Ba sợi tóc vàng của con quỷ". Trong lúc search google thì có chiếc link này rất hay vì người ta đã cứu hẳn những truyện có motif giống truyện này ở nhiều nước. Chứng tỏ đây là một câu chuyện rất là kinh điển. Các bạn có thể đọc để tham khảo thêm.
Giờ mình phân tích một số chi tiết trong truyện. Truyện đầy đủ thì có thể xem ở link trên mình tóm tắt vài ý chính thôi:
1. Anh chàng nhà nghèo đã 3 đời mà vẫn không khá lên nên muốn đi hỏi Thượng đế tại sao.
2. Đi đường đói quá ở nhờ nhà dân thì ông chủ nhà mới xin hỏi ké: Tại sao con gái tôi không nói được?
3. Đi ở nhờ tiếp thì cũng bị nhờ hỏi ké câu thứ 2 của ông chủ nhà khác: Tại sao cây cam tốt sum xuê là lại không có trái.
4. Đi đến sông thì gặp con ba ba. Nó nói để nó chở qua sông thì hỏi giùm nó: Tại sao nó ở sông 1000 năm rồi mà chưa hoá thành người.
5. Gặp được Ngọc Hoàng thì ngài trả lời:
6. Con rùa có hòn ngọc trong cổ nên không biến thành người được.
7. Cây cam không có quả vì dưới nó có hòm vàng.
8. Người con gái chưa có nói được là vì chưa gặp Trạng Nguyên.
9. Xong Ngọc Hoàng bay lên trời, anh nhà nghèo chưa kịp hỏi chuyện của mình.
10. Anh quay lại con rùa giúp nó thành người. Nó tặng anh hòn ngọc.
11. Anh quay lại nói với chủ vườn cam. Ông chia nửa số vàng cho anh.
12. Anh đi thi đậu trạng nguyên và quay lại nhà ông lão có đứa con gái câm. Người con gái gặp anh liền nói được. Thế là họ thành vợ chồng.
Câu chuyện chỉ đơn giản vậy thôi. Khi mình giúp người khác trước cả bản thân mình thì họ sẽ cũng giúp mình và đạt được ước muốn. Điều này chắc ai cũng dễ dàng nhận ra. Nhưng mình còn thấy thú vị ở 3 câu chuyện nhỏ trong câu chuyện này.
Con rùa chỉ có thể biến thành người khi nó nhả "hòn ngọc". Hòn ngọc là biểu tượng cho những thứ có ý nghĩa, quan trọng đó với người đó hay con rùa đó. Nếu nó không buông bỏ ra được thì nó không thể thành người. Buông bỏ những thứ quí giá chính là một hành động quan trọng để có thể trao đổi với nhau. Con rùa trao hòn ngọc, anh nhà nghèo trao cho nó cơ hội làm người. Thế là con rùa thành người. Con rùa ở đây là một con có thể sang sông nhưng vẫn là động vật. Ý nói là nguồn gốc động vật của chúng ta. Nếu muốn lên một đẳng cấp mới. Đẳng cấp của loài người thì việc cho đi, trao đổi là điều không thể thiếu.
Cây cam xanh tốt mà không ra quả vì dưới nó có hòm vàng. Những cá thể không thể hiện được năng lực có quả, có thể nó có tiềm năng còn lớn hơn nữa --> Hòm vàng. Nên đừng nhìn bề ngoài mà đánh giá. Đôi khi phải đào để kiếm ra tiềm năng ẩn chứa.
Người con gái chỉ nói được khi thấy trạng nguyên. Người con gái chỉ có tiếng nói khi chồng là người thành đạt. Nếu anh nhà nghèo này mà tới nhà cô gái trước khi đi thi. Chắc cô cũng chả nói tiếng nào đâu. Đàn ông đến 30 phải có danh phận. Không thì người phụ nữ của anh ta cũng sẽ bị "câm".
Tranh Đông Hồ: Vinh Qui Bái Tổ
Tranh Đông Hồ: Vinh Qui Bái Tổ
Chúc các bạn đọc truyện cổ tích thật vui.